Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 26.1.2024
Mỗi năm tới dịp lễ tình nhân, nhiều bạn trẻ lại đặt mục tiêu "thoát ế" và đi chùa cầu duyên là cách nhiều người lựa chọn. Chùa Hà và chùa Phúc Khánh là hai địa điểm nổi tiếng được truyền tai mạnh mẽ trong giới độc thân. Những ngày này khách tới chùa phần đông là nam thanh nữ tú đến cầu tình duyên, cầu mong tương lai có đôi, có cặp.Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự, tại đây không thờ ông Tơ, bà Nguyệt nhưng từ lâu trở thành một địa chỉ tâm linh được nhiều người tìm đến để cầu duyên.Theo ghi nhận, từ ngày 12.2 khá đông bạn trẻ, du khách sắm sửa lễ vật đến chùa Hà. Ngoài cầu bình an, xin lộc cho bản thân và gia đình dịp đầu năm, nhiều người đến đây mong chuyện tình duyên thuận lợi.Không chỉ cầu duyên, nhiều người còn đến chùa Hà để xin lộc đầu năm, cầu mong cho gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt, một năm mới suôn sẻ, bình an, hạnh phúc. "Đi chùa là một cái tín ngưỡng rất là đẹp của người Việt Nam, mình đi chùa mình cầu bình an cầu sức khỏe cho gia đình. Ngoài ra thì mình cũng có thể cầu những cái may mắn đến với công việc, học tập của mình nữa", chị Hải Yến (ở Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ. Giá mỗi lễ đầy đủ gồm hoa, sớ, bánh, kẹo, hương, trầu, cau ở cổng chùa bán thường có giá trung bình khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Hoa để dâng lên phần lớn là hoa hồng và hoa cúc vì hương thơm dịu nhẹ và có thể để được lâu vào mùa lạnh. Người tới cũng có thể đưa ra những lựa chọn khác như chỉ dâng hương hay góp tiền vào hòm công đức hoặc mua sẵn lễ mang từ nhà. Vốn dĩ trong văn hoá của người Việt coi trọng nhất vẫn là thành tâm.Với người Việt mái đình, chùa là chốn thanh tịnh, an yên, gửi gắm tâm tình và những điều nguyện cầu tốt lành.Bà cụ chật vật nuôi 2 con tật nguyền và 1 cháu nhỏ
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Vốn ngoại chảy vào lĩnh vực bất động sản tăng vọt
Ngày 20.1, tại hội nghị Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 2, khóa X, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã thông tin thêm về tình hình triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Theo ông Đỗ Văn Chiến, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Chính trị báo cáo T.Ư Đảng tổng kết sớm Nghị quyết 18 và có một số điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Ông Chiến cho hay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất rất cao trình T.Ư Đảng về nội dung này. Dự kiến T.Ư Đảng sẽ họp vào 23 - 24.1 tới.Về phương án sắp xếp các ban Đảng, ông Chiến thông tin, về cơ bản sẽ kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại T.Ư, chuyển giao một phần về Bộ Ngoại giao, một phần về Văn phòng T.Ư Đảng. Hợp nhất Ban Tuyên giáo T.Ư với Ban Dân vận T.Ư thành Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư. Đổi tên Ban Kinh tế T.Ư thành Ban Nghiên cứu chính sách chiến lược của Đảng.Với Quốc hội, sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại. Nhiệm vụ đối ngoại sẽ gắn với Ủy ban Quốc phòng, An ninh - Đối ngoại để làm nhiệm vụ quốc tế. Còn lại công tác đối ngoại về Bộ Ngoại giao.Cùng đó, sẽ thành lập Cục Lễ tân nhà nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sẽ do cục này thực hiện.Sáp nhập Ủy ban Kinh tế với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, sáp nhập Ủy ban Xã hội với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáp nhập Ủy ban Pháp luật với Ủy ban Tư pháp.Ngoài ra, nâng 2 ban từ trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên trực thuộc Quốc hội gồm Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện. Với Ban Dân nguyện dự kiến đổi tên thành Ủy ban Dân nguyện và giám sát Quốc hội. Cạnh đó, kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.Với Chính phủ, theo ông Chiến, đến nay, phương án đã duyệt, trình với T.Ư là hợp nhất Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính, lấy tên là Bộ Tài chính.Hợp nhất Bộ Khoa học - Công nghệ với Bộ Thông tin - Truyền thông, lấy tên là Bộ Khoa học - Công nghệ. Chuyển một phần nhiệm vụ của Bộ Thông tin - Truyền thông về Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Nội vụ, lấy tên là Bộ Nội vụ. Một phần nhiệm vụ của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội chuyển về Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế.Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hợp nhất với Bộ Tài nguyên - Môi trường. Dự kiến tên gọi sau hợp nhất là Bộ Nông nghiệp - Môi trường. Cùng đó, kết thúc hoạt động của tất cả các tổng cục, chỉ còn cục...Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, ông Chiến nói sẽ kết thúc hoạt động Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng 10 đảng đoàn khác. Sẽ thành lập Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư, dự kiến có 30 đầu mối.Ông Chiến nói thêm, điều này sẽ làm mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và 30 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ sẽ theo mối quan hệ dọc. Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư do Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm bí thư Đảng ủy.Đồng thời, thành lập Đảng ủy Quốc hội bao gồm các cơ quan thuộc Quốc hội, Viện KSND tối cao, TADN tối cao, dự kiến Chủ tịch Quốc hội làm bí thư Đảng ủy. Thành lập Đảng ủy Chính phủ với 200.000 đảng viên do Thủ tướng làm bí thư Đảng ủy.Thành lập Đảng ủy cơ quan Đảng, dự kiến do Thường trực Ban Bí thư làm bí thư Đảng ủy, một ủy viên Ban Bí thư Đảng làm phó bí thư Đảng ủy.Với địa phương, ông Chiến nói sẽ có 2 đảng ủy gồm đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể và đảng ủy cơ quan chính quyền.Với cơ quan Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Chiến nhấn mạnh đã giảm từ 16 đầu mối xuống còn 8 đầu mối. Trong đó, đã sáp nhập nhiều đơn vị.
Đây là sự kiện giao lưu, ngoại giao văn hóa đầu tiên của năm 2025 dành cho nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện tại Việt Nam, các nhà ngoại giao nữ của Ngoại giao đoàn tại Hà Nội. Tham dự chương trình có bà Ngô Phương Ly, phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm.Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình nhằm tôn vinh tết cổ truyền, mà trong tâm thức của người Việt, tết là dịp đoàn tụ gia đình, là sự sum vầy, là sự tri ân những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cùng ước vọng cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Qua các trải nghiệm và hoạt động giao lưu văn hóa, mong các bạn quốc tế sẽ ngày càng yêu mến đất nước, con người Việt Nam; thấy Việt Nam thật gần gũi, ấm áp như ngôi nhà thứ hai của mình.Tại chương trình, các nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, các nhà ngoại giao đã trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc không khí tết cổ truyền, với việc xin chữ ông đồ ngày tết, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của của làng nghề dân gian truyền thống như gốm Luy Lâu, thêu tranh lụa Hà Đông, tranh Kim Hoàng; trải nghiệm chợ quê, các trò chơi dân gian như ô ăn quan, múa sạp, nhảy dây…; thưởng thức những làn điệu dân ca được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể như quan họ, ca trù.Các đại biểu cũng vô cùng ấn tượng khi được phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và các nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn từng bước tỉ mỉ từ việc chọn lá dong xanh, xếp lá, cho gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, đến cách gói bánh vuông vức bằng dây lạt, rồi luộc bánh chưng. Các nhà ngoại giao cũng có dịp sum vầy bên mâm cỗ cổ truyền ngày tết như những người thân trong một gia đình lớn.Dự kiến, sau hoạt động giao lưu văn hóa - ngoại giao đặc biệt này, trong năm 2025, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Mạng lưới Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội và Câu lạc bộ các nữ Đại sứ Việt Nam tổ chức các hoạt động giao lưu - văn hóa dành cho ngoại giao đoàn để thúc đẩy sự gắn kết, chia sẻ, kết nối giữa các hạt nhân làm công tác đối ngoại và tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.
'Homestay' ngày càng mất chất, biến tướng thành nhà nghỉ du lịch
Trưa 4.2, các ngân hàng thương mại giảm giá USD từ 100 - 120 đồng sau mức tăng mạnh đầu năm, xuống dưới mức 25.000 đồng/USD. Giá mua đô la Mỹ tại Vietcombank còn 24.990 - 25.020 đồng, trong khi chiều bán ra còn 25.380 đồng. Điểm lạ tại ACB khi mua USD tiền mặt có giá cao hơn mua chuyển khoản, cụ thể mua USD tiền mặt ở mức 25.090 đồng, còn mua chuyển khoản 25.020 đồng. Chiều bán đô của nhà băng này ở mức 25.380 đồng. Tại Vietinbank, giá mua USD cũng giảm xuống 25.020 đồng, bán ra 25.380 đồng. Như vậy, sau mức giá tăng sốc vào ngày 3.2, các ngân hàng đã giảm giá USD.Giá USD dịu lại sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện bơm ròng lượng tiền với khối lượng lớn trên thị trường mở. Tổng lượng tiền bơm ra thị trường trong ngày 3.2 là 28.902 tỉ đồng, trong đó 6 thành viên trúng thầu 15.000 tỉ đồng với kỳ hạn 7 ngày và 6 thành viên trúng thầu 13.902 tỉ đồng ở kỳ hạn 14 ngày. Trong khi đó, lượng tiền hút về của nhà điều hành là 1.400 tỉ đồng đối với kỳ hạn 7 ngày. Lãi suất trúng thầu cả chiều bơm và hút tiền ở mức 4%/năm. Như vậy, trong phiên giao dịch đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 27.502 tỉ đồng.Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh giảm nhẹ 5 đồng, chiều mua vào còn 25.635 đồng, bán ra 25.735 đồng. Giá USD tự do đã tăng 130 đồng trong 1 tuần trở lại đây. Đô la Mỹ trên thị trường thế giới đã giảm trở lại sau khi tăng lên gần mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Chỉ số USD - Index từ mức 109,77 điểm xuống 108,43 điểm và lên lại mức 108,79 điểm. Đồng USD giảm giá sau khi Tổng thống Mỹ ông Donald Trump hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico.