Google gợi ý 8 mẹo giúp an toàn trên internet
Sáng 14.3, khách hàng đến Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) đông hơn so với ngày trước đó. Do số lượng khách nhiều nên phía công ty hạn chế và chỉ bán mỗi người 1 chỉ vàng nhẫn. Cách đó vài bước, ở quầy bán vàng miếng SJC của công ty, có người xách túi, xách ba lô ngồi chờ.Ở quầy bán vàng, cũng khá đông người bán, ít thì vài lượng và nhiều lên đến 30 lượng. Vợ chồng ông N.D (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mang 5 lượng vàng miếng SJC bán chốt lời. Theo người vợ, số vàng này mua nhiều lần từ mức 70 - 80 triệu đồng/lượng, nay thấy giá 94,1 triệu đồng/lượng nên bán ra để mua nhà.Các đơn vị kinh doanh vàng bán ra vàng nhẫn với khối lượng nhỏ giọt. Hệ thống cửa hàng PNJ gần như không có vàng nhẫn bán cho khách hàng. Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) bán cho mỗi khách hàng 1 chỉ vàng và không có vàng miếng SJC để bán. Trong khi đó, hệ thống bán vàng trực tuyến của 4 ngân hàng thương mại gần như không "khớp lệnh". Đăng nhập vào hệ thống mua vàng trực tuyến của Agribank vào sáng 14.3, màn hình thông báo đặt lịch hẹn không thành công, chi nhánh đã nhận đủ số lượng khách hàng đăng ký mua vàng miếng trong ngày. Các ngân hàng khác cũng tương tự, gần như không đăng ký mua được. Trong khi đó, ghi nhận ở các tiệm vàng quanh khu vực chợ Tân Định (Q.1, TP.HCM), chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM) và chợ An Đông (Q.5, TP.HCM)… sáng ngày 14.3 gần như không có khách đến giao dịch.Giá vàng trong nước sáng 14.3 lên mức cao kỷ lục. Công ty Bảo Tín Minh Châu tăng giá vàng nhẫn thêm 1,3 triệu đồng mỗi lượng, mua vào lên 94,85 triệu đồng, bán ra 96,3 triệu đồng - đây là mức giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Kế đến là Công ty Phú Quý có giá mua vào vàng nhẫn 94,7 triệu đồng, bán ra 96,2 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vàng nhẫn 94,8 triệu đồng, bán ra 96,1 triệu đồng. Công ty SJC mua 94 triệu đồng mỗi lượng vàng nhẫn, bán ra 95,6 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC tại các đơn vị kinh doanh vàng mua vào với mức 94,1 triệu đồng, bán ra 95,6 triệu đồng.Giá vàng trong nước đang ở mức cao kỷ lục. So với đầu tuần, vàng miếng SJC đã tăng 2,5 triệu đồng/lượng và nâng mức tăng so với đầu năm lên 11,4 triệu đồng/lượng, tương đương tăng giá 13,5%. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng tăng 2,5 triệu đồng/lượng trong so với đầu tuần, nâng mức tăng lên 12,1 triệu đồng/lượng so với đầu năm, tăng 14,4%.Giá vàng trong nước biến động theo kim loại quý thế giới. Trưa 14.3, vàng thế giới đã tăng thêm 3 USD/ounce so với mức đầu ngày, lên 2.993 USD/ounce. Giá vàng thế giới đang tiến sát 3.000 USD/ounce được nhiều chuyên gia, tổ chức thế giới dự báo trước đó. Như vậy chỉ trong 1 tháng trở lại đây, vàng thế giới đã tăng giá 106 USD/ounce, tương đương tăng thêm 3,7%. Vàng đã tăng giá 820 USD/ounce trong vòng 1 năm trở lại đây, tương đương 37,8%.Trước đà tăng mạnh của vàng trong và ngoài nước, chuyên gia Dương Anh Vũ cảnh báo những người mua vàng thời điểm hiện nay cần thận trọng khi giá đạt mức cao kỷ lục, coi chừng mua vào đúng đỉnh. Giá vàng thế giới đang xác định xu hướng tăng giá và hướng đến mức 3.040 USD/ounce. Tuy nhiên, kim loại quý còn phụ thuộc vào diễn biến giải quyết xung đột Đông Âu. Diễn biến thương chiến giữa Mỹ và các quốc gia khác một lần nữa tác động đến tâm lý của giới đầu tư, khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% với các sản phẩm Canada. Đáp lại, Canada cũng trả đũa với sắc thuế có tác động lên lượng hàng hóa trị giá 30 tỉ USD của Mỹ. Không những thế, châu Âu cũng đe dọa có động thái tương tự nếu chính quyền Washington áp thuế lên hàng hóa khu vực này. Căng thẳng của thương chiến đang khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng lạm phát leo thang, một yếu tố mang tính hỗ trợ cho giá vàng. "Trong trường hợp giá vàng thế giới tăng vượt mức 3.000 USD/ounce, khả năng giá trong nước sẽ xuất hiện mức giá 98 triệu đồng/lượng", ông Dương Anh Vũ cho hay.Anh hùng Điện Biên Phủ: Ngày chiến thắng
Ngày 13.3, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết thẩm phán Phan Thanh Tòng (48 tuổi, quê quán H.Châu Thành, Bến Tre), Phó chánh án TAND tỉnh Bến Tre, đã gửi đơn xin nghỉ việc. Việc thẩm phán Tòng xin nghỉ việc đã được lãnh đạo TAND tỉnh Bến Tre thông báo trong hệ thống TAND 2 cấp tại Bến Tre.Nội dung đơn xin nghỉ việc theo nguyện vọng của thẩm phán Phan Thanh Tòng đã được gửi đến TAND tối cao và Tỉnh ủy Bến Tre. Trong đơn, ông Tòng xin nghỉ vì lý do sức khỏe và công việc gia đình. Tỉnh ủy Bến Tre xác nhận đã nhận được đơn xin nghỉ việc của thẩm phán Phan Thanh Tòng và đang trong quá trình xem xét.Theo quy định, nếu nguyện vọng của Phó chánh án TAND tỉnh Bến Tre được TAND tối cao và Tỉnh ủy Bến Tre đồng ý thì TAND tỉnh Bến Tre sẽ triển khai thác các thủ tục bàn giao công việc, hưởng chế độ nghỉ hưu theo nguyện vọng.Thẩm phán Phan Thanh Tòng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó chánh án TAND tỉnh Bến Tre với thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1.8.2022. Ông được Chánh án TAND tỉnh Bến Tre phân công phụ trách án trong lĩnh vực dân sự.Năm 2022, thẩm phán Phan Thanh Tòng được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, là một trong 47 thẩm phán TAND các cấp toàn quốc được tặng thưởng danh hiệu này.
Duyên dáng miệt vườn
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Bộ Công thương cho biết, Algeria, quốc gia nằm ở khu vực Bắc Phi, vừa công bố luật Tài chính năm 2025 để góp phần giảm giá cà phê, hỗ trợ người tiêu dùng trong nước. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này.Theo đó, Algeria đã quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu cà phê từ 30% xuống còn 5%, bỏ thuế giá trị gia tăng 19% và thuế tiêu thụ nội địa 10%. Theo đó, tổng thuế và phí nhập khẩu cà phê nhân xanh robusta vào Algeria chỉ còn 10% trong khi trước đó ở mức rất cao với 63%.Trước việc Chính phủ Algeria sẽ áp dụng biện pháp kích thích tiêu dùng này đến hết năm 2025, Thương vụ Việt Nam tại Algeria nhận định: Đây là cơ hội tốt để cà phê Việt Nam gia tăng xuất khẩu, hiện diện nhiều hơn ở thị trường Bắc Phi.Algeria là quốc gia không trồng cà phê và đang phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người dân Algeria. Thị trường này có quy mô dân số hơn 46 triệu người, mỗi năm đang nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá khoảng 300 triệu USD; trong đó cà phê robusta chiếm phần lớn với trên 85% tổng kim ngạch nhập khẩu, còn lại là cà phê arabica. Việt Nam, Brazil, Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Ethiopia và Uganda đang là các quốc gia xuất khẩu cà phê vào Algeria.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Algeria 34.158 tấn cà phê nhân xanh, kim ngạch đạt 127,4 triệu USD.Thương vụ Việt Nam tại Algeria khẳng định, cà phê Việt Nam được doanh nghiệp nhập khẩu, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, hương vị nên vẫn còn dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.Thống kê sơ bộ của Bộ Công thương cho thấy, trong tháng 2.2025, xuất khẩu cà phê ước đạt 150.000 tấn, trị giá 854 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với tháng 1. Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 284.000 tấn cà phê, trị giá 1,58 tỉ USD, giảm 28,4% về lượng nhưng tăng 26,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024, do giá cà phê xuất khẩu tăng cao. Giá xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm đạt bình quân 5.575 USD/tấn, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Xuyên rừng tới nơi từng quay phim bom tấn 'Kong: Skull Island'
Ngày 28.2, TAND tỉnh Cà Mau xác nhận, đã tổ chức phiên họp công khai chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án hành chính giữa ông H.A.T (42 tuổi, ngụ xã Tân Thành, TP.Cà Mau) và UBND TP.Cà Mau. Ông H.A.T là chủ "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau".Vụ việc xoay quanh quyết định hành chính buộc ông T. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp khoản tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Theo nội dung đơn khởi kiện, ông T. cho biết, tháng 8.2021, vợ chồng ông xây dựng nhà tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau. Công trình có diện tích xây dựng thực tế 580 m2, gồm nhà chính rộng 230 m2 và nhà phụ 350 m2, nằm trên phần đất thuộc quyền sở hữu của hai vợ chồng. Cụ thể, bà K.T đứng tên thửa đất có diện tích 1.650,1 m2, ông T. đứng tên thửa đất rộng 1.659 m2. Khi hoàn thiện công trình, vợ chồng ông T. đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp thuế xây dựng gần 27,4 triệu đồng.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407/QĐ-UBND, trong đó yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 2.141,7 m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn. Cơ quan thuế sau đó xác định số tiền thuế phải nộp (gồm lệ phí trước bạ nhà, đất) hơn 42 triệu đồng và tiền sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Ông T. không đồng ý với quyết định trên, cho rằng diện tích ông sử dụng để xây dựng nhà ở chỉ là 580 m2, trong khi đó phần diện tích còn lại vẫn được sử dụng làm ao nuôi cá và trồng cây, không có công trình xây dựng kiên cố. Việc UBND TP.Cà Mau buộc ông phải chuyển đổi toàn bộ 2.141,7 m2 sang đất ở nông thôn và nộp số tiền như trên là bất hợp lý, vượt quá khả năng tài chính của gia đình ông.Bên cạnh đó, ông T. nhấn mạnh rằng, Quyết định số 407/QĐ-UBND của UBND TP.Cà Mau vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ ông. Bởi lẽ, bà K.T đứng tên 1 thửa đất, nhưng các quyết định liên quan đến phần đất này đều "tước" đi quyền tham gia của bà. Các quyết định, công văn và thông báo chỉ có tên ông T., không có tên bà K.T, là vi phạm đến quyền tài sản hợp pháp của bà K.T.Đại diện của ông T. khẳng định: "Theo nguyên tắc pháp luật, bất kỳ quyết định hành chính nào ảnh hưởng đến tài sản của một cá nhân thì phải có sự tham gia của người đó. Trong trường hợp này, toàn bộ quyết định liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ nhắc đến ông H.A.T mà không có tên bà K.T, mặc dù phần đất này thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Điều này là vi phạm nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân".Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Cà Mau cho biết, chờ tòa án phán quyết và vị này không phát biểu gì thêm.Như Thanh Niên thông tin, TAND tỉnh Cà Mau thụ lý vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, do ông H.A.T khởi kiện.Ông H.A.T yêu cầu TAND tỉnh Cà Mau giải quyết các nội dung: Hủy Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 17.9.2024 của UBND TP.Cà Mau; Công văn số 5453/UBND-TNMT ngày 22.11.2024 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Quyết định số 7309/QĐ-SĐBSHB ngày 15.11.2023 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Thông báo số LTB2482301 -TKOOO15-2024/TB-CCT và Thông báo số LTB2482301-TK00016- 2024/TB-CCT của Chi cục Thuế khu vực II. Buộc UBND TP.Cà Mau thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến việc cho vợ chồng ông H.A.T chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn diện tích 580 m2 trên phần đất đã xây dựng nhà.Theo thông báo thụ lý vụ án, người bị kiện là Chủ tịch UBND TP.Cà Mau, Chi cục Thuế khu vực II.Trước đó, cuối năm 2022, cơ quan chức năng TP.Cà Mau phát hiện "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau" xây dựng trái phép trên đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Ngày 9.1.2023 UBND TP.Cà Mau có Quyết định số 82 xử phạt hành chính chủ tòa nhà là ông H.A.T.Theo quyết định xử phạt, ông T. có hành vi vi phạm chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và xử phạt 22,5 triệu đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.Đến ngày 15.11.2023, Chủ tịch TP.Cà Mau ban hành Quyết định 7309 sửa một phần Quyết định 82, không buộc khôi phục hiện trạng mà thay bằng biện pháp "thực hiện thủ tục về đất đai", tức chuyển mục đích sử dụng đất từ nuôi trồng thủy sản sang đất ở theo hiện trạng đã xây dựng công trình vừa bị xử phạt.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407 cho phép ông H.A.T chuyển đổi mục đích sử dụng đất diện tích 2.147,7 m2 tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau (sau khi đo đạc là 2.147,7m2 chứ không phải 2.261,58 m2 như quyết định xử phạt trước đó).