Cơm bình dân, cơm xã hội...
Theo ông Nguyễn Hữu Tranh (84 tuổi), người có nhiều năm nghiên cứu về Đà Lạt, thác Prenn là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, độc đáo đã đi vào tâm thức người Đà Lạt và du khách. "Vừa rồi có dịp đi ngang qua tôi thấy KDL thác Prenn thay đổi nhiều quá, nhìn rất lạ. Tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì thấy sự phát triển, lo vì dòng thác Preen xưa chỉ còn là thứ yếu của KDL này. Theo tôi, dù có mở rộng, tạo thêm sản phẩm du lịch chăng nữa cũng không thể làm sai lệch tên gọi của danh lam thắng cảnh nổi tiếng này".Công ty nhiệt điện Phú Mỹ diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Ngày 24.2.2025, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến kiểm tra tại Trường THCS Phan Chu Trinh, Trường THPT Phạm Hồng Thái và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện Thông tư 29, quy định về dạy thêm, học thêm.Tại buổi làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội báo cáo, ngay sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, các trường học trên địa bàn thành phố đã tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh.Các nhà trường cũng đã có giải pháp bồi dưỡng các nhóm học sinh, đặc biệt là ôn tập cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện không thu kinh phí từ phụ huynh học sinh. Hiện Hà Nội đã có lộ trình để hỗ trợ kinh phí cho các trường học.Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục TP.Hà Nội trong triển khai Thông tư 29.Thứ trưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm “5 không” đó là: không “đánh trống bỏ dùi”, không thỏa hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm.
Cẩm nang tuyển sinh 2023 có gì khiến học sinh tìm đọc?
Về phía lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí và các nhà tài trợ có ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập (TBT) Báo Người lao động; ông Nguyễn Văn Báu, Giám đốc Đài PT-TH Thanh Hóa, Chủ tịch HNB Thanh Hóa; ông Vũ Ngọc Tú, TBT Báo Đắk Nông, Chủ tịch HNB Đắk Nông; ông Ngô Vương Tuấn, Phó TBT Báo Tuổi trẻ Thủ đô; ông Lê Nam Tư, Trưởng cơ quan đại diện phía nam - Báo Nhân dân; ông Lê Anh Chiến, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Hàng Hải Đông Long.
Vì vậy, việc ra đời sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh, dược liệu và hàng nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh.
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu nhà Beckham gây chú ý
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.