$514
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trung tam share hang mien bac. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trung tam share hang mien bac.Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của trung tam share hang mien bac. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ trung tam share hang mien bac. Sáng 15.3, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, xây dựng đề án trình Bộ Chính trị.Hiện khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.Ban chỉ đạo cho rằng, đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Do đó, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.Về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, chiến lược T.Ư, tất cả các đại biểu đều thống nhất đánh giá, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất. Kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP, hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp. Đồng thời, đề án cần lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…Phó thủ tướng cũng gợi ý phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp (như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp) và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết…Lấy ví dụ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng với các doanh nghiệp trong triển khai các công trình, dự án lớn, trọng điểm quốc gia, Phó thủ tướng cho rằng cần làm sao để nghị quyết của Bộ Chính trị khi ban hành sẽ giúp tạo sự yên tâm, tạo niềm tin, tạo hứng khởi, giúp khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, phát triển lành mạnh, hiệu quả. "Việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào", Phó thủ tướng ví von. ️
Bất chấp tác động của nền kinh tế khiến thị trường ô tô điện toàn cầu đang chậm lại và đang đối mặt với nhiều hoài nghi, thị trường Na Uy vẫn cho thấy tốc độ thần tốc trong việc chuyển đổi từ ô tô động cơ đốt trong sang xe điện.Theo thống kê từ Hội đồng thông tin đường bộ Na Uy (OFV), trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô du lịch tại nước này đạt 128.691 xe, tăng gần 1.800 xe so với năm 2023. Đây được xem là con số khá khiêm tốn so với nhiều thị trường ô tô trên thế giới, tuy nhiên đang chú ý trong tổng số gần 128.700 xe ô tô mới tiêu thụ tại Na Uy năm 2024, có tới gần 90% là ô tô điện.Kết quả này giúp Na Uy tiến gần đến mục tiêu 100% ô tô mới bán ra thị trường là xe không phát thải vào năm 2025, đồng thời cũng là quốc gia đang dẫn đầu thế giới về tốc độ chuyển đổi từ ô tô động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu sang ô tô điện. Trước đó, vào năm 2021 tỷ lệ tiêu thụ ô tô điện tại Na Uy đạt 64,5%, tăng lên 79,3% vào năm 2022 và 82,4% trong năm 2023.Điều thú vị là những khách hàng mua ô tô mới tại Na Uy trong năm 2024 nếu không chọn ô tô thuần điện vẫn hướng đến việc giảm phát thải ra môi trường bằng cách chọn xe xe hybrid hay plug-in hybrid. Theo OFV có khoảng 5,3% số ô tô mới bán ở Na Uy năm 2024 là xe hybrid, trong khi khoảng 2,7% là xe plug-in hybrid. Chỉ có 986 xe ô tô tiêu thụ trên thị trường xe là chạy hoàn toàn bằng xăng.Theo người phát ngôn của Hội đồng thông tin đường bộ Na Uy (OFV), chúng tôi đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi sang ô tô điện trong những năm gần đây, và đang tiến gần đến mục tiêu đã đề ra vào năm 2025. Kết quả này có sự hỗ trợ đáng kể từ phía Chính phủ thông qua các gói ưu đãi, miễn thuế cho khách hàng mua ô tô điện.Trong số các thương hiệu ô tô trên thế giới đang sản xuất, phân phối tại Na Uy, hãng xe điện Tesla tiếp tục dẫn đầu với doanh số đạt 24.259 xe bán ra trong năm 2024, chiếm 18,9% thị phần. Volkswagen xếp thứ 2 với 14.000 xe bán ra chiếm 10,9% thị phần. Tiếp theo là Toyota với 13.678 xe (chiếm 10,6%); Volvo đạt 11.118 xe (chiếm 8,6%); BMW đạt 6.952 xe (chiếm 5,4%)…Đáng chú ý, các thương hiệu ô tô Trung Quốc với thế mạnh về xe điện cũng đang từng bước gia tăng vị thế tại thị trường Na Uy. Trong đó, BYD dù mới "chân ướt, chân ráo" gia nhập thị trường cũng đã bán được 2.669 xe (chiếm 2,1% thị phần); Xpeng đạt 1.962 xe (chiếm 1,5% thị phần) đồng thời xếp trên những thương hiệu như Mazda, Kia, Lexus, Peugeot…Trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Na Uy năm 2023, ô tô điện cũng chiếm đa số. Trong đó, Tesla Model Y vẫn là dòng xe bán chạy nhất với doanh số bán đạt 16.858 xe. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Tesla Model 3 (7.264 xe), Volvo EX30 (7.229 xe), Volkswagen ID.4 (7.222 xe), Toyota bZ4X (6.007 xe), Skoda Enyaq (4.610 xe), Nissan Ariya (3.772 xe)…Như vậy, tính trung bình trong năm 2024, cứ 10 chiếc ô tô đăng ký mới tại Na Uy có tới 9 chiếc là ô tô thuần điện. Kết quả này giúp Na Uy tiếp tục là quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ ô tô điện trong tổng số ô tô mới bán ra trong năm cao nhất thế giới ️
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo. ️