$981
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xs. phu yen. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xs. phu yen.Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xs. phu yen. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xs. phu yen.Nhưng như vậy là không ổn. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là điều cần thiết để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào, trước khi chúng trở nên nghiêm trọng".️
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo. ️
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước. ️