$606
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lịch bóng đá việt nam. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lịch bóng đá việt nam.Bàn chân có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe. Trên thực tế, một số bệnh nghiêm trọng sẽ dẫn đến những thay bất thường trên bàn chân. Đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh.Tim mạch và tiểu đường được xem là những "kẻ giết người thầm lặng". Nguyên nhân là vì chúng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo những bệnh sau:Bệnh tim. Bàn chân là vị trí xa tim nhất. Các mạch máu ở ngón chân lại dễ bị tắc nghẽn do tích tụ cholesterol. Đây là lý do vì sao khi hệ thống tim mạch có vấn đề, người bệnh sẽ bị lạnh bàn chân, đôi khi kèm theo triệu chứng đau hoặc sưng phù.Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tim, tiểu đường trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bàn chân như: 4 bất thường bàn chân cảnh báo đang có bệnh âm thầm tiến triển; Tác hại không ngờ của thói quen không rửa chân...Testosterone là hoóc môn rất quan trọng với nam giới vì ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, do tác động của tuổi tác, lối sống hoặc bệnh lý mà nồng độ testosterone sẽ suy giảm.Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sự suy giảm testosterone này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo giảm testosterone ở nam giới.Tăng mỡ bụng. Testosterone thấp có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ thừa quanh bụng. Tình trạng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể quá nhiều sẽ ức chế khả năng tiết testosterone, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết. Không những vậy, các tế bào mỡ có thể chuyển đổi testosterone thành estrogen, khiến mức testosterone càng giảm nhiều hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thay đổi sức khỏe ở nam giới do bị giảm testosterone trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về nam giới như: Phát hiện sức mạnh kỳ diệu của nho đỏ đối với 'chuyện ấy' của nam giới; Dấu hiệu đi tiêu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt...Những người mà tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sẽ dễ mắc bệnh này hơn. Do đó, họ cần bảo vệ sức khỏe tim bằng cách duy trì huyết áp, cân nặng, cholesterol khỏe mạnh và tránh một số thói quen có hại.Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thói quen xấu người có tiền sử gia đình bị đau tim cần tránh trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về thói quen như: Bác sĩ chỉ thói quen hằng ngày âm thầm hủy hoại cơ thể bạn sau tuổi 50; Thói quen không ngờ đang gây hại cho tim của bạn...Ngoài ra, trong ngày thứ hai 3.3 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Chuyên gia cảnh báo triệu chứng ở cổ có thể là ung thư thận; Phát hiện mới về thời điểm tốt nhất để ngủ trưa...Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, làm việc hiệu quả. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lịch bóng đá việt nam. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lịch bóng đá việt nam.Chiều 6.3, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển VN tập trung đợt đầu tiên năm 2025, chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Campuchia và mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với Lào. Trong số 26 cái tên được triệu tập, người ta thấy sự xuất hiện của Võ Hoàng Minh Khoa. Cầu thủ sinh năm 2001 đã tiến bộ nhiều trong hơn 1 năm qua, đặc biệt tỏa sáng ở V-League 2024 - 2025 với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đáng chú ý, tiền vệ số 10 của CLB Bình Dương có khả năng tranh chấp mạnh mẽ, cùng với lối chơi thông minh, nhạy bén. Đợt lên tuyển lần này, anh khát khao cống hiến, thể hiện bản thân, nên hứa hẹn sẽ là nhân tố mới đầy lợi hại.Nếu Minh Khoa là trái ngọt vừa độ chín thì Phạm Lý Đức chính là minh chứng cho câu "đúng đội, đúng thời điểm" trong lần đầu được triệu tập lên đội tuyển VN. Sau 14 trận trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu ở giải hạng nhất 2023 - 2024, anh đã cập bến HAGL đầu mùa này và lập tức trở thành trụ cột với 100% trận ra sân ở V-League và Cúp quốc gia. Cầu thủ trẻ này có mặt ở đội tuyển cũng giúp anh tích lũy kinh nghiệm trận mạc để chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm. Đồng đội của anh, Trần Bảo Toàn từng tập huấn tại Hàn Quốc trước khi chia tay đội tuyển sát thềm AFF Cup 2024 cũng được trao cơ hội lần này, bên cạnh Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng. Ngoài ra, thủ thành Nguyễn Văn Việt cũng có lần trở lại đội tuyển VN dưới thời ông Kim.Dự kiến, đội tuyển VN sẽ tập trung ngày 11.3 tại Bình Dương, có trận giao hữu với đội tuyển Campuchia (ngày 19.3) trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cuộc tiếp đón Lào (ngày 25.3). Trận đấu với Campuchia sẽ đáng chú ý vì là màn trình làng đầu tiên của đội tuyển VN sau chức vô địch Đông Nam Á. Dàn cầu thủ nhập tịch từ châu Phi, Nam Mỹ và Nhật Bản của Campuchia hứa hẹn sẽ tạo ra những thách thức thú vị cho thầy trò ông Kim Sang-sik.Ông Kim sẽ xem đợt tập trung này là dịp để đánh giá lại các học trò, đặc biệt là về tinh thần và sự khát khao cống hiến. Thực tế trong suốt thời gian qua, thầy Kim và trợ lý của mình đã liên tục đi khắp sân cỏ các nơi để tìm nhân tố mới và đánh giá phong độ hiện tại của những trụ cột. Ông Kim không xem chức vô địch AFF Cup 2024 là đỉnh cao mà chỉ là bước khởi đầu cho chu kỳ mới. HLV người Hàn Quốc khá hài lòng khi các cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2024 như Quang Hải, thủ môn Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Duy Mạnh, Quang Hải, Tiến Linh, Tuấn Hải, Hoàng Đức… vẫn còn nguyên khát khao cống hiến cho đội tuyển quốc gia.Ngọn lửa ở AFF Cup 2024 sẽ lại bừng cháy để mở màn cho chương mới đầy khát vọng của HLV Kim Sang-sik và đội tuyển VN. Thủ môn: Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.Hậu vệ: Bùi Hoàng Việt Anh, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Tiến Dũng, Trương Tiến Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Vĩ.Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Khuất Văn Khang, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hoàng Đức, Châu Ngọc Quang, Trần Bảo Toàn, Doãn Ngọc Tân, Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng.Tiền đạo: Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Vĩ Hào, Đinh Thanh Bình.Tiền đạo Đình Bắc, tiền vệ Việt kiều Lê Viktor là những cái tên đáng chú ý trong danh sách 27 cầu thủ được gọi vào đội U.22 VN tập trung ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN từ ngày 10.3. Trợ lý Đinh Hồng Vinh được ông Kim trao vai trò HLV tạm quyền để dẫn dắt đội U.22 VN chuẩn bị tham dự giải tứ hùng quốc tế từ ngày 20 - 25.3 tại Giang Tô với các đối thủ Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc. ️
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, ca khúc Năm qua đã làm gì do Noo Phước Thịnh trình bày lại được người người nhà nhà nhắc nhớ. Anh cũng được nhiều người gọi là “ông hoàng nhạc xuân” và đối với Noo Phước Thịnh, đây là một điều may mắn, nó thể hiện tình yêu thương của khán giả dành cho anh. Noo Phước Thịnh là thế hệ ca sĩ cùng thời với Đông Nhi, Ông Cao Thắng, Ngô Kiến Huy, Hoàng Thùy Linh, Minh Hằng… Sau 15 năm ca hát, Noo Phước Thịnh vẫn giữ được độ hot của mình. Thậm chí, trong thời gian gần đây, anh còn khiến khán giả thích thú vì thoải mái thể hiện cá tính và nhiệt tình giao lưu trong mỗi lần đi diễn. Bên cạnh đó, hội bạn thân “gia đình văn hóa” của Noo Phước Thịnh cũng nhận được sự yêu mến của mọi người. ️
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên. ️