Học sinh chạy xe máy bị CSGT TP.HCM giữ xe, sẽ được chở tới trường để không trễ học
Trong năm 2024, hoạt động tín dụng của ACB đạt 581 nghìn tỉ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm, vượt xa mức tăng trưởng trung bình ngành từ năm 2016. ACB duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, đảm bảo chất lượng danh mục cho vay nhờ tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro thấp.Với hơn 90% danh mục cho vay thuộc về khách hàng bán lẻ, ACB thực hiện chiến lược phân tán rủi ro hiệu quả, tạo sự khác biệt so với nhiều ngân hàng khác trong ngành. Tín dụng doanh nghiệp tăng đến 25% trong năm 2024, giúp ACB đảm bảo cân bằng giữa phân khúc cá nhân và doanh nghiệp.Tính đến cuối năm, tỷ lệ nợ xấu (chưa tính CIC) của ACB đạt 1,39%, nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Từ năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn thấp hơn đáng kể so với Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống.Nguồn vốn huy động của ACB được quản lý hiệu quả, đảm bảo cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng.Ngân hàng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, cải tiến sản phẩm, dịch vụ và mở rộng các kênh huy động, qua đó nâng tổng quy mô huy động, bao gồm phát hành giấy tờ có giá ước tính 639 nghìn tỉ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm. Trong đó, huy động tiền gửi từ khách hàng ước đạt hơn 537 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 11,3%, với tỷ lệ CASA đạt 23%, cải thiện so với mức 22,2% của quý 3.Sự gia tăng tỷ lệ CASA cho thấy mức độ tin cậy ngày càng cao của khách hàng đối với ACB. Ngân hàng đã triển khai các giải pháp nhằm tăng cường thu hút tiền gửi, bao gồm chiến dịch "Đồng minh thông thái" hỗ trợ các hộ kinh doanh với các tiện ích quản lý cửa hàng; nâng cấp dịch vụ tài chính cao cấp dành cho nhóm khách hàng ưu tiên.Nhờ đó, ACB đã huy động thành công các nguồn vốn ổn định và dài hạn, góp phần cải thiện cơ cấu nguồn vốn và hỗ trợ hoạt động kinh doanh bền vững.ACB được ghi nhận là một trong những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện và tuân thủ các nguyên tắc thận trọng nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống quản trị này không chỉ giúp ACB kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tốc độ tăng trưởng an toàn và ổn định trong nhiều năm qua.Dự kiến đến cuối năm 2024, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) của ACB tiếp tục duy trì trên 12%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Hệ số rủi ro đối với tài sản có được kiểm soát ổn định ở mức khoảng 70%, nằm trong nhóm thấp nhất ngành.ACB cũng chủ động rà soát và điều chỉnh các chính sách tín dụng, đảm bảo phù hợp với diễn biến thị trường và hạn chế tối đa các rủi ro tiềm ẩn. Các chỉ số thanh khoản luôn được giữ ở mức an toàn với tỷ lệ LDR (cho vay trên huy động) đạt 78%, trong khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn duy trì khoảng 20%.Hệ thống quản trị rủi ro của ACB liên tục được nâng cấp theo các chuẩn mực quốc tế, bao gồm Basel II và Basel III. Điều này được PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - xác nhận trong giai đoạn 2022 - 2023. ACB đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn quản trị, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Basel, hướng tới việc áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến nhất.Với tỷ lệ ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) duy trì trên 20%, ACB không chỉ dẫn đầu trong ngành ngân hàng mà còn cho thấy khả năng sinh lời cao và bền vững. Sự kết hợp giữa tỷ suất sinh lời ấn tượng và tỷ lệ nợ xấu thấp phản ánh chiến lược phát triển dài hạn và nền tảng vững chắc của ngân hàng.Những thành tựu nổi bật trong năm 2024 đã giúp ACB nhận được sự ghi nhận tích cực từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước. Các đánh giá này phản ánh rõ khả năng sinh lời bền vững, hiệu quả quản trị rủi ro và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngân hàng.Fitch Ratings, một trong những tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới, đã nâng triển vọng của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực". Điều này thể hiện niềm tin vào sự cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng trong 12 - 18 tháng tới, nhờ vào môi trường kinh tế thuận lợi, quy trình thẩm định chặt chẽ và các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, Moody's và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập FiinRatings cũng ghi nhận năng lực sinh lời ổn định và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng của ACB.Không chỉ dừng lại ở đó, ACB còn được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá. Nổi bật là "Ngân hàng có Quản trị công ty tốt nhất Việt Nam 2024" và "Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2024" do Global Banking and Finance Review trao tặng. Ngoài ra, ACB cũng vào "TOP 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất" do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi tổ chức; "TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024" của Forbes; và "TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" của Nhịp Cầu Đầu Tư.Vào tháng 12, ACB tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao tặng danh hiệu "Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ 2024". Giải thưởng này phản ánh rõ nét sự bứt phá trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng suốt năm qua.Từ hôm nay, Úc tiếp tục tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh
Từ ngày 11 - 13.3, đỉnh triều cường cao ở mức xấp xỉ thậm chí cao hơn cùng kỳ năm ngoái trên các sông miền Tây Nam bộ. Triều cường cao khiến xâm nhập mặn sâu. Độ mặn lớn nhất tại hầu hết các trạm ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm. Ranh độ mặn 4‰ cách cửa sông Tiền khoảng 60 - 65 km, sông Hậu khoảng 45 - 55 km.
Đánh giá Vespa GTS Notte 150: Cá tính thời trang, vận hành êm ái
Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên nhiều tuyến đường của Hà Nội như Lê Quang Đạo, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển... tràn ngập các loại hoa lan như lan hồ điệp, lan vũ nữ, các loại lan rừng quý hiếm được bày bán phục vụ nhu cầu chơi hoa ngày tết của người dân.Tại đường Lê Quang Đạo (đoạn đối diện sân vận động Mỹ Đình, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội), rất nhiều gian hàng trưng bày, bán hoa lan hồ điệp Đà Lạt đã được dựng lên. Bên trong mỗi gian hàng có hàng trăm chậu lan với đủ kích cỡ lớn, nhỏ.Các nhân viên bán hàng cho biết, giá mỗi chậu lan hồ điệp dao động từ 3 triệu đồng đến vài chục triệu đồng, tùy vào kiểu dáng, chậu hoa và kích thước. Đối với hoa lan hồ điệp được ghép trên thân gỗ đều có giá trên 10 triệu đồng.Đáng chú ý, cũng tại khu vực sân vận động Mỹ Đình, một gian hàng đã trưng bày tác phẩm hoa lan có tên gọi "rồng vàng lan ngọc" cao hơn 3 m, ghép từ 2.868 cành hoa lan hồ điệp Đà Lạt được rao bán với giá 3,868 tỉ đồng.Giải thích về chậu hoa lan có giá "khủng", anh Hoàng Nghiệp, chủ chậu hoa lan, cho biết 2.868 cành hoa lan hồ điệp được lựa chọn có chuỗi hoa từ 13 - 14 hoa, mỗi cành hoa có giá trị 500.000 đồng.Phần chậu hoa được nghệ nhân ở Thái Bình đắp thủ công 9 con rồng, dát 20 cây vàng 24K. Đặc biệt, trong 9 con rồng, có 8 con được đính đá ruby trên mắt, con rồng chính được đính 1 kim cương ở giữa. Ngoài ra, chậu hoa lan cũng được xác lập kỷ lục là chậu hoa lan lớn nhất Việt Nam.Anh Hiệp tiết lộ, đây là năm thứ 4 anh tung ra thị trường chậu lan "khủng" nhưng vẫn chưa có đại gia "xuống" tiền để sở hữu nó. "Nếu năm nay không bán được, tôi sẽ giữ lại và làm một chậu lan khác cho năm sau", chủ nhân chậu lan nói.
Chiều 17.2, tin từ Cơ quan CSĐT Công an TX.Tịnh Biên (An Giang) cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự 9 nghi phạm (3 nam, 6 nữ) tham gia vụ gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích và cướp tài sản xảy ra tại chùa Kim Tiên, thuộc P.An Phú, TX.Tịnh Biên.Qua xác minh, điều tra ban đầu, Công an TX.Tịnh Biên xác định Phan Văn Triết (41 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, An Giang) chủ mưu, cầm đầu nhóm người ngụ các tỉnh, thành An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ gây ra vụ việc. Theo đó, sáng 3.2, Phan Văn Triết cùng Lê Thị Ngọc Phương, Đồng Thị Điềm (cùng 38 tuổi, cùng ngụ TP.Long Xuyên); Nguyễn Thanh Dũng (43 tuổi), Nguyễn Thị Gái (40 tuổi, cùng ngụ H.Châu Phú, An Giang), Lê Hoàng Vũ (42 tuổi, ngụ TX.Tân Châu, An Giang); Nguyễn Thị Mộng Nghi (30 tuổi, ngụ Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ); Nguyễn Thị Kim Nguyên (32 tuổi, ngụ H.Châu Thành A, Hậu Giang) và Lê Minh Trâm (33 tuổi ngụ TP.Rạch Giá, Kiên Giang) và một số đối tượng khác đến chùa Kim Tiên để móc túi, cướp giật tài sản của khách hành hương.Tại đây, nhóm của Triết gặp đoàn hành hương của gia đình ông N.P.C (63 tuổi, ngụ xã Khánh Hòa, H.Châu Phú, An Giang) đến chùa Kim Tiên vãn cảnh đầu năm. Phát hiện ông C. đeo sợi dây chuyền vàng trên cổ, nhóm của Triết tạo tình huống xô đẩy để lợi dụng thời cơ giật lấy sợi dây chuyền. Khi bị tri hô, phản kháng, nhóm của Triết lao vào đánh nhóm ông C. gây thương tích cho nhiều người và lấy đi 12 triệu đồng của người thân ông C. rồi nhanh chóng tẩu thoát.Ngay sau khi sự xảy ra, Ban giám đốc Công an tỉnh An Giang chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp Công an TX.Tịnh Biên điều tra, truy xét. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an xác định, truy bắt và tạm giữ hình sự nhóm 9 nghi phạm nêu trên.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.2, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài gần 1 phút, ghi cảnh xô xát náo loạn trong khuôn viên chùa Kim Tiên. Vụ việc đang được Công an TX.Tịnh Biên tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tự hào bánh chè lam Thạch Thất
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.