Game kinh dị khoa học viễn tưởng ‘Fort Solis’ sắp ra mắt vào tháng 8
Theo điều 10 Nghị định 168, người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt từ 150.000 - 250.000 đồng, thay vì bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng theo Nghị định 100/2019 trước đây.Mức phạt này cũng quy định với các hành vi không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT.Ngoài ra, người đi bộ sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng nếu đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (mức phạt cũ 100.000 - 200.000 đồng); mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông hoặc đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy cũng bị phạt 400.000 - 600.000 đồng (mức phạt cũ 60.000 - 100.000 đồng).Điều 11 của Nghị định 168 quy định 3 mức xử phạt người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo vi phạm quy tắc giao thông.Mức 1, phạt từ 150.000 - 250.000 đồng nếu không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi hoặc không dọn sạch chất thải của vật nuôi thải ra đường, vỉa hè; để vật nuôi đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn; đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên; để vật nuôi kéo xe mà không có người điều khiển; điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. Những hành vi này theo Nghị định 100 trước đây bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng.Mức 2, phạt từ 400.000 - 600.000 đồng thay vì 100.000 - 200.000 theo Nghị định 100 với các hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT; dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang lái phương tiện tham gia giao thông; điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.Mức thứ 3, phạt từ 1 - 2 triệu đồng với người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi hoặc điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc, thay vì phạt 400.000 - 600.000 đồng theo mức phạt cũ.Cách bảo mật hệ thống mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Kể từ những năm 1980, nhiệt độ trung bình của mỗi thập kỷ sau đều cao hơn thập kỷ trước. Chín năm qua là kỷ lục ấm nhất. Năm 2016 xảy ra hiện tượng El Nino mạnh và năm 2020 cũng được xếp vào năm nóng kỷ lục, với mức nhiệt tăng tương ứng là 1,29 0C và 1,27 0C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Khán giả Nhật nói gì về phim ‘Oppenheimer’ khi khởi chiếu ở xứ mặt trời mọc?
Theo BleepingComputer, hai chuyên gia từ công ty an ninh mạng watchTowr là Benjamin Harris và Aliz Hammond, đã phát hiện nhiều tên miền hết hạn từng được dùng để điều khiển các điểm truy cập trái phép trên toàn cầu. Bằng cách đăng ký lại các tên miền nói trên, nhóm nghiên cứu đã chiếm quyền kiểm soát và ngăn chặn các lỗ hổng website bị khai thác lại trong tương lai.Để thực hiện điều này, các nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống ghi nhận các yêu cầu từ phần mềm độc hại liên quan. Họ nhận thấy phần mềm vẫn đang hoạt động và gửi yêu cầu từ những hệ thống đã bị xâm nhập, dù không còn được điều hành tích cực. Thông qua đó, họ xác định được một số nạn nhân và các phần mềm truy cập trái phép phổ biến như r57shell, c99shell và China Chopper.Các điểm truy cập trái phép này được cài đặt trên nhiều máy chủ thuộc chính phủ, trường đại học và tổ chức lớn trên toàn thế giới. Các nạn nhân bao gồm hệ thống tại Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nigeria và Bangladesh. Trong số đó, một số hệ thống của các cơ quan chính phủ và tòa án tại Trung Quốc đã bị xâm phạm.Những phần mềm này có độ phức tạp khác nhau, từ các công cụ tấn công cao cấp của các nhóm tin tặc có tổ chức đến những phần mềm đơn giản hơn. Điều này khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ nhiều nhóm tấn công mạng khác nhau đã tham gia, với trình độ không đồng đều. Một số địa chỉ IP nguồn được phát hiện liên quan đến khu vực Hồng Kông và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho biết đây có thể chỉ là các máy chủ trung gian, không phải bằng chứng xác thực về nguồn gốc các cuộc tấn công.Một số phần mềm truy cập trái phép được ghi nhận có sự liên hệ với Lazarus Group, một nhóm tin tặc khét tiếng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các chuyên gia nhận định chúng có thể đã bị tái sử dụng bởi những kẻ tấn công khác. Tại thời điểm công bố, số lượng lỗ hổng phát hiện là 4.000, nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo con số thực tế có thể lớn hơn nhiều do chưa xác định được hết các hệ thống bị xâm nhập. Việc chiếm quyền kiểm soát và vô hiệu hóa các lỗ hổng này được xem là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn chúng tiếp tục bị khai thác cho các mục đích xấu trong tương lai.
Những tín hiệu vô tuyến lạ nói trên là những vụ nổ vô tuyến nhanh (FRB). Đây là các xung dài 1/1.000 giây của những sóng vô tuyến mạnh đến mức có thể truyền đi hàng tỉ năm ánh sáng và được trái đất thu nhận.FRB được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2007 và các nhà vật lý lý thuyết như Giáo sư Avi Loeb, thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), đã gợi ý rằng chúng có thể phát ra từ các nền văn minh ngoài hành tinh.Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã xác định chính xác nguồn gốc của một FRB và phát hiện ra rằng nó ở rất gần một ngôi sao neutron. Đây là một ngôi sao cực kỳ dày đặc đã sụp đổ, chỉ bằng kích thước của một thành phố nhưng có khối lượng bằng mặt trời.Sao neutron nói trên cách chúng ta khoảng 200 triệu năm ánh sáng và được bao quanh bởi một từ trường dày đặc mà các nhà khoa học tin rằng đó là nguồn gốc của FRB.Tiến sĩ Kiyoshi Masui, phó giáo sư vật lý tại MIT, cho hay: "Xung quanh những ngôi sao neutron có từ tính cao này, còn được gọi là sao từ, các nguyên tử không thể tồn tại mà sẽ bị xé toạc bởi các từ trường".Trước đây, Giáo sư Loeb đã gợi ý rằng các vụ nổ năng lượng nói trên có thể là "chùm tia vô tuyến mạnh" do nền văn minh ngoài hành tinh tạo ra và được sử dụng cho mục đích quân sự. Ông cho rằng chúng có thể được tạo ra để đẩy một cánh buồm nhẹ nhằm phóng hàng hóa với tốc độ gần vận tốc ánh sáng.Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có nguồn gốc tự nhiên hơn và để tìm hiểu, các nhà khoa học đã nghiên cứu một FRB cụ thể được phát hiện vào năm 2022. Họ xác định vị trí chính xác của tín hiệu vô tuyến này bằng cách phân tích "sự nhấp nháy" của nó, tương tự như cách các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào ban đêm.Một vật thể càng nhỏ hay càng xa thì nó nhấp nháy càng nhiều. Tương tự như thế, sóng vô tuyến nhấp nháy hoặc phát sáng khi chúng đi qua môi trường giữa các vì sao, giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của chúng.
TP.HCM lần đầu có trung tâm khảo thí thuộc bộ phận của ĐH hàng đầu thế giới
Theo báo Khmer Times, báo cáo sơ bộ cho biết dự án kênh đào Phù Nam-Techo dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến gần 10.000 ngôi nhà, 3 nhà máy, 30 cây cầu, 36 tuyến đường quốc lộ, 600 đập/kênh và hơn 7.000 ha đất nông nghiệp. Diễn đàn tập trung thảo luận chi tiết về lợi ích của kênh đào Phù Nam-Techo, đồng thời đề ra kế hoạch phối hợp giữa các nhóm kỹ thuật, chính quyền địa phương và người dân bị ảnh hưởng để đánh giá toàn diện các rủi ro tiềm ẩn. Quy trình giải quyết tác động dự kiến khởi động từ tuần thứ hai của tháng 2.2024, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm cân bằng giữa giải quyết lo ngại của cộng đồng và đảm bảo tiến độ phát triển dự án.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD, được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km trải dài qua địa phận 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep của Campuchia. Kinh phí xây dựng từ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, được thực hiện theo hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT), dự kiến hoàn thành sau 48 tháng thi công.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo được kỳ vọng tạo ra tuyến đường thủy chiến lược, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, việc triển khai cần đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia và đời sống người dân địa phương.