$580
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của thẻ vàng quyền lực. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ thẻ vàng quyền lực.Tóc bạc được xem là một dấu hiệu của "tuổi già ập đến". Nhưng hiện nay, nhiều chị em trẻ tuổi U40, U50 chọn nuôi mái tóc bạc trắng tự nhiên và xem đây là nét đẹp riêng biệt. Chỉ khi đó, họ mới thật sự thấy tự do và hạnh phúc. Chị Nguyễn Thoa (49 tuổi, ở Hà Nội) làm kinh doanh và tư vấn dinh dưỡng cho biết, từng khổ sở vì mái tóc bạc sớm từ những năm tuổi đôi mươi. Lúc đầu chỉ vài sợi lẻ tẻ, nhưng rồi tóc bạc nhanh hơn cả tốc độ chị kịp thích nghi. Khi đó chị rất bối rối, vì tóc bạc khi còn trẻ không phải là chuyện phổ biến. Thế nên, chị quyết định chọn cách che giấu bằng cách nhuộm phủ bạc. Thi thoảng quá bận, chị không kịp đi nhuộm chân tóc thì mọi người xung quanh phát hiện.Mọi người đề xuất cho chị nhiều giải pháp "cứu vớt thanh xuân". "Nhuộm đi em, tóc bạc trông già lắm, không nhuộm thì ít nhất cũng phải che lại chứ", chị Thoa kể lại một trong những lời khuyên phổ biến. Dù không tự ti về mái tóc bạc, nhưng chị thấy phiền khi ai gặp cũng hỏi. "Mái tóc trên đầu không còn là của tôi nữa mà là của thiên hạ", chị hồi tưởng. Giống chị Thoa, chị Nguyễn Yên Thảo (45 tuổi) làm việc ở ngôi nhà Nhịp cầu hạnh phúc (OBV) ở TP.HCM cũng bắt đầu bạc tóc khi chưa chạm tuổi 30. Còn trẻ, chị không dám nghĩ đến việc nuôi tóc bạc nên mặc nhiên là phải... nhuộm đen. Dịch Covid – 19 salon tóc đóng cửa, nhưng vì không chấp nhận được mái tóc bạc của mình nên chị mua gói thuốc đen về tự nhuộm."Hầu như mỗi tháng đều phải nhuộm chân tóc nên rất mệt mỏi. Nhiều năm trôi qua, tóc của tôi khô, xơ vì thuốc nhuộm. Nhưng nếu không nhuộm thì cứ 10 người gặp thì đến 8 người hỏi tại sao", chị kể. Có những khoảnh khắc trong đời, con người buộc phải đối diện với chính mình. Với chị Thảo là giai đoạn cuối năm 2021, trong một lần cố gắng thay đổi màu tóc của mình qua các bước tẩy, nhuộm ở salon, tóc của chị Thảo "như một bó rơm, vuốt không đi, màu lên nham nhở, không thể nào chịu đựng". Cho đến khi có một người em khuyên: "Chị Thảo đừng phá tóc như vậy, hãy để bạc luôn đi". Và đó là đầu tiên chị Thảo quyết định cắt tóc ngắn, nuôi lại mái tóc tự nhiên dù đã bạc quá nửa của mình.Còn với chị Thoa, giây phút nhìn vào gương với ánh đèn rọi xuống đỉnh đầu làm lộ khoảng da mỏng manh vì hói đến giờ vẫn hiện rõ. Đó là phần chân tóc thưa thớt, sợi tóc khô cứng, xơ xác chẳng còn chút sức sống, bị bào mòn sau nhiều năm tiếp xúc thuốc nhuộm."Mình không thể tiếp tục như vậy. Mình cần thay đổi. Mình thấy mệt vì nhiều năm phải che giấu", chị Thoa kể và cho biết sau quyết định định ngừng nhuộm tóc, chị khám phá được một hành trình mới với nhiều bất ngờ.Để tóc bạc không chỉ là một quyết định về ngoại hình, mà là một bước ngoặt lớn về nhận thức. Đó là khi chị Thoa bắt đầu nhìn cái đẹp theo một cách khác. Vẻ đẹp không còn gói gọn trong sự trẻ trung, trong chuẩn mực mà xã hội đang áp đặt.Tự tin với chị Thoa là không tìm cách che giấu mái tóc nữa mà đối diện và trân trọng nó. Cũng lúc đó, người phụ nữ cảm thấy được sự tự do, thứ mà bao năm chị vô tình đánh mất.Chị Thoa dọn hết 1 ngăn kéo dụng cụ ngụy trang mái tóc bạc như phấn che tóc hói, tóc giả... Và đặc biệt, chẳng còn cảm giác cuống quýt, vội vã đi chấm phủ bạc cứ 2-3 tuần/lần.Khi lộ mái tóc bạc đến 95%, chị Thoa nhận được nhiều lời khen, thậm chí nhiều người còn nhờ tư vấn cách chăm sóc để những sợi tóc bạc khỏe hơn. "Một điều thú vị là khi mình soi tóc dưới ánh nắng, những sợi bạc trở nên lấp lánh và trông thật tinh khiết", chị Thoa nói.Từ ngày nuôi tóc bạc, chị Yên Thảo luôn ưu tiên màu áo trắng và xám trắng. Một lần được đài truyền hình mời phỏng vấn về xu hướng trang trí, thiết kế cây thông giáng sinh nên chị thử mặc áo màu đỏ. "Trang điểm xong, mình phát hiện tóc bạc cũng không kén màu áo", chị kể và lập tức đăng hình khoe ngay với các chị em trong "hội tóc bạc".Hội tóc bạc là nhóm Tóc bạc đẹp tự nhiên - Lấp lánh Hội trên Facebook do chị Lưu Hà (43 tuổi, ở TP.HCM) lập ra hồi tháng 10.2022. Có mái tóc bạc từ tuổi đôi mươi và mất hơn chục năm cố che giấu bằng cách nhuộm, chị Hà chợt nhận ra bản thân cần thay đổi khi nhìn vào mái tóc không còn sức sống. 6 năm trước, chị Hà nuôi tóc bạc thành công, tóc giảm rụng, dầy dặn, chắc khỏe. Chẳng còn ai khuyên chị Hà nên nhuộm phủ bạc nữa, thậm chí có người còn khen đẹp như tóc làm ở tiệm. Hạnh phúc mỗi ngày với mái tóc thuận tự nhiên, mong muốn lan tỏa niềm tin về màu tóc bạc rất đẹp đến nhiều chị em phụ nữ nên chị Lưu Hà quyết định lập nhóm. "Nơi đây, những mái tóc bạc đẹp tự nhiên có cơ hội được trưng bày. Là nơi chia sẻ kinh nghiệm nuôi tóc bạc tự nhiên, sống khỏe, an lành và hạnh phúc", chị Hà chia sẻ. Ban đầu, chị Hà mời bạn bè trên mạng xã hội của mình tham gia. "1 năm sau, nhóm chỉ tròn 80 thành viên. Nhưng qua năm thứ 2 lên đến 1.000 người và tính đến ngày 8.3.2025 là gần 44.000 thành viên", chị Hà nói. Trung bình mỗi ngày có 20-30 bài đăng với 250 người tương tác thường xuyên trong nhóm. Thành viên chia sẻ những hình ảnh đẹp, kỷ niệm của bản thân cùng tóc bạc, những hoạt động thể dục thể thao, văn thể mỹ, lối sống khỏe đẹp… Những bài về kinh nghiệm chăm sóc và quá trình nuôi tóc bạc được đóng góp. Bên cạnh đó cũng có bài viết mà người đăng còn phân vân về màu tóc bạc.Khi đó, những thành viên uy tín sẽ có những động viên, chia sẻ. Ví dụ như chị Yên Thảo từng đăng bài viết về cách chăm sóc tóc. Theo chị, dù là để tóc bạc tự nhiên nhưng vẫn rất cần được chăm sóc nhiều, vì tóc đã bạc là tóc yếu và dễ hư tổn. Chị Thảo cho rằng nên chăm sóc từ bên trong bằng cách ăn uống đủ chất, nên bổ sung thêm viên uống có dưỡng chất giúp tóc phát triển khỏe mạnh hơn, giảm rụng. Chọn lựa dầu gội phù hợp. Tóc bạc rất dễ khô nên khuyên chị em dùng sản phẩm dưỡng phục hồi tóc. "Với tôi giờ đây, chỉ cần tóc khoẻ, nhìn óng ả thì màu nào cũng đẹp", chị nói. Chị Thoa cho biết thêm, càng đi sâu vào hành trình này, chị nhận ra nuôi tóc bạc không chỉ là một quyết định về mái tóc, mà còn là sự lựa chọn về lối sống và tư duy về cái đẹp. Chị hướng đến sự tự do và theo đuổi cách để tự tin từ bên trong – vẻ đẹp thực sự không cần tô vẽ hay cố gắng níu kéo. Chỉ 1 mái tóc bạc không làm mình già đi mà khiến mình trở nên khác biệt, tóc bạc cũng chỉ là một màu tóc đặc biệt. Xu hướng nuôi tóc bạc tự nhiên ở Việt Nam đang dần thay đổi. Từ e dè, băn khoăn thành một lựa chọn có ý thức. Ngày càng nhiều phụ nữ nhận ra họ không cần phải chống lại thời gian để đẹp, mà có thể đẹp theo cách riêng của mình với tóc bạc đầy khí chất và cá tính. Nuôi tóc bạc tự nhiên không còn chỉ là một trào lưu, mà đã trở thành sự thức tỉnh về vẻ đẹp chân thực và sự tự do."Sau khi sức ảnh hưởng của nhóm bùng nổ từ tháng 10.2024, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có ngày càng nhiều mái tóc lấp lánh tự nhiên xuất hiện quanh mình. Tôi khâm phục những phụ nữ nuôi tóc bạc. Họ tự do, dũng cảm, biết chấp nhận và cũng rất kiên trì", chị Lưu Hà nhắn nhủ. Chị Lưu Hà chia sẻ "công thức" để các chị em sống chung với tóc bạc tự nhiên như sau:+ Công khai với mọi người là tôi đang nuôi tóc bạc tự nhiên (gia đình, cơ quan, mạng xã hội...). Điều này rất quan trọng, giúp bạn đối diện mọi người dễ dàng hơn và họ cũng quen dần với giao diện mới của bạn. Những câu hỏi, những lời khuyên khiến bạn dễ lung lay cũng sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Nhưng cũng không ít sự ủng hộ và động viên vì họ hiểu lựa chọn của bạn. + Chọn kiểu tóc giúp bạn tự tin nhất (thông thường tóc ngắn và tỉa thường xuyên sẽ dễ chăm sóc và nhanh ra đều màu bạc). Có thành viên nhóm còn dũng cảm cạo đầu để đều màu nhanh nhất.+ Trang phục và phụ kiện phù hợp cũng sẽ góp thêm tự tin cho bạn trong giai đoạn này. + Thường trực nụ cười và tập trung vào các thế mạnh khác của bản thân để tạm quên màu tóc chưa đều đẹp. "6 tháng đầu sẽ là giai đoạn khó khăn và cần sự kiên định nhất. Mong bạn sớm lấy lại sự tự tin", chị Hà nhắn nhủ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của thẻ vàng quyền lực. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ thẻ vàng quyền lực.Chiều 2.1.2025, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Hồng Hải Hồ (37 tuổi, ở P.An Hòa, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả điều tra ban đầu, Hồ làm "cò" gạo, giúp thương lái mua bán gạo với các nhà máy, cơ sở xay sát, lau bóng gạo khu vực TP.Sa Đéc. Nhiều thương lái tin tưởng giao cho Hồ trực tiếp mua bán và nhận tiền của các cơ sở mua bán gạo rồi đưa lại. Khoảng tháng 3.2024, Hồ trực tiếp mua bán gạo và nhận hơn 3 tỉ đồng của các cơ sở. Thế nhưng, sau khi nhận tiền, Hồ không đưa cho các thương lái mà sử dụng toàn bộ số tiền này chơi đánh bạc qua mạng và thua hết tiền. Phát hiện bị Hồ chiếm đoạt tiền, các thương lái làm đơn tố cáo đến cơ quan công an. Công an tỉnh Đồng Tháp thông báo ai là bị hại trong vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Hồ Hồng Hải Hồ thì liên hệ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp (246 Lê Đại Hành, P.Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh; hoặc điều tra viên Dương Đăng Khoa - ĐT: 0945441311) để được hướng dẫn xử lý. ️
Để tận dụng tối đa nguồn năng lượng, người lái có thể duy trì tốc độ của xe ở mức tối ưu nhất, mức này thường dao động từ 50 - 80 km/giờ. Đối với xe điện, di chuyển trên đường cao tốc có thể tốn pin nhiều hơn so với đường xa lộ, tương đương mức di chuyển trong đô thị Việt Nam.️
Xóm nhỏ khi đó chỉ mới có mấy nhà nằm trên một động cát hoang vắng toàn xương rồng bàn chải gai góc, nhà tranh vách lá không có rào cổng và cứ chùm nhum lại mà cất lên. Người đếm tới đếm lui nửa kín nửa hở có khi còn ít hơn cả bầy khỉ trên ngọn núi mồ côi gần đó chiều chiều tràn xuống kiếm chuyện cướp bóc. Từ xóm nhà lá này chạy một hơi băng qua động cát nóng bỏng vốn là bãi tha ma, đạp lên những vạt hoa muống biển, hoa ngũ sắc, dừa cạn, bồn bồn, chen giữa rừng dương, rừng mai… thì òa ngay vào lòng biển. Mỗi lần nhớ lại cái duyên nợ với Vấn từ năm lên mười tuổi khi còn ở chung trong xóm này thì Nhi lại cười ngặt nghẽo không nín được. Cùng phận nhà nghèo theo cha mẹ tha phương lập nghiệp trong thời loạn lạc nên trẻ nhỏ trai gái gì cũng chơi chung sa cạ với nhau. Chiều chiều cả bọn ra ngoài động cát hái me dương, dủ dẻ, chim chim đã đời rồi đào hang bắt dông nướng ăn, lắm khi trúng cả hài cốt. Bọn con trai đem banh hoặc cầu ra chơi, con gái ẵm em lê la theo vừa dỗ em vừa hò reo phụ họa. Nhi là chị đầu nách thằng em lên ba tuột lên tuột xuống tay kia bưng chén cơm kẹp cái muỗng để đút ăn. Trái banh định mệnh Vấn đá bay thẳng vô chén cơm của Nhi, Nhi túm áo thủ phạm lôi về nhà mắng vốn. Bà mẹ Vấn phải bới chén cơm khác đền cho. Nhà Nhi đã nghèo mà nhà Vấn còn nghèo hơn, chắc có đứa ăn đòn.Hai nhà chỉ cách nhau cái hàng cây thuốc dấu, loài cây thân thảo đứng thẳng cứng cáp mọc ken dày, lá và thân bẻ ngang có mủ trắng như sữa. Mỗi lần ra hàng rào ngóng qua nói chuyện là y như rằng cả vạt lá thuốc dấu bị ngắt vì cái trò chơi kéo bong bóng. Chiếc lá khi bẻ gập ngang ứa chút mủ trắng, từ từ kéo hai đầu lá ra tạo thành cái màng ngũ sắc. Rồi so kè bong bóng của đứa nào to hơn đẹp hơn. Nhưng đến năm 16 tuổi thì Vấn và Nhi không bẻ lá vẹt rào nữa mà chỉ lụt lịt ngang qua thật nhanh thôi.Vấn nói, "Nay chuyển cái bàn học ra sát cửa sổ nhà sau cho nó sáng rồi đó".Nhi: "Tháng này có tới mấy ngày vía, mệt ghê".Vấn thư sinh tuấn tú học cao nhứt nhà, giỏi nhứt xóm, là con trai út giữ hy vọng đổi đời cho một gia đình hoàng tộc lỡ vận. Đã vậy còn biết đàn hát, biết thổi harmonica. Hai anh trai thất học ra đời từ rất sớm lăn lộn trên khu đề pô xe lửa nuôi cả gia đình gần chục miệng ăn và cái bàn đèn thuốc phiện tàn dư của thực dân phong kiến. Nhi ngược lại là chị cả nên cũng chịu cảnh nhường đàn em ăn học, từng đi giữ trẻ cho nhà Tây, đi bán hàng rong, mặn mà có duyên. Ngày nào Nhi cũng thấy bầy con gái lấp ló trước nhà Vấn mượn sách mượn vở rồi dấm dúi gì đó. Mấy đứa đó là nữ sinh khác Nhi lắm, quần trắng áo hoa, tóc dài quá lưng cột lơi bằng khăn mù soa, nói cười gì cũng che miệng khúc khích. Nhi không đi học nhưng cũng biết chữ nhờ ẵm em tới trường coi ông thầy dạy học, rị mọ vậy mà sau này thư từ tới tay là đọc ro ro.Toàn nói bâng quơ mà hiểu nhau hết. Cái cửa sổ nhà sau kê bàn học của Vấn gần ảng nước chỗ ngồi rửa chén của Nhi từ bếp bước ra. Nay hai nhà đã có tường chắn với cái cửa lùa bằng gỗ có song lỏng lẻo. Quan trọng là mấy con yêu nữ lượn lờ trước nhà Vấn sẽ không nhìn thấy. Nhà Nhi khi đó đã cất lên một cái am nhỏ thờ Mẫu thường hầu đồng, cha Nhi là cung văn, mẹ kế là đồng đền, mẹ ruột âm thầm như tôi đòi trong nhà. Con nhang đệ tử sau 1954 thì phát triển từ miền ngoài vào ồ ạt, am điện nở rộ. Nhà Nhi chưa kịp làm giàu thì cha chết, mẹ kế tiếp quản, mẹ ruột vẫn tiếp tục sống như gia nô. Nhưng Nhi thì không.Vấn nói, "Sáu giờ nghe". Nhi "Ờ".Hai người từ mày tao thằng nọ con kia chuyển sang nói trỏng hồi nào không hay.Đúng giờ, ngó trước ngó sau không thấy ai Nhi chuồi qua song cửa có Vấn chờ sẵn khi thì mấy trái chuối, lúc vắt xôi, lúc cái bánh, củ khoai… là đồ cúng mới hạ xuống. Học trò có thứ dằn bụng thức khuya học bài, làm thơ tình và thổi khẩu cầm, cô bé hàng xóm lần giở những bức thư tay có vẽ hình giai nhân đêm mơ giấc mơ đẹp trong thanh âm du dương.Mùa hè năm đó Vấn thi Trung học đệ nhất cấp đứng đầu toàn tỉnh, khệ nệ ôm phần thưởng về cả xóm lao động nghèo lác mắt. Bầy nữ sinh như bướm trắng lại dập dìu. Nhà Vấn tới đâu cũng khoe con trai mình nay mai xong tú tài sẽ học tiếp ra bác sĩ kỹ sư, tha hồ kén dâu.***Nhi cầm trên tay mấy tấm ảnh chân dung của mình chụp ở hiệu ảnh photo Sanh nổi tiếng nhứt nhì thị xã. Kiểu thì có sẵn ảnh mẫu trưng bày ngoài tiệm, thích gì chọn nấy. Tấm thì mặc áo dài tứ thân ôm gọn thân hình nảy nở chít khăn mỏ quạ trên đầu, tấm thì quấn xà rông mang gùi trên vai, tấm khác bới tóc đeo kiềng áo dài cổ cao. Chủ hiệu ảnh ngỏ lời xin phép được phóng to trưng bày trong tiệm. Người mẫu ảnh bất đắc dĩ nổi tiếng ngang xương. Vài nơi đánh tiếng nhưng cứ tới tai là Nhi sa sầm. Mẹ ruột suốt ngày chì chiết đừng nghe lời mấy thằng học trò đàn địch thơ thẩn trước sau chi nó cũng bỏ mi. Mẹ kế ác liệt hơn có lần xông ra sau hè chỗ Nhi đang cởi trần tắm để khám vú cô với niềm tin sắt đá là nếu từng để trai bóp thì "cục tràm" sẽ bị nhão. Bạn gái cùng trang lứa to nhỏ mét lại đứa này đứa kia mê thằng nớ chê bai mi, nhà nọ nhà kia sang giàu ưng gả con cho hắn.Lần hẹn hò đầu tiên của Vấn Nhi là ở gốc dừa bên bờ biển tối om. Hai người mắc làm gì không biết để cho một cơn sóng lớn đánh lên trôi mất bóp ví giày dép. Lần sau dắt nhau leo lên lầu Ông Tư đang trống trơn vô chủ, nhìn ra biển nghe sóng vỗ vừa lãng mạn kín đáo vừa an toàn, ma cỏ kệ. Thêm vài cái lần sau nữa…***Mùa thu năm sau Nhi run rẩy báo tin với Vấn, "chắc là em có chửa rồi". Nhà Nhi không biết gì vẫn đang ráo riết ép gả cô cho người mà họ chọn.Vấn hơi bất ngờ nhưng kịp trấn tĩnh, "tụi mình sẽ thành vợ chồng, để anh tính". Vấn vừa đậu Tú tài 1, cả nhà đang dồn sức vun vén cho cậu con trai tiếp tục học lên."Đừng bỏ em"."Em dám đi theo anh không?"."Đi đâu em cũng đi theo. Khổ mấy em cũng chịu được, miễn mình có nhau".Nhi có sợi dây chuyền vàng 5 chỉ nhờ bán buôn dành dụm mà sắm được, Vấn có cái đồng hồ là phần thưởng trong kỳ thi đệ nhất cấp năm trước, hai người cộng lại có thêm cái thai trong bụng Nhi và một biển trời mơ ước. Rồi cứ vậy mà xuôi Nam.***"Anh đi đâu giờ mới về? Em đi tìm anh nãy giờ", Nhi mếu máo."Trời, mới ra đầu ngõ hớt tóc à, nãy có nói mà"."Nói hồi nào đâu, tưởng anh bỏ em đi luôn"."Sao bỏ được. Vắt cái khăn trên cổ chi vậy?""Để lau nước mắt đó, tưởng anh bỏ đi em khóc"."Bữa sau đừng có ra ngoài nghe chưa, cứ ở trong phòng chờ"."Mình kiếm được nhà thuê chưa anh? Em không thích ở đây"."Ở đây cũng ổn mà"."Không, thà kiếm chỗ thuê tốn chút chớ ở nhờ nhà bà con giàu có như vầy em không thích, ra vô ké né lắm mà họ coi mình như người xa lạ còn khi dễ tủi thân lắm"."Vậy mình dọn tới nhà ông Ba xích lô nghe, xóm lao động chắc giá rẻ"."A, là cái ông hôm trước chở anh đi vòng vòng kiếm việc chớ gì? Được đó, dọn liền đi anh"."Ừ thôi vô trong chuẩn bị đồ đi đừng ra ngoài nữa".***Mùa xuân năm đó Nhi mang cái bụng chửa vượt mặt chờ ngày lâm bồn, Vấn cầm cái bằng Tú tài 1 xin đi dạy kèm, đi đánh máy thuê, đi làm thư ký cho hãng buôn. Hai vợ chồng được một người bà con xa cho ở nhờ trong cái nhà kho được hơn một tháng thì phải lặng lẽ cuốn gói đi tìm nơi khác trọ. Chủ nhà mới là bác Ba đạp xích lô hiền hậu khoan dung, vợ làm mắm bán lẻ. Cũng là cái duyên khi một chiều muộn bác xích lô chở trúng khách là một cậu trai trẻ mặt mũi sáng láng nhưng u sầu, hỏi thăm thì biết đang đi tìm việc và nhà thuê. Vài câu sơ giao mà nhìn ra trong nhau sự thiện lương. Nhi về đó phụ việc ngon lành, không từ nan chuyện lớn chuyện nhỏ. Vấn cũng làm đầu tắt mặt tối. Những ngày giáp tết thấy ai nấy cũng sắm sửa chuẩn bị về quê, Vấn Nhi chỉ biết lảng đi.Từ trong cái phòng trọ tồi tàn của mình bó gối nhìn ra đường thấy thiên hạ chộn rộn, nhớ nhà nhớ mẹ nhớ em, Nhi khóc lén không biết bao nhiêu lần. Nghe mùi khói bếp than củi nổ lách tách cũng thèm, thấy người ta ôm bó lạt mớ lá chuối đi ngang cũng ngậm ngùi.Vấn an ủi, "Sau này có nhà riêng nhất định mình sẽ đón tết thật đàng hoàng, không thiếu gì cả. Em thích làm gì?"."Em thích nấu thật nhiều món ngon, trong nhà phải đủ loại bánh mứt, thịt ngâm, dưa món, bánh tét, kiệu chua, giò hầm măng… À còn may áo mới cho anh cho con…"."Anh sẽ sơn phết nhà cửa lại hằng năm, sẽ thay màn cửa, sẽ đóng một cái xích đu để trong sân, rồi lên núi tìm một nhánh mai vàng thật đẹp…"."Đúng rồi, tết là phải có hoa mai, thiếu gì cũng được nhưng thiếu mai là buồn lắm…".Vấn đặt tay lên bụng vợ, "Tết này mình cũng có mai mà, mai của mình đây nè".Nhi cười, "Thì ra anh nói đặt tên con là Mai ý để đón tết luôn đó hả?".Rồi Nhi ngập ngừng, nửa giỡn nửa thiệt, "Có đám cưới nào mà cô dâu chú rể dắt theo đàn con không anh?".Vấn cười gượng, "Có chớ. Cũng hay mà"."Vậy chừng nào mình đám cưới?"."Ra giêng đi, đợi em sinh nở xong"."Mình về quê làm ha, ở đây xa xôi quá có ai biết mình đâu"."Chớ sao. Đám cưới ở quê mới có bà con họ hàng, bạn bè hai đứa mình nữa"."Em muốn mời con Cúc, con Lan, con Hồng… mấy đứa đó đi nói khắp nơi trước sau gì anh cũng bỏ em…"."Anh mới nhận thêm công việc mới ở hãng, phải có nhiều tiền chút mình mới yên tâm về được"."Sinh con xong em cũng đi làm, bà Ba nói để bà phụ giữ con cho mình… Ước gì…".***"Anh ơi con khóc, nó thiếu sữa, sao em không có sữa vậy? Vắt không ra một giọt"."Em phải ăn uống nhiều vô"."Em biết rồi. Thôi để em nấu cơm rồi chắt nước cơm ra pha chút đường cho con uống đỡ. Anh đẩy võng giùm em chút"."Em cứ ngồi đây đi anh đi lấy cho. Nè, nước cơm còn nóng khéo phỏng miệng con"."Đâu đưa em nếm thử. Ừm, thơm quá, ngon quá, uống đi con, nuốt, không được phun ra, giỏi, giỏi má thương… chảy xuống cổ rồi nè, đưa em cái khăn, anh"."Khăn đây. Con ngủ rồi, thôi mình qua bàn ăn cơm đi em"."Dạ chờ em chút. Ngủ đi con má đi ăn cơm nghen". "Ủa còn làm gì lui cui đó nữa mà chưa tới ăn? Cầm cái gì trên tay vậy?"."Dây võng, để vừa ăn vừa đưa con chớ muỗi cắn nó sao. Nhiều đồ ăn quá. Bà Ba cho hả anh? Tội bà ghê. Món này là gì vậy?"."Để anh gắp cho. Chén canh anh để bên này nè"."Để em tự ăn, anh làm như em là em bé không bằng. Ủa mà chị này là ai mà ngồi ăn chung với mình vậy? Nay nhà có việc gì mà nhiều người lạ ra vô vậy?"."Con, Thắm mà"."À, hèn nào thấy cái mặt quen quen, em xin lỗi chị nha, chị là cháu bà Ba đây mà. Ăn đi chị"."Em đưa cái dây võng đây anh cầm cho"."Dạ. Mà anh ơi… Còn đám cưới… chừng nào?"."Ra giêng đi"."Lại ra giêng. Anh nói một lời đi. Giêng nào anh mới cưới em?".***Đám cưới được tổ chức vào tối mùng một tết, có cô dâu chú rể và con đàn cháu đống như mơ ước, có bà con hai họ, có bạn bè. Hôn trường treo đèn kết hoa rực rỡ, từng chùm bong bóng lắc lư thỉnh thoảng nổ bôm bốp, nhạc réo rắt rộn ràng. Ai nấy vỗ tay reo hò cổ vũ cật lực khi thấy cô dâu chú rể bối rối xuất hiện.Cô dâu được chuyên gia trang điểm tới tận nhà chăm chút kỹ càng mặc cái áo dài lộng lẫy nhất đời mình cười thôi là cười, chú rể mặc vest đen cài hoa hồng ngượng ơi là ngượng.Trẻ con tung hoa, thổi confetti kim tuyến bay rợp như sao sa, mặt mũi đầu tóc ai cũng lấp lánh.Nhi luôn miệng hỏi Vấn, "Ngó em được không anh, không biết chụp hình có ăn ảnh không nữa".Vấn, "Đẹp lắm, em là cô dâu xinh đẹp nhất từ trước tới nay luôn".Nhi cười tươi mà ngơ ngác, "Khách đâu ra mà đông dữ vậy, bà con bên anh hả, sao em không biết ai hết. Dạ, em cám ơn, cám ơn mọi người đã đến".Thợ chụp hình nhanh nhảu tiến tới, "Mời hai bác đứng qua bên này trước cái phông Song hỷ để con chụp cho đẹp. Đó đó, nghiêng qua chút, bác trai đặt tay lên vai bác gái… Rồi xong, bây giờ mời con cháu lần lượt đứng vô xong rồi chụp chung cả đại gia đình ha… Đông vui ghê, đúng là đám cưới kim cương…". Một người bước tới nói nhỏ vào tai và kéo anh ta đi nhanh qua chỗ khác.Nhi vẻ bất bình, "Anh, cái chú chụp hình này sao kỳ quá, sao kêu mình bằng bác còn xưng con nữa. Khùng quá".Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi. Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi… Giữa tiếng hô vang nhịp nhàng và cười nói ầm ĩ nghe như có tiếng nấc nhẹ từ sâu thẳm trong lòng mỗi người có mặt.***"Hồi nãy thấy bà mạ mắc cười ghê anh, ngồi khóc thút thít ngon lành à, thiệt là. Đám cưới con gái mà khóc", Nhi vừa cười vừa nói.Vấn lạnh người khựng lại, "Mạ… mạ… ngồi ở đâu?"."Thì ngồi với mụ Năm mẹ anh ngay cái ghế dài đó, à, giờ em cũng phải kêu bà là mạ chứ ha, cưới hỏi xong rồi mà".Vấn trầm ngâm, "Chắc hai bà vui lắm"."Chớ còn gì nữa, ha ha nhớ hồi em bưng cái chén cơm toàn cát do anh đá banh trúng vô bắt đền bà, bà nói con ni lanh quá thằng Vấn không bằng một góc của mi…"."Nhớ gì mà dai dữ vậy trời, toàn chuyện hồi xưa…"."Thôi em đi thay đồ trước đây. Chết, con mình đâu, con mình đâu rồi anh, con ơi…"."Nó ngủ rồi em"."Á…á…", Nhi hét lên thất thanh khi vừa bước tới cửa. Vấn sực nhớ ra nhưng đã muộn."Ai vậy… đi ra… sao ở trong này chớ… bà già nào lạ hoắc lạ huơ vô phòng tui vậy trời…".Vấn đứng chắn ngay trước tấm gương soi mà người trang điểm quên chưa cất đi, xoay nó lại. "Có ai đâu em".Nhi ôm ngực, "Có mà, nhìn cái mặt khó đăm đăm á, giống như muốn la em vậy. Phải rồi, còn mặc cái áo màu tím giống cái em đang mặc nữa nè. Mà nhìn hao hao bà mạ vậy ta, ngó quen lắm anh".Vấn nhìn xuống cầu thang xuê xoa, "Vậy chắc bả đi rồi, đông khách quá mình không nhớ mặt hết". "Vậy hả. Thôi kệ, ngày cưới của mình mà, có người là vui rồi". ***Thắm và mấy đứa chị em dâu rể lấm lét thò đầu vô phòng.- Sao má hét lên vậy ba?- Đứa nào không chịu dẹp cái gương làm má mày giựt mình đó. Ba phải nói trớ đi.- May quá, suýt nữa là bể dĩa.- Làm được buổi tiệc kỷ niệm đám cưới kim cương 60 năm cho ba má là quá vui rồi.- Tội nghiệp má tụi con. 10 đứa con, dâu rể cháu nội cháu ngoại chắt cố là hơn 40 đứa… Nhớ gì không nhớ chỉ nhớ mỗi cái đoạn vào đời.- Nãy má còn nói thấy bà nội bà ngoại tụi con về ngồi đó nói chuyện vui vẻ nữa.- Thôi đi xuống hết đi mấy đứa, má ra rồi kìa. Bu đây đông đen làm má hỏi tùm lum ba mệt nữa.***Nhi vừa đi lập cập vừa kêu, "Anh Vấn, anh Vấn đi đâu rồi"."Đây đây, có mặt"."Mừng quá, tưởng anh bỏ em, em khóc…"."Ai mà bỏ được…"."Vậy… giêng nào anh cưới em?". ️