Xe Trung Quốc Haima S5 cũ giá 180 triệu đồng, có nên mua?
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch công viên lịch sử văn hóa dân tộc tại TP.Thủ Đức.Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng quy hoạch đặc sắc, mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu công cộng.Khu vực thi tuyển ý tưởng quy hoạch rộng 395 ha, nằm phía đông nam xa lộ Hà Nội, thuộc địa bàn phường Long Bình, TP.Thủ Đức và phường Bình Thắng, TP.Dĩ An, Bình Dương. Khu vực này gần depot Long Bình thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)Theo định hướng quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040, khu vực này là công viên công cộng và công viên chuyên đề đa chức năng, đan xen với một số khu chức năng dịch vụ hỗn hợp (không bố trí chức năng ở).Ông Nguyễn Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM cho biết, trên cơ sở kết quả cuộc thi, Sở Quy hoạch và Kiến trúc phối hợp UBND TP.Thủ Đức tham mưu UBND TP.HCM xem xét, chỉ đạo lựa chọn các nội dung quan trọng, phù hợp định hướng phát triển làm cơ sở tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.Đối tượng tham gia dự thi là các công ty, tổ chức hoặc liên danh (2 hay nhiều công ty trong và ngoài nước) hoặc các cá nhân am hiểu lĩnh vực thiết kế quy hoạch, kiến trúc, có kinh nghiệm phát triển dự án, quản lý vận hành công viên, có đủ năng lực hoạt động, uy tín, có kinh nghiệm thực tế liên quan theo quy định.Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên đến 3 tỉ đồng, trong đó giải nhất 1 tỉ đồng, giải nhì 800 triệu đồng, giải ba 600 triệu đồng và 2 giải khuyến khích trị giá 300 triệu đồng/giải.Các thông tin về nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch công viên lịch sử - văn hóa dân tộc được đăng tải trên website của Sở Quy hoạch - Kiến trúc https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn và website của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM https://www.hcmarc.com.Thời gian nhận hồ sơ đăng ký trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 27.2, tại Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM (lầu 5, phòng 5.3, 168 Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1).Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc hình thành từ những năm 1990, gồm 4 khu vực chức năng gắn với các chủ đề khác nhau, giới thiệu những sự kiện lịch sử và các công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh.Ngoài ra, còn có một số hạng mục công trình sinh hoạt văn hóa, khu vui chơi giải trí và cảnh quan thiên nhiên ấn tượng với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ, thích hợp nhu cầu phát triển bền vững.Bên trong công viên có một số hạng mục do Ban quản lý Công viên lịch sử văn hóa dân tộc đầu tư, quản lý, vận hành.Thấy gì từ loạt kỷ lục của chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại?
Gia đình Trâm bắt chước cách ăn nuốc từ những clip trên mạng. "Mình sơ chế nuốc và để cho ráo nước sạch sẽ. Sau đó, mình vắt chanh, đường, chuẩn bị thêm các loại rau thơm để ăn cùng với nuốc sống", Trâm cho hay.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng không 'quyến rũ' được các shark
Theo quyết định số 11 ngày 23.1 của Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí, năm 2025 thanh tra theo kế hoạch gồm có các tòa:Vụ Giám đốc kiểm tra I TAND tối cao.Vụ Giám đốc kiểm tra II TAND tối cao.TAND cấp cao tại Hà Nội.TAND cấp cao tại TP.HCM.TAND TP.Hà Nội và 4 đơn vị TAND cấp huyện TP.Hà Nội.TAND tỉnh và 2 TAND cấp huyện của các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, Đồng Nai và Kiên Giang.Căn cứ tình hình thực tiễn, TAND tối cao sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại một số TAND khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý.Theo yêu cầu công tác, Chánh án TAND tối cao chỉ đạo một số TAND tự tiến hành thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả về TAND tối cao (thông qua thanh tra). TAND tối cao sẽ xem xét, đánh giá kết quả thanh tra của tòa cấp dưới và tiến hành thanh tra lại khi xét thấy cần thiết.Đoàn thanh tra lựa chọn một số hoặc tất cả nội dung sau:Thanh tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ.Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ, việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, người giữ chức danh tư pháp trong tòa án theo quy định của pháp luật và các quy định của tòa án.Thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đơn vị về các mặt công tác: tổ chức, cán bộ; đầu tư xây dựng cơ bản; tài chính, kế toán; thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân và công tác khác theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng.Thực hiện chủ trương, đường lối, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng gắn thanh tra công vụ với kiểm tra nghiệp vụ.Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; xác định thanh tra, kiểm tra là một trong các biện pháp quan trọng trong quản lý, điều hành của người đứng đầu.Chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ, công chức trong đơn vị, nhất là hành vi lợi dụng nhiệm vụ để tham nhũng, tiêu cực phải xử lý nghiêm để làm gương. Đồng thời chủ động rà soát, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh các quy định chưa phù hợp đối với cấp có thẩm quyền để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.Qua thanh tra, kiểm tra, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong tòa án. Từ đó kịp thời có các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.Kế hoạch thanh tra phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tòa án, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra…Việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra phải có nội dung, đề cương cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.Kết thúc thanh tra phải có báo cáo, kết luận một cách khách quan, toàn diện và công khai kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật. Mục đích để đối tượng thanh tra và các đơn vị có liên quan khắc phục hậu quả, xử lý các sai phạm (nếu có), và có biện pháp chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác.
Không những là nơi cho ra những bức ảnh "triệu like", đây còn là địa điểm hút giới trẻ bởi khung cảnh bình yên hiếm có. Trong nhịp sống hối hả, giới trẻ dần thích những không gian đem lại cảm giác yên bình. Đến đây, họ được giải tỏa cảm xúc, những áp lực dần biến tan sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng.
Vì sao khách quốc tế nói chỉ cần đến Bãi Kem là thấy cả Phú Quốc?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.