Bộ Công thương bảo lưu quan điểm điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.Dọc miền thổ ngữ
Vào lúc 15 giờ 15 ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage Facebook, kênh YouTube, Báo Thanh Niên.Các ngành công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và công nghiệp bán dẫn hiện nay đang được xem là các lĩnh vực cốt lõi tại nhiều quốc gia, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.Điều này mang đến lợi thế gì cho Việt Nam và các trường ĐH - nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước? Nhu cầu nhân lực và nhu cầu của người học hiện nay đối với những ngành công nghệ là gì? Trước xu hướng đó, thí sinh có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Những vấn đề này sẽ được bàn luận trong phần 3 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ".Chương trình diễn ra từ 15 giờ 15 - 16 giờ 15, gồm các chuyên gia:Tiến sĩ Lê Viết Tuấn, Trưởng bộ môn trí tuệ nhân tạo, khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Mở TP.HCM, nhận định: "Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, vừa là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức, phép thử cho chúng ta. Hy vọng chúng ta sẽ nắm bắt tốt cơ hội này". Năm nay Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 5.300 chỉ tiêu, 34 chương trình chuẩn và 17 chương trình chất lượng cao. Trường áp dụng các phương thức tuyển sinh linh hoạt, trong đó phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT và theo đề án riêng của trường.Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho rằng có thể nói đây là thời điểm bùng nổ về công nghệ. Trường ĐH Công thương TP.HCM tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có việc chuẩn bị nền tảng cho việc mở các ngành đào tạo này thời gian tới. Năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Trước xu hướng này, nhiều thí sinh đặt vấn đề có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn… Ngành AI tại mỗi trường chương trình đào tạo khác nhau hay cùng chung một hướng kiến thức? Thu nhập của người làm về AI hiện nay khoảng bao nhiêu? Đây là băn khoăn của nhiều bạn đọcTheo thạc sĩ Dương Thành Phết, về chương trình đào tạo, ngành AI tại các trường ĐH cơ bản là giống nhau. Vì khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường đều phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT là phải tiến hành khảo sát, đối sánh chương trình đào tạo của trường mình và các trường ĐH trong nước cũng như các trường quốc tế. Định hướng đào tạo của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là theo hướng ứng dụng thực hành nên xây dựng chương trình đào tạo cũng như đào tạo luôn có sự đồng hành của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực CNTT hướng tới việc ứng dụng thực hiện nhiều hơn.Nhiều thí sinh băn khoăn về những điều kiện phù hợp để học ngành công nghệ và CNTT. Trước băn khoăn này, tiến sĩ Lê Viết Tuấn giải đáp: "CNTT có nhiều vị trí việc làm cho cả người hướng nội và người hướng ngoại. Dù thuộc tuýp nào cũng cần có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình trước người khác… Tố chất đầu tiên là đam mê công nghệ - năng lượng vô hạn vượt qua thách thức trong nghề. Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, khát khao tìm hiểu, tò mò cái mới sẽ giúp chúng ta không ngừng học hỏi kiến thức trong học tập và làm việc. Ngoài ra, việc có khả năng tư duy logic, phán đoán tốt sẽ giúp thành công hơn trong sự nghiệp". Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho rằng nhóm ngành công nghệ và CNTT dù học kỹ thuật vẫn tiếp cận với các lĩnh vực kiến thức khác. Trong thời đại công nghệ đang phát triển, việc học công nghệ và làm việc trong lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi. Do đó, việc học ngành này không còn sự phân biệt về giới tính, khô khan hay hài hước. Một thí sinh đặt câu hỏi: "Các ngành công nghệ tại Trường ĐH Công thương TP.HCM có tỷ lệ chọi ra rao? Em thích về máy móc, động cơ, khả năng 3 môn toán, lý, hóa chỉ được khoảng 20-21 điểm thì nên chọnngành công nghệ nào?"Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho hay trường đào tạo nhiều ngành về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, trừ nhóm ngành CNTT lấy điểm chuẩn từ 24-26 điểm hàng năm, các ngành còn lại từ mức 20-22 điểm (theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, so với điểm chuẩn năm vừa rồi, em có thể trúng tuyển vào các ngành như cơ khí điện tự động kỹ thuật nhiệt. Ngoài ra, thí sinh có thể dự thi đánh giá năng lực để tăng khả năng trúng tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Lê Viết Tuấn, năm 2025, Trường ĐH Mở TP.HCM bổ sung môn tin học, công nghệ và pháp luật vào tổ hợp xét tuyển của trường. Trường cũng dự kiến tổ chức kỳ thi V-SAT để lấy kết quả xét tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Bạn đọc có thể xem lại phần 1 và phần 2 chương trình tại đây.
Những loại cây trái dân dã đầy ắp tuổi thơ của người miền Tây
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Giải marathon Đất Sen Hồng: Lý Tín Nhân về nhất cự ly 42 km của nam
Anh Đỗ Hữu Nhật Long (34 tuổi), ngụ ở Thái Bình, vào TP.HCM để khởi sự kinh doanh. Anh Long thuê mặt bằng trên đường Hoa Cúc, Q.Phú Nhuận, TP.HCM mở quán cà phê.