Lenovo và Google hợp tác tài trợ dự án số hóa lớp học tại Cần Thơ
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.Top 10 kem trị sẹo rỗ, sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi
Có thể thấy, Bulog đã tranh thủ Việt Nam đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân - vụ thu hoạch lớn nhất trong năm nên đã nhập một lượng lớn gạo với giá rất cạnh tranh
Coi chừng 'sập bẫy' khi dùng những ứng dụng chỉnh sửa ảnh
Chiều 17.2, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình phương án đầu tư bổ sung 38.251 tỉ đồng vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Trong đó, khoảng 1.562 tỉ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và 36.689 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước đã giao Bộ GTVT đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho VEC từ ngân sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, không làm phát sinh chi ngân sách và nợ công, do đó, không tác động trực tiếp với ngân sách nhà nước. Về phía doanh nghiệp, giai đoạn tới VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý. Trong đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 14.890 tỉ đồng; tới 2030 cần 30.500 tỉ. Do đó, sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện dự án đầu tư.Thẩm tra nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần tăng vốn vốn điều lệ cho VEC. Tuy vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tính toán, xác định chính xác và chịu trách nhiệm về số liệu khi thực hiện chủ trương này. Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra, Quốc hội bố trí để các đại biểu thảo luận tại hội trường về nội dung này song không có đại biểu nào đăng ký thảo luận. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết về việc bổ sung vốn điều lệ cho VEC vào sáng 19.2, ngày cuối cùng của kỳ họp bất thường thứ 9.
Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm nay 6.3 nói rằng nhóm của ông đang làm việc với "các đối tác" của Mỹ để duy trì sự ủng hộ cho Ukraine, nhưng nói thêm rằng ông phản đối một cuộc bầu cử thời chiến, theo Reuters.Trong một tuyên bố bằng văn bản được công bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram, ông Poroshenko viết rằng các cuộc bầu cử chỉ nên diễn ra sau khi hòa bình được thiết lập. Ông viết thêm rằng một cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra chậm nhất là 180 ngày sau khi xung đột kết thúc.Bà Yuliia Tymoshenko, một nhà lãnh đạo đối lập khác, cho hay nhóm của bà "đang đàm phán với tất cả các đồng minh của chúng tôi, những người có thể giúp đảm bảo một nền hòa bình công bằng càng sớm càng tốt" và cũng cho rằng các cuộc bầu cử không nên diễn ra trước khi Ukraine có được hòa bình.Trước đó, tờ Politico hôm 5.3 đưa tin 4 thành viên cấp cao trong đoàn tùy tùng của Tổng thống Trump đã thảo luận với một số đối thủ chính trị hàng đầu của Tổng thống Zelensky. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức với bà Tymoshenko và các thành viên cấp cao trong đảng của ông Poroshenko, theo Politico dẫn lời của 3 nhà lập pháp Ukraine và một chuyên gia chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa Mỹ. Theo Politico, các cuộc thảo luận tập trung vào việc liệu Ukraine có thể tổ chức bầu cử tổng thống nhanh chóng hay không.Nga cho rằng ông Zelensky là tổng thống không hợp pháp vì nhiệm kỳ 5 năm của ông hết hạn vào năm 2024. Nhưng theo luật pháp Ukraine, các cuộc bầu cử không thể được tổ chức trong thời gian thiết quân luật. Thay vào đó, ông Zelensky đã đề nghị từ bỏ chức vụ của mình để đổi lấy hòa bình và tư cách thành viên NATO cho Ukraine.Sự cạnh tranh chính trị giữa hai ông Zelensky và Poroshenko đã diễn ra trong nhiều năm. Vào tháng trước, ông Zelensky đã phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với ông Poroshenko vì những gì cơ quan tình báo trong nước của Ukraine mô tả là "lý do an ninh quốc gia", mà không đưa ra chi tiết. Ông Poroshenko thì nói rằng động thái này có động cơ chính trị, theo Reuters.
Vì sao đủ điểm chuẩn nhưng không trúng tuyển?
Trong ngày nhận vai trò đặc biệt mới này, Công Phượng chia sẻ: "Khi nhận được lời mời hợp tác với vai trò đại sứ phát sóng giải J-League 1, Phượng thấy rất vinh dự. Đây là cơ hội để Phượng được đóng góp vào việc lan tỏa đưa hình J-League đến gần hơn với người hâm mộ Việt Nam. Đây không chỉ là một giải đấu hàng đầu châu Á mà còn là nơi đã cho Phượng những bài học quý giá trong sự nghiệp".Cầu thủ đang khoác áo CLB Bình Phước nói thêm: "Những tháng ngày thi đấu tại Nhật Bản là khoảng thời gian đầy thử thách nhưng cũng vô cùng đáng nhớ. Phượng đã được trải nghiệm một môi trường bóng đá chuyên nghiệp bậc nhất nơi mà kỷ luật, tốc độ và sự chính xác được đặt lên hàng đầu. Mỗi buổi tập, mỗi trận đấu đều là một cơ hội để học hỏi, để phát triển bản thân. Dù có những khó khăn nhưng chính từ đó Phượng đã trưởng thành hơn, hiểu được giá trị của sự kiên trì và nỗ lực không ngừng". Việc lựa chọn Công Phượng là đại sứ phát sóng của J-League 1 tại Việt Nam là phù hợp. Tiền đạo quê Nghệ An từng thi đấu tại CLB Mito Hollyhock vào năm 2016, và gắn bó với CLB Yokohama từ tháng 12.2022 đến tháng 9.2024. Thời điểm này, sức hút của Công Phượng với công chúng vẫn còn nguyên. Cựu cầu thủ HAGL nói riêng và dàn tuyển thủ Việt Nam như Văn Lâm, Hoàng Đức... nói chung đang giúp giải hạng nhất hấp dẫn hơn. Công Phượng sẽ tham gia vào các hoạt động quảng bá giải đấu J-League với người hâm mộ tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoàng Duy, đại diện Công ty Hữu Tín, đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng J-League 1 tại Việt Nam, khẳng định: "Chúng tôi rất vui mừng khi Công Phượng đồng ý trở thành đại sứ phát sóng cho giải đấu này. Công Phượng sẽ là một lý do nữa để J-League đến gần hơn với khán Việt Nam. Chúng tôi cũng kỳ vọng Công Phượng sẽ là cầu nối giữa hai nền bóng đá Việt Nam và Nhật Bản".