$833
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của chỉ số trong dls. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ chỉ số trong dls.Mùng 4 Tết, dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vẫn chưa kết thúc, nhưng tại bến xe Miền Đông mới, rất nhiều người dân đã quyết định quay lại TP.HCM sớm. Không khí tại bến xe trở nên nhộn nhịp với những chuyến xe liên tục đưa hành khách từ khắp các vùng miền trở lại thành phố, sau hành trình về quê đón Tết.Chia sẻ về lý do trở lại TP.HCM sớm, chị Trịnh Thị Mai Chi, quê ở Bình Định, cho biết: "Lý do tôi đến thành phố sớm là để có thời gian nghỉ ngơi, sau đó là bắt đầu vào công việc. Từ Bình Định vào thì đi xe nên phải có thời gian nghỉ ngơi một chút".Bên cạnh đó, việc đến TP.HCM sớm để tránh tình trạng kẹt xe cũng được nhiều hành khách dự tính. Ông Vũ Quang Thái, quê ở Bình Định cho biết: "Mình vào Sài Gòn sớm để tránh kẹt xe. Rồi mình vào trước một ngày để chuẩn bị nghỉ ngơi rồi thứ hai bắt đầu công việc mới".Khi quay lại thành phố, nhiều người đã mang những món đặc sản quê hương theo. Những món ăn đặc trưng của từng vùng miền không chỉ là phần hương vị của Tết, mà còn là những món quà đầy tình cảm, được dành tặng cho bạn bè và đồng nghiệp. Mỗi món quà đều mang đậm dấu ấn quê hương, là biểu tượng của tình yêu thương và sự gắn kết giữa những người xa xứ.Theo thông tin từ Bến xe Miền Đông mới, từ mùng 1 đến 9 giờ sáng mùng 4 Tết, Bến xe Miền Đông mới có khoảng hơn 1.000 lượt xe đến TP.HCM với hơn 4.000 hành khách. Công tác tổ chức vận hành trong dịp Tết Nguyên đán đã được bến xe triển khai chủ động nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo thời gian di chuyển cho hành khách được thông suốt, thuận tiện. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của chỉ số trong dls. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ chỉ số trong dls.Điểm nhấn đặc biệt của chiến dịch là Sự kiện sum vầy đón Tết được Mondelez Kinh Đô tổ chức vào các ngày 25-26.1.12025 (nhằm ngày 26-27 Tháng Chạp) tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Khách mời tham dự sự kiện là những ai không về quê ăn Tết, không chỉ các bạn sinh viên, người lao động, mà còn là những người đang làm việc xa quê, vì nhiều lý do khác nhau không thể đoàn viên với gia đình.Mondelez Kinh Đô mong muốn tạo ra một không gian Tết ấm áp và vui tươi, nơi mọi người có thể cùng sẻ chia, kết nối và đón Tết như một gia đình, bất kể mọi người ở đâu hay hoàn cảnh ra sao. Trong không gian được thiết kế đậm nét văn hóa Tết của các vùng miền, mọi người sẽ có cơ hội tham gia ca hát, vui chơi, kết nối thêm bạn bè và cùng nhau tận hưởng những phút giây sum vầy ý nghĩa. Đặc biệt, sự kiện còn mang đến trải nghiệm xem bắn pháo hoa rực rỡ, tạo nên những khoảnh khắc trọn vẹn để chào đón năm mới. ️
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt. ️
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người dân TP.HCM ra đường vào ban ngày cảm thấy nắng, một số thời điểm oi ả; nhưng đêm đến lại se lạnh. Thời tiết TP.HCM đang thế nào?Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, sáng nay, TP.HCM mây thay đổi, trời nắng, không mưa. Nhiệt độ lúc 8 giờ là 25oC, độ ẩm 65%, gió đông bắc 2 m/giây.Ngày hôm qua, thời tiết TP.HCM mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Nhiệt độ giảm nhẹ. Tại Nhà Bè, nhiệt độ cao nhất là 31,8oC, thấp nhất 21,5oC. Trong khi đó, tại Tân Sơn Nhất, nhiệt độ ngày cao nhất là 33oC, thấp nhất 21oC. Như vậy, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm ở TP.HCM lên tới 12oC.Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, thông thường, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM thời điểm này từ 24 - 26oC, cao nhất 31 - 33oC; tức là chênh lệch giữa nhiệt độ ngày đêm chỉ khoảng 8 - 9oC. Vào những ngày có nắng nóng, nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 27oC, cao nhất từ 34 - 37oC; tức là chênh lệch ngày đêm khoảng 10oC.Như vậy, hôm qua chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở Tân Sơn Nhất lên đến 12oC, ở Nhà Bè chênh lệch khoảng 10oC nhiều ngày liên tiếp.Theo ông Quyết, mấy ngày qua, áp cao lạnh lục địa hoạt động với cường độ ổn định, vẫn tiếp tục khuếch tán xuống phía nam. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung bộ hoạt động mạnh. Với hình thế thời tiết này, thường trời sẽ ít mây do hệ thống trường phân kỳ trên cao chiếm ưu thế. Khi trời ít mây, bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất trở lại khí quyển sẽ mạnh, nói cách khác, nguồn nhiệt mà trái đất nhận được từ mặt trời vào ban ngày sẽ mất dần, nhanh vào sáng sớm, đêm; cộng thêm sóng lạnh từ áp cao lạnh lục địa ở phía bắc khuếch tán xuống và tính chất mặt đệm nên đêm, sáng sớm nhiệt độ giảm thấp, người dân cảm thấy se lạnh.Ban ngày nắng mạnh, nhất là buổi trưa, đầu giờ chiều, bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được lớn nhất, do ít mây trong tầng khí quyển tầng thấp che chắn. Do vậy, nhiệt độ không khí gần bề mặt đất tăng cao, gần tới ngưỡng nắng nóng (trên 35oC). Thời kỳ này khu vực Đông Nam bộ, TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất lớn, có khi lên tới hàng chục độ C, Nam bộ đang dần chuyển sang thời kỳ xuất hiện nắng nóng.Cơ quan dự báo khí tượng cho hay, hôm nay, áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu. Trên cao áp cao cận nhiệt đới vắt qua Trung bộ hoạt động ổn định. Thời tiết Nam bộ mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Tại TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tiếp tục ở ngưỡng 12oC, dự báo cao nhất là 34oC lúc 14 giờ và đêm là 22oC.Dự báo thời tiết TP.HCM, Nam bộ từ 2 - 3 ngày tới, mây thay đổi, ngày nắng, đêm mưa. Sáng sớm có nơi có mù nhẹ, trời se lạnh. Nhìn chung, nửa đầu tháng 2, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay.Tới nửa cuối tháng 2, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Trong tháng, TP.HCM có thể xuất hiện một số cơn mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và giông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét. ️