Dahan Phương Oanh, model Hàn Quốc diễn show thời trang tôn vinh giá trị Việt
Trước đó, vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 30.3, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Thái Bình Dương Tam Kỳ tiếp nhận bệnh nhân P.M.V (30 tuổi, ở P.Hòa Hương, TP.Tam Kỳ) với triệu chứng tiểu tiện khó, không lộn được bao quy đầu.
Thanh niên lái xe máy vào đường cấm, lạng lách 'như diễn xiếc' trên cầu Sài Gòn
"Chúng tôi không thể chấp nhận được việc Mỹ ra lệnh và đe dọa. Tôi thậm chí sẽ không đàm phán với họ. Hãy làm bất cứ thứ gì mà các ông muốn", truyền thông nhà nước Iran dẫn lời Tổng thống Pezeshkian nói ngày 11.3.Trước đó, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 8.3 tuyên bố Tehran sẽ không bị ép buộc để ngồi vào bàn đàm phán. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông đã gửi thư kêu gọi Iran tham gia đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới.Tổng thống Mỹ khi đó vừa bày tỏ sự cởi mở với một thỏa thuận với Tehran, vừa tái khởi động chiến dịch "gây sức ép tối đa" mà ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (2017 - 2021) để cô lập Iran khỏi nền kinh tế toàn cầu và đẩy kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này xuống mức 0. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business tuần trước, ông Trump nói rằng có 2 cách để giải quyết vấn đề Iran: bằng quân sự hoặc ký một thỏa thuận để ngăn chặn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.Theo Reuters, Iran từ lâu đã phủ nhận việc muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cảnh báo nước này đang "tăng tốc đáng kể" việc làm giàu uranium lên tới độ tinh khiết 60%, gần với mức để chế tạo vũ khí khoảng 90%.Iran đã đẩy nhanh hoạt động hạt nhân từ năm 2019, một năm sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015 và áp đặt lại các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của nước này.Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp kín vào ngày 12.3 để thảo luận về việc Iran mở rộng kho dự trữ uranium gần đạt đến cấp độ vũ khí. Các nhà ngoại giao cho hay họ mong muốn hội đồng thảo luận về nghĩa vụ của Iran trong việc cung cấp cho IAEA những thông tin cần thiết để làm rõ khúc mắc liên quan vật liệu hạt nhân chưa khai báo được phát hiện tại nhiều địa điểm ở Iran, theo Reuters.
‘Địa ngục thiên đàng’ chào đón Argentina
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Bộ GTVT chiều 30.12, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9 km. Hiện thành phố đã đưa vào vận hành khai thác 21,5 km của tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km, đạt khoảng 4%.Với mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%, sau năm 2035 đạt 65 - 70%, ông Thường cho hay Hà Nội đã đề xuất đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thủ đô "1 kế hoạch 3 phân kỳ".Theo đó, Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8 km đường sắt đô thị và giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7 km nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9 km.Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thủ đô; rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án.Hiện nay, đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM đã được Chính phủ thống nhất chủ trương báo cáo Bộ Chính trị và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 2.2025.Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ rút ngắn trình tự, thủ tục thời gian chuẩn bị đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện nhanh. Trong đó có khung chính sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Ưu tiên tối đa bố trí vốn đầu tư cho đường sắt đô thị, trong đó đầu tư công đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt. Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện quy hoạch các tuyến, ga đường sắt, khu đầu mối như tổ hợp ga Ngọc Hồi (diện tích khoảng 250 ha), kết nối chặt chẽ với các loại hình vận tải công cộng khác như buýt nội vùng, buýt liên vùng."Với các chính sách mang tính đột phá, TP.Hà Nội quyết tâm hoàn thành để hiện thực hóa "kỳ tích" đường sắt đô thị", ông Thường nhấn mạnh.
Ngày 27.2, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP.HCM (gọi tắt Ban chỉ đạo) tổ chức phiên họp thứ 9 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị TP.HCM đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thành quả, dấu hiệu tích cực.Trong đó, các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, tập trung đấu tranh làm rõ nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng.Đồng thời, chủ động, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thực hiện tốt công tác xét xử nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng chưa có tiền lệ như vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm ở nhiều địa phương, tạo sự đồng thuận, đồng tình cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Từ sau phiên họp thứ 8 (ngày 15.10.2024) đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của TP.HCM được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.Thường trực Ban chỉ đạo duy trì nghiêm các cuộc họp định kỳ và đột xuất, cho ý kiến xử lý nhiều vấn đề quan trọng giữa hai phiên họp; tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm; phối hợp Bộ Tư pháp nghiên cứu tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong thi hành án các vụ án lớn, phức tạp…Ban chỉ đạo tiếp tục theo dõi 9 vụ án, 13 vụ việc và tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm.Các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là trong việc thu hồi tài sản đối với các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Trương Mỹ Lan, vụ án đăng kiểm.Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Ban chỉ đạo thống nhất đánh giá năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ, đồng thời tổ chức đại hội đảng các cấp.Ban chỉ đạo yêu cầu bám sát nghị quyết của Thành ủy TP.HCM về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân vận năm 2025 để triển khai nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là tăng cường đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với công tác cán bộ, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số."Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tiêu cực, lợi dụng sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhất là trong bố trí, sắp xếp cán bộ, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, quản lý sử dụng trụ sở, tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc", Ban chỉ đạo lưu ý.Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, dự án điển hình về thất thoát, lãng phí để răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo. Song song đó là thanh tra chuyên đề về phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước quản lý.Một nhiệm vụ khác được Ban chỉ đạo lưu ý là đôn đốc thực hiện quyết liệt hơn các chỉ thị về công tác giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ việc, vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.Rà soát, có lộ trình xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác giám định, định giá tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng liên quan các vụ án, nhất là vụ án Vạn Thịnh Phát.Ban chỉ đạo yêu cầu tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC và các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm.Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo đối với 4 vụ án do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Tại TP.HCM, Tập đoàn Thuận An tham gia các gói thầu thuộc 3 dự án lớn gồm: Vành đai 3, nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.Hồi tháng 1.2025, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM cho biết đã xem xét, thi hành kỷ luật khiển trách đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (gọi tắt là Ban Giao thông) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Đồng thời, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Đảng ủy Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (gọi tắt là Ban Hạ tầng) nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ngoài ra, một số lãnh đạo thuộc 2 ban quản lý trên cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Riêng ông Lê Thanh Tùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Điều hành dự án 4 thuộc Ban Hạ tầng bị khai trừ ra khỏi đảng.
Kinh hoàng xe khách giường nằm chạy ẩu, vượt hàng 3 trên quốc lộ
Đặng Thanh Ngân khiến nhiều người bất ngờ khi ghi danh dự thi Miss Cosmo Vietnam - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2025. Thông tin này vừa được công bố trên trang chủ cuộc thi, nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.Trước khi đến với Miss Cosmo Vietnam 2025, Đặng Thanh Ngân từng là Á hậu Đại dương Việt Nam 2017. Năm 2023, người đẹp quê Sóc Trăng chinh chiến tại Hoa hậu Siêu quốc gia, giành thành tích á hậu 4 chung cuộc. Từng có được thứ hạng cao ở đấu trường quốc tế, việc Đặng Thanh Ngân tạm gác danh hiệu để tiếp tục “chinh chiến” ở một cuộc thi trong nước được nhiều người ủng hộ, song cũng có ý kiến cho rằng đây là quyết định mạo hiểm của người đẹp sinh năm 1999.Đặng Thanh Ngân chia sẻ bản thân vốn là cô gái nhút nhát, bước vào các cuộc thi nhan sắc không chỉ để tìm kiếm danh hiệu mà còn muốn thay đổi bản thân. Dù đối diện với không ít khó khăn song người đẹp quê Sóc Trăng quan niệm “càng thử thách càng giúp tôi trở nên mạnh mẽ hơn, bước ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi ước mơ, dám mơ lớn để chiến thắng chính mình, dám vượt qua mọi rào cản để chinh phục đỉnh cao mới”.Đặng Thanh Ngân cho rằng hoa hậu là trách nhiệm, sứ mệnh của những người may mắn sở hữu sắc đẹp của hình thể, trí tuệ cùng lòng nhân ái. Thông qua việc chinh chiến ở đấu trường nhan sắc, người đẹp mong muốn dùng tiếng nói, sức ảnh hưởng của mình để mang đến những cơ hội tốt hơn cho trẻ em không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn trên đất nước Việt Nam. Cô hy vọng có thể cùng các em nhỏ phá bỏ giới hạn của chính mình, như cách bản thân đã chiến thắng nghịch cảnh.Nói về lý do đến với đấu trường nhan sắc dù đã từng giành thành tích cao ở quốc tế, Đặng Thanh Ngân cho rằng “đứng trên một ngọn núi cao sẽ có những ngọn núi khác cao hơn, với tôi chưa bao giờ là nhất”. Đến với Miss Cosmo Vietnam 2025, người đẹp Sóc Trăng muốn mang câu chuyện của sự dũng cảm và lòng vị tha, cùng tinh thần sẵn sàng chinh phục để trở thành phiên bản tốt hơn.“Tôi tin rằng, khi một người phụ nữ dám bước qua giới hạn của bản thân, cô ấy không chỉ thay đổi cuộc đời mình mà còn truyền cảm hứng cho những người trở nên tích cực hơn. Tôi đã sẵn sàng, và tôi hy vọng hành trình này sẽ giúp tôi tạo nên những giá trị lớn lao hơn”, Đặng Thanh Ngân bày tỏ.

Kiểm tra các dự án phân lô bán nền ở Đà Lạt và Bảo Lộc
Gần 700 học sinh tiêu biểu Hải Phòng khai bút tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc
Theo thông tin từ người đi cùng, sau khi quan hệ tình dục, bệnh nhân bị ra máu âm đạo lượng nhiều và đau bụng dữ dội. Bệnh nhân đã được các bác sĩ trực khoa Phụ sản thăm khám và nhận định tình trạng rất nặng, sốc mất máu do rách cùng đồ phức tạp sau quan hệ tình dục, có bệnh nền cường giáp, rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Các bác sĩ đã nhanh chóng báo động tình trạng tối khẩn cấp, song song thực hiện hồi sức và truyền máu.
Nguyễn Du viết 'Thanh minh trong tiết tháng ba', vậy Thanh minh là gì?
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Học, khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, nam giới có 2 ống dẫn tinh. Là ống có chức năng vận chuyển tinh trùng từ đuôi mào tinh hoàn (mào tinh hoàn nằm trong bìu) đi qua ống bẹn rồi vào trong vùng chậu, đi sau bàng quang và tuyến tiền liệt, nối với ống túi tinh thành ống phóng tinh.
dortmund vs
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư