HLV Hoàng Anh Tuấn, cầu thủ Hùng Dũng ấn tượng với giải bóng đá 7 người VĐQG
Thông tin ban đầu, thi thể du khách Trương Quang T. (25 tuổi, ngụ TP.HCM) bị sóng cuốn mất tích từ trưa 5.2, khi đang tắm biển, được người dân phát hiện tại kè cảng Phan Thiết (thuộc P.Bình Hưng, TP.Phan Thiết) và báo cho lực lượng cứu hộ. Vị trí phát hiện thi thể cách nơi nạn nhân mất tích khoảng 700 m.Trước đó, trưa 5.2, nhóm du khách ở TP.HCM đến tham quan du lịch Phan Thiết. Sau đó, cả nhóm này xuống tắm biển khu vực Đồi Dương thì có 2 người bị đuối nước là Nguyễn Xuân L. (20 tuổi) và Trương Quang T. Người dân kịp thời phát hiện và cứu được anh L. đưa vào bờ, còn anh T. bị sóng cuốn mất tích. Dù đã nỗ lực tìm kiếm, nhưng đến hôm nay, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy thi thể nạn nhân. Vào mùa này gió biển ở Phan Thiết rất lớn, cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo du khách khi đến tham quan, du lịch không được tự ý xuống tắm biển, đặc biệt ở những khu vực có cắm biển báo nguy hiểm.Mỹ bất ngờ công bố biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của Cuba
Chừng nào Ukraine còn để cho Nga trung chuyển chuyển dầu lửa và khí đốt thì chừng ấy Moscow vẫn còn có thể dùng cách này để lách những biện pháp chính sách và cơ chế trừng phạt của EU. Nga phải trả phí quá cảnh khí đốt và dầu lửa cho Ukraine nhưng có được thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt. Có thể thấy Ukraine quyết tâm triệt hạ mọi thu nhập của Nga từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt.Đối sách của Moscow là tạo dựng cái lợi trong thiệt hại. Nga tìm cách khác để tiếp tục cung ứng khí đốt cho Slovakia, một thành viên EU và NATO, qua đó vừa có thể phân hóa nội bộ phương Tây, vừa phân hóa EU và NATO với Ukraine. Tiếp theo, Nga tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova với lý do Moldova chưa trả hết nợ và không còn có thể tiếp tục vận chuyển khí đốt quá cảnh qua Ukraine. Thực chất, Nga đẩy Moldova vào tình thế phải gia tăng áp lực trực tiếp với Kyiv để khí đốt của Nga tiếp tục được trung chuyển qua Ukraine, biến vấn đề giữa Nga và Moldova thành vấn đề giữa Moldova và Ukraine. Nga nhằm vào Moldova cũng đồng thời nhằm vào EU và NATO, vì 2 liên minh này trong thời gian vừa qua đã tìm mọi cách để lôi kéo Moldova vào phạm vi ảnh hưởng, không để Moldova nghiêng ngả về phía Nga. Biện pháp chính sách này của EU và NATO không đạt kết quả như kỳ vọng, vì Nga vẫn tìm ra lối lách để tạo cái lợi trên nhiều phương diện khác nhau từ thiệt hại phải chịu. Đó còn là vì EU và NATO hết lòng với Ukraine nhưng nước này lại làm hai liên minh rất khó xử trong nội bộ và trong quan hệ với đồng minh.
Các 'ông lớn' Petrovietnam, lọc dầu Dung Quất tiếp tục báo lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng
Ngày 7.2, lãnh đạo Công an H.Cam Lâm cho biết, lực lượng chức năng đang có mặt bảo vệ hiện trường, phân luồng giao thông sau vụ ô tô tải tông vào dải phân cách xảy ra trên địa bàn.Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 30 cùng ngày, xe ô tô tải BS: 36C - 39.xxx do ông P.V.S (35 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) điều khiển chạy trên quốc lộ 1 hướng bắc - nam.Khi tới đoạn qua thôn Phú Bình 2 (xã Cam Tân, H.Cam Lâm), xe ô tô tải bất ngờ tông vào dải phân cách, lật chắn ngang đường. Hậu quả vụ tai nạn khiến phụ xe đi cùng tử vong tại chỗ (công an đang xác minh danh tính), ông P.V.S bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu.Tại hiện trường, ca bin xe ô tô tải biến dạng, chắn ngang đường khiến giao thông bị ách tắc. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
"Kỳ nghỉ hè này tôi định qua Pháp để thăm con trai đang du học, tiện thể cả nhà đi chơi luôn. Nhờ có thẻ Tín dụng Quốc tế (TDQT) mà tôi không cần phải dùng đến tiền mặt nhiều, vẫn có thể thoải mái mua sắm, chi tiêu" - chị Phương Anh, TP.Hà Nội cho biết.
Hồng Vân thích thú trước bà cụ U.70 quay clip TikTok triệu view cùng cháu trai
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.