Thỏa thuận Mỹ - Philippines được thời lợi dịp
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Quán Việt Nam duy nhất vào top những nhà hàng chay ngon nhất thế giới 2023
Trong bầu không khí rộn ràng chào đón năm mới, FE CREDIT đã lan tỏa thêm niềm vui, sự hứng khởi tại nhiều điểm chợ ở các tỉnh/ thành phố như: Nghệ An, Ninh Bình, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng trị, Nghệ An, Bình Dương, Long An,… Xuyên suốt chuỗi hoạt náo tại 35 điểm chợ, cửa hàng, quán cà phê khách hàng không chỉ được giới thiệu, tư vấn về những sản phẩm tài chính tiêu dùng của FE CREDIT mà còn có cơ hội tham gia những hoạt động, trò chơi thú vị và nhận quà tặng hấp dẫn như quạt mini để bàn, áo mưa, bình nước, móc khóa,…Là khách hàng của FE CREDIT hơn 5 năm, chị Thanh Nga (tiểu thương, tỉnh Bình Dương) cho biết, chị thường sử dụng gói vay tín chấp của FE CREDIT những lúc cần dòng tiền gấp để nhập hàng hóa, đặt cọc cho đối tác mà chưa kịp xoay xở vốn. "Biết được FE CREDIT tổ chức chương trình hoạt náo ở chỗ mình nên tôi tranh thủ rủ mấy chị em tiểu thương trong chợ cùng tham gia và nhận quà. Các bạn nhân viên còn tư vấn là dịp tết này FE CREDIT đang có rất nhiều ưu đãi nữa nên tôi cũng đã tìm hiểu và cân nhắc vay để mua thêm một chiếc xe gắn máy", chị Nga hào hứng.Chung trải nghiệm, anh Nguyễn Văn Sơn (công nhân, tỉnh Bình Thuận) chia sẻ: "Tôi làm công nhân, lương mỗi tháng đều cố định, những dịp tết thường phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền về quê thăm gia đình. Bạn bè cũng cho vay một hai lần chứ không thể giúp mình mãi được, sau khi biết đến FE CREDIT là một kênh vay chính thống, các điều kiện xét duyệt rõ ràng thì tôi chỉ vay tại đây thôi".Anh Sơn cho biết thêm, đây là lần đầu anh tham gia chương trình hoạt náo của FE CREDIT và cảm thấy ấn tượng khi FE CREDIT đã đưa những sản phẩm, dịch vụ tài chính của công ty đến tận nơi để giới thiệu cho khách hàng và hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc ngay lập tức. "Tôi còn tham gia trò chơi và may mắn nhận được phần quà là chiếc quạt để bàn. Đây cũng xem như là chút lộc đầu năm". Anh Sơn khẳng định, trong thời gian tới nếu có nhu cầu anh chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm tài chính khác của FE CREDIT và giới thiệu đến người thân, bạn bè.Theo FE CREDIT, chuỗi chương trình hoạt náo tại các điểm chợ, cửa hàng, quán cà phê không đơn thuần là hoạt động kinh doanh, xa hơn đó là những giá trị thiết thực mà FE CREDIT mong muốn mang đến cho hàng triệu khách hàng, đặc biệt là những tiểu thương, công nhân, lao động phổ thông. Hỗ trợ khách hàng tiếp cận các giải pháp tài chính hợp pháp, chính thống để an tâm đón Tết ấm áp, sum vầy bên gia đình.Nằm trong chuỗi các chương trình ưu đãi được dành cho khách hàng, trước đó, từ tháng 11.2024 FE CREDIT đã triển khai chương trình "Kết năm cũ, rước đủ lộc may - Vòng quay may mắn" (8.11.2024 - 12.1.2025) và "Kết năm cũ, rước đủ lộc may - Chương trình thẻ quà tặng" (28.10.2024 - 12.1.2025) mang đến cơ hội nhận ưu đãi nhân đôi dịp năm mới. Với chương trình "Kết năm cũ, rước đủ lộc may - Vòng quay may mắn", khách hàng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm tài chính tiêu dùng của FE CREDIT như: Vay mua xe máy, vay mua điện thoại - điện máy, vay tiêu dùng cá nhân hoặc đăng ký mới/ sử dụng thẻ tín dụng FE CREDIT để chi tiêu và đạt các điều kiện của chương trình khuyến mại sẽ nhận được một mã dự thưởng để tham gia chương trình quay số.Khách hàng may mắn sẽ có cơ hội trúng một trong các giải thưởng hấp dẫn sau: 9 giải đặc biệt, mỗi giải 1 lượng vàng miếng SJC 999.9; 16 giải nhất, mỗi giải là 1 điện thoại iPhone 16 128GB; 28 giải nhì, mỗi giải 1 chỉ vàng miếng SJC 999.9; 99 giải ba, mỗi giải là 1 máy hút bụi Robot Xiaomi và 875 giải khuyến khích, mỗi giải là thẻ quà tặng điện tử Urbox trị giá 500.000 đồng.Song song, chương trình "Kết năm cũ, rước đủ lộc may - Chương trình thẻ quà tặng" mang đến hàng ngàn thẻ quà tặng điện tử Urbox trị giá đến 200.000 đồng. Đây là chương trình đặc biệt dành riêng cho khách hàng vay mua xe máy trả góp*, vay mua điện thoại - điện máy trả góp* hoặc vay tiêu dùng cá nhân qua kênh bán hàng qua điện thoại*.Đặc biệt, trong 4 ngày (từ 9 - 12.1.2025), FE CREDIT tiếp tục triển khai chuỗi chương trình hoạt náo tại 44 cửa hàng xe máy tại 8 tỉnh gồm: Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ. Theo đó, khách hàng đăng ký và có hợp đồng vay mua xe trả góp giải ngân từ 3 triệu trở lên hoặc khách hàng đến tham quan quầy tư vấn của FE CREDIT, chụp ảnh và lan tỏa trên các nền tảng mạng xã hội sẽ có cơ hội nhận ngay các phần quà hấp dẫn như: Quạt mini để bàn, áo mưa, nón bảo hiểm, móc khóa, thẻ quà tặng Urbox. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website www.fecredit.com.vn hoặc liên hệ hotline tổng đài 1900 6535 hoặc 1900 6939.Chỉ còn vài ngày nữa những chương trình ưu đãi sẽ khép lại, quý khách hàng hãy nhanh chóng lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của bản thân, gia đình để an tâm tài chính thực hiện các mục tiêu, kế hoạch cho năm mới và có cơ hội nhận giải thưởng giá trị. Xuyên suốt 14 năm thành lập và phát triển, FE CREDIT - Công ty thành viên thuộc hệ sinh thái tài chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - theo đuổi cam kết hiện thực hóa hàng triệu ước mơ của người dân Việt Nam, thông qua việc cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện. Đến nay FE CREDIT đã phục vụ hơn 14 triệu khách hàng với hơn 13.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.(*Chương trình có điều kiện và điều khoản quy định).
Cô giáo đi làm thêm gặp nạn tử vong, để lại 3 con đang tuổi ăn học
Cũng theo ông Lê Thanh Hải, sau công nghiệp, các hoạt động dịch vụ, du lịch đang phát triển, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ, du lịch giai đoạn 2015 - 2020 đạt 23.740 tỉ đồng, tăng 13,16% so với giai đoạn 2010 - 2015.
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022: Cơ hội đặc biệt
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.