Nên xử phạt thật nghiêm nạn đổ rác trộm
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.Hà Lan sắp triển khai hệ thống Patriot sát sườn Nga
Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã kết thúc nhận vé vào ngày 5.1.2025. Trong số 2.000 sinh viên và người lao động may mắn có trên tay tấm vé về quê đón Tết Ất Tỵ cùng gia đình, không ít câu chuyện khiến nhiều người phải xúc động.Em Trần Thị V.V (sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, quê Bình Định) là một trong những hoàn cảnh như thế. Bố mẹ ly hôn khi V.V còn trong bụng mẹ, một mình mẹ V.V phải nuôi nấng và chăm sóc 4 chị em. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng với 1 con bò, trong khi mẹ em năm nay cũng đã lớn tuổi, thường xuyên bị đau lưng và chân nhưng vẫn phải làm nhiều việc nặng nhọc để trang trải chi phí. "Tết đến em rất muốn sớm về để đón tết cùng mẹ, nhưng mà nghĩ đến tiền xe thì rất lo lắng. Vì tiền xe năm nào em về cũng tầm 800 ngàn trở lên, đó là một số tiền khá lớn đối với em", V.V chia sẻ. Năm nay là lần đầu tiên cô sinh viên này nhận được vé xe Tết sum vầy và đây chắc chắn sẽ là một hành trình đầy ấm áp với V.V trước thềm xuân mới.Sinh ra tại Hà Tĩnh, cô sinh viên năm nhất Lương Thị H.T (sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cũng đang háo hức được về quê đoàn tụ với gia đình vào ngày 20.1.2025 sắp tới. Gia đình vốn đã khó khăn, em trai H.T lại không may mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, đã chữa trị 3 năm vẫn không thuyên giảm. Hằng tháng, gia đình H.T vẫn phải lo cho em trai đi bệnh viện uống thuốc định kỳ, đồng thời vay mượn để lo cho việc học của em. T chia sẻ: "Cái tết đầu tiên xa nhà em rất muốn được về nhà nhưng do tiền vé không hề rẻ. Để cha mẹ phải bỏ một số tiền không nhỏ để em về quê ăn tết, em thật sự rất thương và rất băn khoăn. Nhưng năm đầu xa nhà ăn tết một mình nơi đất khách em cũng rất buồn và tủi thân". Nhận tin sẽ được chương trình chuyến xe Tết sum vầy hỗ trợ vé về Hà Tĩnh, H.T không kìm được nước mắt xúc động.Không chỉ sinh viên, câu chuyện của những người lao động khó khăn cũng khiến bất cứ ai cũng phải ngậm ngùi. "Tôi Trần Nguyên B., là một người mù bẩm sinh, khi sinh ra hai mắt tôi hoàn toàn không nhìn thấy một xíu ánh sáng nào. Cảm nhận thế giới xung quanh của tôi là một màu đen vô tận. Hiện tại tôi đang sống và lao động ở TP.HCM, sau tôi là hai đứa em gái đang tuổi ăn tuổi học và một mẹ già, còn bố tôi mất cách đây 10 năm, với đồng lương ít ỏi mà mẹ tôi đi làm thuê thì không đủ để trang trải và lo cho hai đứa em", đó là những dòng tâm sự đầy xúc động của anh B. (quê ở thành phố Huế) gửi về chương trình.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy đến với anh trong tình trạng kinh tế khó khăn khiến công việc xoa bóp bấm huyệt anh đang làm không còn đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Tấm vé nghĩa tình từ chương trình sẽ đưa anh về quê ăn tết với mẹ và hai em ở quê, để an ủi cho những nhọc nhằn trong năm cũ và thắp lên hy vọng vào một năm 2025 khởi sắc hơn.Chương trình Tết sum vầy do Báo Thanh Niên phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam trao tặng 2.000 tấm vé xe về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 cho sinh viên và người lao động khó khăn. Lễ tiễn chia tay sinh viên và người lao động sẽ tổ chức vào sáng 20.1.2025 tại Sân 4A, Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 04 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1). Chương trình được tổ chức trong bầu không khí ấm cúng, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phần quà Tết ý nghĩa cùng lời thăm hỏi động viên từ lãnh đạo các ban ngành.Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Chỉ còn ít ngày nữa, chuyến xe sẽ chính thức khởi hành, mang theo niềm hân hoan và ước vọng về một năm mới ngập tràn yêu thương, hạnh phúc.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy 2025 là hoạt động xã hội thường niên, có ý nghĩa tinh thần to lớn khi diễn ra cận Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất với người dân Việt Nam. Sau khi hoàn tất việc phát vé, ban tổ chức đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo để chuyến xe được tổ chức thành công, an toàn.
‘Tết ấm tình thương’ của trẻ em làng SOS Gò Vấp (TP.HCM)
Vào 6 năm trước, đội tuyển Việt Nam thời HLV Park Hang-seo đã cầm hòa 2-2 trước Malaysia tại sân Bukit Jalil, trước khi kết liễu đối thủ bằng bàn thắng duy nhất của Anh Đức đem chiến thắng 1-0 tại sân nhà Mỹ Đình, đăng quang vô địch AFF Cup 2008.Quay ngược thời gian về năm 2008, thầy trò HLV Henrique Calisto đã đem về chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên cho Việt Nam, khi đánh bại Thái Lan 2-1 tại Rajamangala trước khi hòa 1-1 tại Mỹ Đình với cú đánh đầu đi vào lịch sử của Lê Công Vinh.Lần gần nhất chúng ta vào chung kết là 2 năm trước, khi đội tuyển Việt Nam hòa Thái Lan 1-1 tại Mỹ Đình và thúc thủ 0-1 trên sân Thammasat tại Bangkok, chấp nhận ngôi á quân AFF Cup 2022 và khép lại triều đại của HLV Park Hang-seo.Tiếp quản đội tuyển Việt Nam "chạm đáy" từ người tiền nhiệm Philippe Troussier, HLV Kim Sang-sik đang hâm nóng trở lại niềm tin và sự ủng hộ từ các CĐV, khi giúp đội bóng thoát cảnh rệu rã, tìm lại sự tự tin và đi một mạch tới trận chung kết sau khi đánh bại Singapore tổng tỷ số 5-1 sau 2 trận bán kết.Bước vào 2 trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam sẽ đá lượt đi trên sân nhà Việt Trì ngày 2.1.2025, trước khi bay sang Bangkok đá trận lượt về ngày 5.1.2025 trên sân Rajamangala.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanĐã có không ít độc giả gửi đến Báo Thanh Niên câu hỏi: đâu là khác biệt dẫn đến thứ tự đá chung kết lượt đi, lượt về của đội tuyển Việt Nam ở các giải đấu?Câu trả lời chính xác sẽ không phải phụ thuộc điểm số, thành tích của chúng ta ở vòng bảng như một số thông tin, mà đến từ kết quả bốc thăm chính thức của giải đấu được tổ chức ngày 21.5.2024 tại TP.Hà Nội.Kết quả bốc thăm đó, bên cạnh phân bảng đấu các đội, đồng thời cũng định ra ngay từ đầu những kịch bản phân nhánh cho vòng bán kết và chung kết của AFF Cup 2024. Việc xếp hạng các đội theo tiến trình của từng đội dựa trên 2 mùa giải gần nhất. Nếu kết quả bằng nhau, giải đấu gần đây nhất sẽ được ưu tiên. Cụ thể, đội tuyển Việt Nam và Thái Lan mặc định được chọn làm hạt giống số 1, kết quả bốc thăm đã đưa chúng ta vào bảng B còn người Thái vào bảng A.Điều này mặc nhiên dẫn đến kịch bản: Nếu chúng ta xếp nhất bảng B sẽ đá với đội nhì bảng A (Singapore) ở trận bán kết lượt đi trên sân nhà (được xác định là bán kết 1), trong khi đội nhất bảng A là Thái Lan sẽ gặp đội nhì bảng B là Philippines ở trận bán kết 2.Ngược lại nếu đội tuyển Việt Nam xếp nhì bảng B sẽ mặc định đá trận bán kết lượt đi trên sân nhà với đội nhất bảng A, nếu vượt qua vòng bán kết sẽ được đá trận chung kết lượt về trên sân nhà.Ngay từ trước thời điểm có kết quả bốc thăm, AFF cũng quy định đội thắng bán kết 1 (nay xác định là đội tuyển Việt Nam) sẽ đá trận chung kết lượt đi trên sân nhà, trước khi đá chung kết lượt về trên sân nhà đội thắng bán kết 2 (Thái Lan).Quay trở lại quá khứ, đội tuyển Việt Nam đã rơi vào bảng A ở AFF Cup 2018 đoạt ngôi nhất bảng, còn năm 2008 thầy trò HLV Henrique Calisto vào bán kết với ngôi nhì bảng B (đá với đội nhất bảng A là Singapore) đã cùng đá 2 trận chung kết lượt về trên sân nhà Mỹ Đình.Trong khi đó năm 2022 thầy trò HLV Park Hang-seo giành ngôi đầu bảng B giống đội bóng của HLV Kim Sang-sik vào lúc này, nên đá trận chung kết lượt đi trên sân nhà trước khi làm khách ở trận chung kết lượt về.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
Mỹ điều tra các Big Tech về AI
Với những trải nghiệm lái khác biệt so với các dòng xe bán tải khác, Nissan Navara 2022 là lựa chọn đáng cân nhắc với người yêu thích phong cách của xe bán tải nhưng lại muốn có những cảm giác lái ưu việt của dòng xe SUV, phù hợp cho cả việc phục vụ gia đình và chuyến đi dã ngoại.