Chuyên gia tư vấn những lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ em
Chiều 18.2, Quốc hội thông qua nghị quyết bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội.Ông Phan Văn Mãi 52 tuổi, quê tỉnh Bến Tre. Trình độ lý luận chính trị: cao cấp. Trình độ chuyên môn: thạc sĩ quản lý kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân Anh văn.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, XIII. Trước khi giữ cương vị mới, ông là Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM khóa XV.Trước năm 2008, ông có thời gian dài công tác tại tỉnh Bến Tre.Từ tháng 8.2008, ông là Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách phía nam, rồi Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy viên Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó bí thư Đảng ủy Cơ quan T.Ư Đoàn.Từ năm 2014, ông làm Phó bí thư, rồi Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre.Tháng 8.2019 - 5.2021, ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, XIII; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.Tháng 6.2021 - 12.2023, Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.Tháng 8.2021, tại kỳ họp thứ hai, HĐND TP.HCM khóa X bầu ông giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM.Xe điện Ford F-150 Lightning liên tục tăng giá bán
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Những điểm đặc biệt khiến Metal Slug: Awakening trở thành “bom tấn” mùa hè 2023
Sau AFF Cup 2024, CLB Hà Nội đón những nhà vô địch như Thành Chung, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Hai Long và Tuấn Hải trở về. Những tuyển thủ đội tuyển Việt Nam đều có phong độ tốt ở AFF Cup, hứa hẹn giúp CLB Hà Nội nâng tầm sức mạnh, hướng đến chặng đường tiếp theo ở Cúp quốc gia và V-League. Tuy nhiên, ngoài Xuân Mạnh, HLV Lê Đức Tuấn đã không điền tên 4 cầu thủ còn lại vào danh sách thi đấu ở vòng 1/8 Cúp quốc gia, gặp CLB Đồng Tháp. Dù vậy, với việc được thi đấu trên sân nhà Hàng Đẫy và chỉ phải gặp đội bóng đang chơi ở hạng nhất nên giới chuyên môn dự đoán CLB Hà Nội sẽ có trận đấu dễ thở.Đúng như những nhận định, CLB Hà Nội đã thể hiện sự vượt trội, tạo ra sức ép lớn về phía khung thành CLB Đồng Tháp trong hiệp 1. Theo thống kê của chuyên trang Sofascore, CLB Hà Nội cầm bóng gần 75% và tung ra đến 10 cú sút - gấp 5 lần những gì mà CLB Đồng Tháp làm được. Tuy nhiên, sự chính xác là điều mà CLB Hà Nội không có ở hiệp 1, khiến họ bị Đồng Tháp cầm chân 0-0.Ngay sau tiếng còi khai cuộc, CLB Hà Nội đẩy cao đội hình tấn công. Ở cánh phải, nơi có sự xuất hiện của bộ đôi Văn Xuân và Văn Kiên trở thành hướng tấn công chính. Cặp đôi này liên tục chồng biên và thực hiện những đường tạt bóng nguy hiểm, khiến hàng thủ Đồng Tháp vất vả cản phá.Trong khi đó, ở khu vực trung tuyến, Hùng Dũng thể hiện tốt vai trò cầm nhịp và mở ra những đường chuyền thuận lợi cho hàng tiền đạo. Dù vậy, khi được trao cơ hội, những chân sút như Văn Quyết, Văn Tùng hay Văn Trường đều sút bóng ra ngoài hoặc không chiến thắng được thủ thành Thanh Tuấn của CLB Đồng Tháp.Ở chiều ngược lại, CLB Đồng Tháp chơi co cụm để bảo toàn mành lưới. Đội bóng của HLV Phan Thanh Bình lùi sâu đội hình và cũng không vội vàng phản công nhanh mỗi khi giành được bóng. Đại diện đất sen hồng chỉ có 2 cú sút về phía khung thành của Văn Hoàng nhưng cũng đưa bóng ra ngoài.Thế trận hiệp 2 không có nhiều thay đổi khi CLB Hà Nội vẫn là đội kiểm soát hoàn toàn thế trận. Đội bóng của HLV Lê Đức Tuấn đẩy cao nhịp độ và triển khai đa dạng các mảng miếng tấn công. Dù vậy, cũng giống hiệp 1, đội chủ bế tắc và không thể xuyên thủng được hàng thủ dày đặc, chơi lăn xả của CLB Đồng Tháp.Khoảng thời gian cuối trận, CLB Hà Nội không còn duy trì được sức ép như trước đó. Phía đối diện, CLB Đồng Tháp vẫn giữ cự ly đội hình tốt và có một số tình huống lên bóng đáng chú ý. Đáng tiếc, các chân sút của Đồng Tháp như Vũ Linh, Tuấn Em tỏ ra vội vàng và dứt điểm thiếu chính xác, khiến trận đấu khép lại với tỷ số hòa 0-0.Hòa 0-0 trong thời gian thi đấu chính thức, CLB Hà Nội và CLB Đồng Tháp phải bước vào loạt sút luân lưu. Đáng chú ý, đây là trận đấu thứ 3 liên tiếp ở Cúp quốc gia diễn ra chiều 12.1, sau trận đấu giữa CLB HAGL gặp CLB Bình Phước và CLB Bà Rịa-Vũng Tàu gặp Ninh Bình phải giải quyết bằng loạt “đấu súng”. Tại đây, cú sốc đã xảy ra khi CLB Đồng Tháp vượt qua CLB Hà Nội 4-3 sau 5 lượt sút.Bất ngờ đánh bại CLB Hà Nội, Đồng Tháp góp mặt ở vòng tứ kết Cúp quốc gia 2024 - 2025. Đối thủ của thầy trò HLV Phan Thanh Bình là CLB SLNA - đội có chiến thắng 1-0 trước CLB Đà Nẵng ngày 11.1.
Chiều 12.2, tiếp tục chương trình kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tại dự thảo luật trước đây, Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo từng đề xuất tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.Tuy nhiên, trong tờ trình của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc T.Ư theo luật Thủ đô và các nghị quyết của Quốc hội.Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, dự thảo luật quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn.Cùng đó là giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND; giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương…Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND, dự thảo luật cơ bản kế thừa luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Đồng thời quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được ủy quyền cho chủ tịch UBND thực hiện; quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND.Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục kế thừa luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch HĐND, số lượng các ban của HĐND thay vì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể như dự thảo luật.Điều này nhằm bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng đại biểu Quốc hội trong luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề. Cơ quan thẩm tra nhận định, việc sửa đổi các quy định về số lượng đại biểu HĐND, cơ cấu tổ chức của HĐND nên được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vào thời điểm thích hợp sau này.Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc tiếp tục quy định về nguyên tắc hoạt động của UBND như luật hiện hành, song cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND, từng thành viên UBND. Một số ý kiến đề nghị, về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động của UBND theo hướng là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng để đề cao tính chủ động và trách nhiệm của chủ tịch UBND.
Dàn sao cựu tuyển thủ 'phủ sóng' THF-10 Cúp Đông Á Thanh Hóa năm 2023
Dưới cái nắng nóng gay gắt, các loại nước uống giải khát như nước mía, nước dừa, nước sâm, nha đam… bán chạy. Quán nước mía trên đường Nguyễn Đình Chiểu đoạn gần với đường Nguyễn Thiện Thuật (Q.3, TP.HCM) mấy tháng qua lúc nào cũng tấp nập khách đến tận chiều tối. Bã mía ép ra không kịp thu gom cứ chồng chất lên cao như núi. Đến 6 - 7 giờ tối vẫn còn nhiều người xếp hàng đợi đến lượt mua. Nhiều người cho biết nước mía là loại thức uống tuyệt vời nhất trong mùa nắng nóng vì vừa giải khát lại có thể bổ sung năng lượng nhờ lượng đường cao và hấp dẫn nhất là giá rẻ, chỉ 10.000 đồng/ly.