Thể thao điện tử vinh danh cho các VĐV có thành tích xuất sắc nhất năm 2023
Lễ ký kết hợp tác diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Indonesia, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên cũng như giữa hai quốc gia. Hợp đồng khung giữa FPT và KMP Aryadhana có trị giá 67 triệu USD với thời hạn 5 năm, tập trung vào việc triển khai thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp) của KMP Aryadhana trong các lĩnh vực quan trọng như quản lý rác thải, giáo dục số, giáo dục hợp tác và nông nghiệp số nhằm đảm bảo chương trình an ninh lương thực. Hợp tác sẽ phát huy các thế mạnh của FPT về trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet vạn vật và điện toán đám mây, từ đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực thuộc khuôn khổ ESG và giáo dục.Chuyển đổi số đóng vai trò then chốt, góp phần tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của KMP Aryadhana tại tỉnh Yogyakarta, đồng thời đẩy mạnh phát triển bền vững trong các lĩnh vực trọng yếu. Những nỗ lực này được kỳ vọng sẽ củng cố vị thế là trung tâm văn hóa, giáo dục hàng đầu của tỉnh này tại Indonesia. KMP Aryadhana và FPT dự kiến sẽ thành lập một phòng nghiên cứu AI và triển khai các sáng kiến chuyển đổi số trong giáo dục và thực hành ESG không chỉ tại Yogyakarta mà còn nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc cũng như toàn cầu.Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT chia sẻ: “Là nền kinh tế năng động với tầm nhìn đổi mới sáng tạo, Indonesia đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của FPT tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác với thương xã KMP Aryadhana không chỉ góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh về công nghệ mới, đặc biệt là AI của FPT trên quy mô toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng sẽ cùng với thương xã KMP Aryadhana góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của Indonesia trong các lĩnh vực trọng yếu như quản lý rác thải, giáo dục số, quản lý tài nguyên rừng và nông nghiệp số”.Nói về sự hợp tác này, GS-TS Ahmad Subagyo, Chủ tịch KMP Aryadhana, chia sẻ KMP Aryadhana rất hân hạnh nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ FPT, không chỉ về chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ mà còn ở tầm nhìn quốc tế, giúp đưa các chương trình ESG của KMP Aryadhana vươn tầm thế giới.Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội
Sáng 25.1, xảy ra kẹt xe ở khu vực cầu Rạch Miễu. Tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi xảy ra va chạm giữa xe khách giường nằm và xe máy khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 25 cùng ngày, xe khách giường nằm BS 84B-005.58 lưu thông trên QL60 theo hướng từ Bến Tre qua Tiền Giang. Khi xe khách vừa qua cầu Rạch Miễu, đang đổ dốc (đoạn thuộc địa bàn P.6, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) thì va chạm với xe máy BS 83C1-704.52 do một phụ nữ khoảng 35 tuổi (ngụ H.Kế Sách, Sóc Trăng) điều khiển lưu thông chiều ngược lại.Sau va chạm mạnh, người phụ nữ đi xe máy ngã xuống đường, bị xe khách giường nằm cán qua người tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, xe máy hư hỏng nặng, nằm trước phần đầu xe khách; nạn nhân nằm dưới gầm xe. Vụ tai nạn khiến tình trạng kẹt xe ở cầu Rạch Miễu trở nên trầm trọng. Đến gần 10 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang mới xử lý xong hiện trường. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, thời điểm hơn 11 giờ cùng ngày, trên QL60 vẫn còn hàng ngàn phương tiện xếp hàng chờ ở hai phía đầu cầu Rạch Miễu. Bên cạnh đó, hàng đoàn xe máy đổ về từ hướng TP.HCM đi các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng khiến tình trạng kẹt xe càng căng thẳng.
Đào ao “khủng” cứu vườn cây trái
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Theo ghi nhận của Thanh Niên vào chiều 5.3 tại trụ sở Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (Công viên nghĩa trang Thanh Bình, xã Mỹ Thuận, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), khoảng hơn 10 chiến sĩ công an và lực lượng quản lý thị trường đã có mặt tại đây để kiểm tra, làm việc với công ty này.Lực lượng chức năng có mặt ở đây ít nhất 2 tiếng và xuất hiện tại khu vực văn phòng, khu vực bày bán quách của công ty.Một lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho hay, sự xuất hiện của lực lượng công an tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên là chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định sau khi nhận được phản ánh vụ việc gây xôn xao dư luận.Cùng ngày, PV Thanh Niên cũng có cuộc trao đổi với một số người dân trên địa bàn H.Nghĩa Hưng và H.Nam Trực (Nam Định) từng sử dụng dịch vụ hỏa táng tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên. Họ đều xác nhận công ty này không cho người dân mang quách từ bên ngoài vào, tất cả đều phải mua quách tại đây với giá trên 10 triệu đồng. Đặc biệt, người dân cho biết giá quách ở trong công ty bán cao hơn rất nhiều so với ngoài thị trường nhưng trong lúc tang gia bối rối, họ không tranh cãi mà cắn răng chịu đựng.Một số người giải thích, tại địa bàn Nam Định chỉ có một đơn vị hỏa táng nên đơn vị này lợi dụng sự độc quyền để gây khó khăn cho người dân.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên trước đây có tên là Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long, do ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Hội đồng quản trị điều hành. Tháng 4.2023, ông Trần Đình Giao bị TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt 5 năm tù, đồng thời phạt bổ sung 60 triệu đồng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".Cùng bị xét xử trong vụ án này còn có 3 bị cáo khác là Trần Thị Hoan (nhân viên bộ phận thu ngân), Phạm Thị Hoa và Đỗ Minh Tiến (nhân viên bộ phận kế toán của Công ty tang lễ Hoàng Long) tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Tòa tuyên phạt Hoan và Hoa mỗi người 2 năm tù, Tiến 3 năm tù.Công ty tang lễ Hoàng Long thành lập tháng 7.2012 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Long, được Sở KH-ĐT tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trụ sở đặt tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình (ở xã Mỹ Thuận, H.Mỹ Lộc, Nam Định).Năm 2020, Công ty tang lễ Hoàng Long xảy ra 2 vụ án cưỡng đoạt tài sản, bảo kê hoạt động hỏa táng đã bị Công an tỉnh Nam Định, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.Trong đó có một vụ án trong đường dây Đường "Nhuệ" (tức Nguyễn Xuân Đường, ở tỉnh Thái Bình) thực hiện. Sau đó, Đường "Nhuệ" bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 15 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, 6 đồng phạm còn lại (có Nguyễn Thị Dương, vợ Đường "Nhuệ") bị tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù về cùng tội danh.Vụ thứ 2 là cưỡng đoạt tài sản của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ thông qua hoạt động bảo kê dịch vụ hỏa táng, do Trần Đại Thủy (trú tỉnh Nam Định) và 3 đồng phạm thực hiện.Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ.Trong đoạn clip được đăng tải, những người đang đeo khăn tang tỏ ra bức xúc với nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên khi phải trả giá cao để mua hũ tro cốt cho người thân. "Tôi không có tiền, có mỗi cái quách mà bắt tôi mua với giá 9 - 10 triệu, tôi không thể bình tĩnh được", người dân phản ứng.Anh Dương Công Viên (trú H.Trực Ninh, Nam Định) người xuất hiện trong đoạn clip cho biết, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu gia đình không bị nhân viên công ty ép mua quách, tiểu với giá cao để đựng hài cốt."Lúc đầu, khi giới thiệu dịch vụ hỏa táng, họ không nói luôn chúng tôi phải chuẩn bị một cái quách hay tiểu như này để gia đình cân đối. Khi thiêu xong, chúng tôi mới nhận được thông tin phải mua thêm quách để đựng tro cốt. Sau đó, cả gia đình bàn bạc mua quách cùng phụ kiện tang lễ với tổng giá tiền 10,5 triệu đồng", anh Viên nói.Mặc dù đã chọn được quách ưng ý để đựng tro cốt nhưng gia đình anh Viên bị nhân viên từ chối và không cho lấy quách đó với lý do bé, kích thước không vừa rồi chỉ sang khu vực quách có giá cao hơn. Gia đình thắc mắc hỏi vì sao không cho lấy quách đó mà phải chọn quách giá cao với giá vài chục triệu đồng thì được nhân viên trả lời "quách giá cao sẽ rộng hơn".Sau đó, người nhà anh Viên bức xúc và muốn ra ngoài mua quách nhưng tiếp tục bị công ty từ chối. "Không được phép mang quách bên ngoài vào, họ bắt buộc đến đó dùng đồ bên trong hết", anh Viên nói tiếp.
Gỏi gà măng cụt, món ngon chỉ có một mùa duy nhất trong năm, ăn ở đâu?
Ngày 3.1, tin từ Công an xã Ea Ngai (H.Krông Búk, Đắk Lắk), đơn vị vừa tổ chức cứu một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trong rẫy cà phê.Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, người dân thôn 2, xã Ea Ngai báo tin đến Công an xã có một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trên địa bàn. Ngay sau đó, Công an xã Ea Ngai cử lực lượng đến hiện trường, triển khai phương án cứu hộ. Qua đánh giá tình hình, công an nhận thấy giếng sâu, người rơi xuống giếng có thể bị thương nặng, thiếu dưỡng khí, cần cứu hộ nhanh.Lúc này, nhiều người dân nghe tin, đưa thêm phương tiện đến hỗ trợ. Khi có trục quay của người dân, một chiến sĩ công an ngồi trong rọ sắt, được nối dây đưa xuống giếng để thực hiện việc cứu hộ.Người phụ nữ sau đó được kéo lên mặt đất an toàn và đưa đến Trung tâm y tế TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) điều trị.Người bị nạn tên N.T.H (trú tỉnh Phú Yên), đang hái cà phê thuê cho người dân trên địa bàn. Trưa 2.1, bà H. đi lượm cà phê thì không may bị rơi xuống giếng sâu khoảng 25 m. Theo một cán bộ Công an xã Ea Ngai, giếng không có nước khiến nạn nhân rơi xuống bị gãy hai chân, đa chấn thương nhưng còn tỉnh táo.