Xuất khẩu cà phê ‘cầm chắc’ 5 tỉ USD
Sáng 14.3, hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội công bố bản án đối với 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết, 44 người bị thương, xảy ra tại P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.Theo bản án, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ sở hữu tòa chung cư mini, bị tuyên phạt 12 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Ngoài án tù, ông Minh buộc phải bồi thường cho các nạn nhân trong vụ cháy với tổng số tiền hơn 23,7 tỉ đồng.7 cựu cán bộ thuộc UBND Q.Thanh Xuân và UBND P.Khương Đình cùng bị tuyên phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, ông Chu Xuân Sơn (cựu Phó chủ tịch UBND phường, giai đoạn 2015 - 2020) 6 năm tù và Nguyễn Đình Quân (cựu tổ trưởng Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014 - 2016) 7 năm tù.Ông Phạm Tần Anh (cựu Phó chủ tịch UBND phường từ năm 2018) và Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường) mỗi người 4 năm tù.Ba người còn lại gồm: ông Trần Trọng Khang (cựu Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Q.Thanh Xuân, giai đoạn 2013 - 2016) 3 năm tù; Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010 - 2018) và Phạm Thanh Tùng (cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị) mỗi người 30 tháng tù.Hội đồng xét xử nhận định, vụ án này gây đau thương, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Trong số những nạn nhân tử vong, có người là trẻ em, có gia đình cùng lúc mất đi nhiều người thân. Với hậu quả như đã nêu, tòa cho rằng cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất đối với bị cáo Nghiêm Quang Minh, để tương xứng với tính chất, mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.Đối với nhóm cựu cán bộ thuộc Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình, các bị cáo đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý về trật tự xây dựng và PCCC. Dù vậy, khi vụ hỏa hoạn xảy ra, các bị cáo đã tích cực trong công tác cứu hộ, cứu nạn, kêu gọi ủng hộ cho nạn nhân trong vụ cháy, phối hợp với cơ quan điều tra trong giải quyết vụ án. Tại tòa, các bị cáo cơ bản nhận thức được hành vi sai phạm, nhiều người cùng bị cáo Minh tự nguyện khắc phục một phần hậu quả cho các bị hại...Hồ sơ vụ án cho thấy, bị cáo Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Năm 2015, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Quá trình xây dựng, cơ quan chức năng Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành xử phạt.Nhưng vì thiếu trách nhiệm, các bị cáo là cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn tại 2 đơn vị nêu trên đã không giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định xử phạt, để mặc cho công trình tiếp tục xây dựng mà không hề bị xử lý.Tháng 4.2016, bị cáo Minh bán xong 45 căn hộ bằng hình thức ký thỏa thuận mua bán hoặc thỏa thuận giao quyền quản lý, sử dụng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình. Sau khi bán, bị cáo không cư trú tại đây. Tòa nhà bị xác định có hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về PCCC. Cơ quan chức năng nhiều lần chỉ ra, khuyến cáo, nhưng các vi phạm này không được khắc phục.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Bẫy hố ga dưới gầm cầu
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh được thực hiện đến hết ngày 30.6.2025. Kể từ ngày 1.7.2025, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng mã số thuế theo quy định tại Điều 35 luật Quản lý thuế thực hiện sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế. Theo đó, mã số thuế dành cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân là mã số thuế do cơ quan thuế cấp là số định danh cá nhân do Bộ Công an cấp theo quy định của pháp luật về căn cước đối với trường hợp sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo quy định.Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an cấp theo quy định của pháp luật về căn cước là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế là cá nhân, người phụ thuộc quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Người nộp thuế tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024 bao gồm cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh); cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đồng thời, số định danh cá nhân của người đại diện hộ gia đình, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó.
Chồng mất không để lại di chúc, vợ bán nhà bằng cách nào?
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics, siêu trái đất vừa được khám phá có tên HD 20794 d, với khối lượng lớn gấp 6 lần trái đất và nằm trong khu vực gọi nôm na là "vùng sống được".Đây là khu vực cách sao trung tâm ở khoảng cách có thể cho phép nước dạng lỏng xuất hiện trên bề mặt hành tinh, từ đó tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi.Tuy nhiên, HD 20794 d di chuyển trên quỹ đạo hình ê líp chứ không phải hình tròn, đồng nghĩa khoảng cách giữa hành tinh với sao trung tâm dao động dựa trên vị trí của quỹ đạo. Vì thế, đến thời điểm này các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc xác định liệu có sự sống trên hành tinh hay không.Manh mối về sự tồn tại của siêu trái đất HD 20794 d bắt đầu từ năm 2022, khi tiến sĩ Michael Cretignier của Đại học Oxford’ (Anh) phát hiện một tín hiệu trong lúc kiểm tra dữ liệu được lưu trữ của Đài Thiên văn La Silla ở Chile.Dựa trên thông tin này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế vào cuộc. Họ phân tích dữ liệu thu thập được từ 2 thập niên quan sát trước khi xác nhận sự tồn tại của hành tinh trên.“Điều hào hứng là việc hành tinh ở gần trái đất (20 năm ánh sáng) mang đến hy vọng cho các sứ mệnh không gian tương lai trong việc chụp được hình ảnh chi tiết hơn về siêu trái đất này", theo tiến sĩ Cretignier.Các nhà nghiên cứu gọi HD 20794 d là trường hợp nghiên cứu thí điểm vô giá cho các dự án tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hệ mặt trời."Với vị trí của nó nằm trong vùng sống được và gần trái đất, hành tinh có thể đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh tương lai nhằm xác định các đặc điểm khí quyển của những hành tinh ngoài trái đất để tìm kiếm các dấu hiệu sinh học cho thấy tiềm năng có sự sống", theo nhà nghiên cứu.
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
'Lật mặt 7' cán mốc 300 tỉ đồng
Ngày 10.1, AmCham VIệt Nam phát thông báo cho hay, tổ chức này vừa bầu chọn tiến sĩ - bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan, người có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, là Chủ tịch AmCham Việt Nam năm 2025.Bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan làm việc tại hãng dược MSD (Merck & Co.) của Mỹ và Canada từ năm 2016, phụ trách bộ phận Chính sách và Quan hệ Chính phủ, tiếp cận thị trường và truyền thông. Theo AmCham, bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan đã góp phần quan trọng vào những thành tựu của MSD tại Việt Nam, bao gồm việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tài trợ các chương trình giáo dục cộng đồng về các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Đặc biệt, triển khai một số chương trình tại Việt Nam như "MSD vì bà mẹ" và "Quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý". "Bà đã tham gia nhiều dự án và chương trình y tế quan trọng, đóng góp vào việc phát triển chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhân với những phương pháp điều trị tiên tiến tại nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có Bộ Y tế; tâm huyết với các hoạt động phát triển bền vững... Những thành tựu này được Bộ Y tế ghi nhận và trao tặng Huân chương Vì sức khỏe nhân dân", thông báo của AmCham Việt Nam nêu.Từ năm 1990 - 2016, bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan đã học và tốt nghiệp qua nhiều trường đại học danh tiếng cả trong và ngoài nước. Trong đó, có Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Luật TP.HCM và Đại học Cambridge (Vương quốc Anh). Chia sẻ về vai trò mới, bác sĩ Lan nói: "Tôi vô cùng vinh dự khi đảm nhận vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ 2025 của AmCham Việt Nam. Đây không chỉ vinh dự lớn lao mà còn là trọng trách quan trọng. Tôi sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy sứ mệnh của AmCham, đồng thời bảo đảm sự thành công bền vững và tầm ảnh hưởng lâu dài của tổ chức tại Việt Nam".Tại cuộc họp, Ban lãnh đạo AmCham Việt Nam đã bầu ông James Meffen - Giám đốc Tài chính AES Vietnam và ông Philip Ziter, Russin & Vecchi - giữ vị trí Phó chủ tịch; ông Jesse Boone - Giám đốc Phát triển cơ sở vật chất và khuôn viên của Đại học Fulbright Việt Nam - giữ vị trí thủ quỹ/giám sát tài chính; luật sư Lê Thị Thanh - Công ty TNHH Baker & Mckenzie - giữ vị trí thư ký.