Doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài cần lưu ý quy định mới nào?
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng
Vụ tai nạn xảy ra sáng 27.1, tại khu vực cổng chợ hoa Quảng An (Q.Tây Hồ).Thời điểm đó, ô tô màu trắng mang biển số 30A - 988.XX đang lưu thông trên đường Âu Cơ, hướng đi cầu Nhật Tân thì bất ngờ tông vào 2 xe máy di chuyển phía trước, tiếp tục va chạm với ô tô màu đỏ mang biển số 30K - 623.XX.Theo nhân chứng, vụ tai nạn khiến 4 người ngồi trên 2 xe máy bị thương, được đưa đi cấp cứu. Vụ việc cũng khiến 2 xe máy bị biến dạng hoàn toàn, 2 ô tô hư hỏng nặng và khiến giao thông trên đường Âu Cơ ùn tắc nghiêm trọng.Tại hiện trường, nam tài xế cầm lái xe ô tô gây tai nạn cho biết do bản thân buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái. Thời điểm đâm vào xe máy do quá hoảng hốt nên đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.Nhận tin báo, Đội CSGT số 2 (Phòng CSGT, Công an Hà Nội) đã huy động lực lượng tới hiện trường phân luồng giao thông, phối hợp điều tra nguyên nhân.
Học sinh 2 huyện đảo nhận Cẩm nang tuyển sinh 2023 của Báo Thanh Niên trao tặng
Theo TechSpot, thị phần của Windows 11 đã tăng trưởng đáng kể trong tháng 1, đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 36,6%. Tuy nhiên, Windows 10 vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất với thị phần áp đảo 60,37%.Theo dữ liệu từ StatCounter, Windows 11 đã tăng 2,5 điểm phần trăm so với tháng 12.2024. Sự tăng trưởng này cho thấy người dùng đang dần chuyển sang Windows 11, đặc biệt khi thời điểm kết thúc hỗ trợ của Windows 10 (tháng 10.2025) đang đến gần.Mặc dù vậy, Windows 10 vẫn giữ vị thế 'thống trị' trên thị trường hệ điều hành. Nhiều người dùng vẫn trung thành với Windows 10 vì nhiều lý do khác nhau. Một số người dùng lo ngại về các vấn đề liên quan đến quảng cáo trong Windows 11.Ngoài ra, yêu cầu về phần cứng của Windows 11 cũng là một trở ngại lớn. Hệ điều hành này yêu cầu TPM 2.0, một tính năng mà nhiều bo mạch chủ cũ không hỗ trợ. Điều này khiến nhiều người dùng không thể nâng cấp lên Windows 11 nếu không muốn chi một khoản tiền lớn để thay thế phần cứng.Bên cạnh Windows 10 và Windows 11, các phiên bản Windows cũ hơn như Windows 7, Windows 8 và Windows XP vẫn còn một lượng người dùng nhất định. Thậm chí, Windows 7, dù đã kết thúc vòng đời hỗ trợ từ năm 2020, vẫn chiếm 2,24% thị phần.Mặc dù đang cố gắng thuyết phục người dùng chuyển sang Windows 11, Microsoft cũng không quên 'chăm sóc' cho Windows 10. Gần đây, công ty đã thử nghiệm một tính năng mới cho Windows 10, đó là lịch mới trong taskbar. Điều này cho thấy Microsoft vẫn quan tâm đến người dùng Windows 10, ngay cả khi họ đang tập trung vào Windows 11.Liệu Windows 11 có thể vượt qua Windows 10 để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào việc Microsoft có thể giải quyết được những lo ngại của người dùng về Windows 11 hay không, cũng như liệu họ có tiếp tục hỗ trợ Windows 10 sau thời điểm kết thúc vòng đời hay không.
Trong chương trình, một khán giả chia sẻ về việc người anh cả trong gia đình bất ngờ đòi chia tài sản, trong khi gia tài chính là mảnh đất cha mẹ đang canh tác, dẫn đến sự căng thẳng giữa các thành viên. Lắng nghe câu chuyện, Ngân Quỳnh cho rằng hành động nông nổi của người anh làm ảnh hưởng đến nếp sống của gia đình. Diễn viên Về nhà đi con bày tỏ thêm: “Tôi từng đi quay khắp nơi, chứng kiến nhiều gia đình cha mẹ rất thương con, thậm chí đến mức phải gọi là mù quáng. Cũng có thể ảnh hưởng từ cách dạy con nên dần dà hình thành tính cách, khi lớn lên cần tiền để làm ăn thì về nhà xin. Đối với người Á Đông, tình cảm gia đình lúc nào cũng đặt lên trên hết. Nếu con có thất bại thì về đây cha mẹ nuôi, chứ con ngó vô tài sản của cha mẹ thì là một điều tầm bậy”. Ngân Quỳnh nói bản thân luôn hướng con đến cuộc sống độc lập, thay vì dựa dẫm vào tài sản bố mẹ. Cô kể năm con trai 15 tuổi đã có tính ham chơi, ỷ lại nên quyết định đưa đi du học sớm. “Lúc đó, tôi mua cho con một món đồ nhưng con không thích dùng và tự ý bán đi. Khi tôi hỏi tại sao con không hỏi ý kiến của cha mẹ, thì con nói rằng đồ này của con và có quyền tự quyết định. Tôi thấy con có tính ỷ lại nên tôi quyết định cho con đi du học sớm dù trong lòng tôi đứt từng đoạn ruột”, cô nói.“Mẹ chồng quốc dân” cho biết dù đi du học nhiều năm nhưng thỉnh thoảng, con trai vẫn còn giận cha mẹ vì để con tự lập nơi đất khách quê người. “Nhưng mà một ngày nào đó, con sẽ hiểu, việc cha mẹ cho con ra đời là để con nếm trải tất cả những trái đắng trên đời và cho con thấy giá trị của đồng tiền, sức lao động”, nữ nghệ sĩ nghẹn ngào.Đúc kết lại chủ đề Gia tài của con, nghệ sĩ Ngân Quỳnh bày tỏ: “Từ câu chuyện vừa rồi, tôi không có ý dạy đời hay tỏ ra cao siêu gì, nhưng bằng kinh nghiệm của mình và sau khi chứng kiến nhiều gia đình, tôi có một góp ý nhỏ rằng chúng ta nên dạy con từ nhỏ về sự tự lập và không nên ỷ lại vào tài sản của cha mẹ. Đó là điều kiện tốt để con cái được hình thành nhân cách tốt hơn khi bước chân ra xã hội sau này”.
Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu
Ngày 9.3, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành hướng dẫn triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn năm 2025 theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.Theo đó, năm 2024 trở về trước, việc khám sức khỏe cho người cao tuổi được thực hiện tại trạm y tế. Từ năm 2025 trở đi, UBND TP.HCM cho phép khám sức khỏe cho người cao tuổi tại các phòng khám đa khoa, bệnh viện công lập và tư nhân có đủ điều kiện. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trên địa bàn thành phố tiếp cận dịch vụ. Mục tiêu đảm bảo 100% người cao tuổi được khám sức khỏe trong năm 2025.Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn, mỗi người cao tuổi sẽ được thăm khám, xét nghiệm máu với 4 chỉ số (định lượng Glucose, Creatinin, LDL-C và Triglycerid), siêu âm ổ bụng. Nếu khám và làm xét nghiệm, siêu âm ở trạm y tế thì tổng chi phí là 148.100 đồng; ở phòng khám đa khoa là 195.900 đồng; ở trung tâm y tế (hạng 3) là 199.200 đồng; trung tâm y tế và bệnh viện hạng 2 là 204.400 đồng và bệnh viện hạng 1 là 210.000 đồng.Tính riêng tiền khám, trạm y tế và phòng khám đa khoa đồng giá 36.500 đồng; trung tâm y tế (hạng 3) là 39.800 đồng; bệnh viện hạng 2 là 45.000 đồng và bệnh viện hạng 1 là 50.600 đồng.Tất cả chi phí trên do ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác chi trả. Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 31.12.2024, các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã khám được 329.330 người cao tuổi (trong tổng số 1.001.575 người từ 60 tuổi trở lên), chỉ mới đạt được 32,9%. Nhưng kết quả khám ban đầu cho thấy có 61,6% người cao tuổi bị tăng huyết áp, 25,68% người cao tuổi mắc và nghi ngờ đái tháo đường.Ngoài ra, có 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng. 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu. 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã. 2,2% người cao tuổi có các hoạt động sống cơ bản hằng ngày (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển) cần người khác hỗ trợ. 7,9% cao tuổi người cao tuổi có các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...) cần người khác hỗ trợ.Cũng nhờ hoạt động khám sức khỏe người cao tuổi, TP.HCM đã phát hiện thêm 49.197 người bị tăng huyết áp, 26.974 người nghi ngờ đái tháo đường. "Đẩy nhanh khám sức khỏe người cao tuổi để kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Từ đó xác định được mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân", Sở Y tế TP.HCM thông tin.