Những tấm lòng vàng 15.6.2022
Hiệp đấu cuối diễn ra hấp dẫn với màn so kè điểm số giữa 2 đội. Khi trận đấu còn 30 giây, CLB Ho Chi Minh City Wings tạo được lợi thế dẫn 3 điểm (75-72), sau đó Jeremy Smith có pha phản công sắc bén ghi thêm 2 điểm để ấn định thắng lợi chung cuộc 77-72 cho đại diện bóng rổ TP.HCM.Loạt siêu sao thế giới 'đổ bộ' Việt Nam, du lịch làm gì để hưởng lợi?
Có thể nói Táo quân 2025 là sự kết hợp giữa mới và cũ từ dàn diễn viên đến nội dung chương trình. Theo đó, những gương mặt gạo cội như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Quốc Khánh, Vân Dung… trở lại trong vai trò các Táo, Ngọc Hoàng như một thương hiệu của chương trình. Chỉ thiếu NSND Công Lý và NSND Xuân Bắc không trở lại trong vai Nam Tào - Bắc Đẩu như mong muốn của đa số khán giả. Nhưng Đỗ Duy Nam thay thế ở cả hai vai Nam Tào - Bắc Đẩu trong Táo quân năm nay cũng được nhận xét là diễn khá tròn vai. Ngoài ra còn có Trung Ruồi, NSƯT Thái Sơn, Thanh Hương, Tiến Minh, Anh Đức… góp mặt trong dàn nghệ sĩ trẻ khá hợp lý.Xuyên suốt chương trình, thấy rõ vai trò chủ đạo của dàn Táo cũ. Họ kết hợp ăn ý bởi kinh nghiệm nhiều năm tung hứng cùng nhau. Chỉ riêng sự trở lại này đã tạo nên sức hút cho chương trình Táo quân năm nay. Đa số khán giả dành lời khen "đỉnh nóc kịch trần" cho các tên tuổi gạo cội. Điều này có lẽ do Táo quân 2024 hầu như vắng bóng dàn Táo cũ, khiến cho chương trình bị "hụt hơi", nhận nhiều ý kiến chê bai từ các fan trung thành.Kịch bản của Táo quân 2025 nhìn chung ổn hơn năm ngoái bởi nhiều vấn đề nổi bật về kinh tế - văn hóa - xã hội trong một năm được khơi lại ở Đường lên đỉnh thiên cung. Theo khán giả nhận xét, các Táo đã "khịa" rất "đỉnh", làm nức lòng người xem. Nếu so sánh với nội dung của Táo quân 2024 hay vài mùa trước thì năm nay đúng là nội dung có "nóng" hơn như ý kiến nhận xét của một vài khán giả: "Có đổi mới, sáng tạo, hay hơn năm trước"; "Tôi thì thấy năm nay hay hơn năm trước thôi vì năm trước chỉ có mỗi Ngọc Hoàng diễn với các Táo mới".Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến cho rằng Táo quân 2025 vẫn bị luẩn quẩn với "bình cũ", chưa thoát ra khỏi "cái bóng" của các mùa trước, dù kịch bản có nhiều yếu tố "bắt trend" để kịp với sự phát triển của mạng xã hội, xu hướng thưởng thức của khán giả thời đại 4.0. Dàn Táo cũ vẫn "lộ" vài điểm thiếu tự nhiên, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người xem với góc nhìn đa chiều hơn.
Vó ngựa vùng bán sơn
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Anh Lê Quang Tùng (32 tuổi) ngụ tại đường GS1, TP.Dĩ An, chia sẻ: "Mình rất thích ra khu vực hồ đá ngồi vì trong nhà quá nóng, không cần làm gì nhiều, ra đây ngồi xem người ta câu cá là đủ. Còn mọi người nếu đến đây cũng có thể tham gia nhiều hoạt động như tổ chức tiệc dã ngoại cũng rất phù hợp".
Phanh phui tổ chức thao túng hơn 30 cuộc bầu cử trên thế giới
Mastaba là kiểu lăng mộ tiêu chuẩn ở Ai Cập cách nay vài ngàn năm, có phần đế hình chữ nhật, mái bằng và các bức tường làm bằng đá hoặc gạch bùn.Theo Tân Hoa Xã, ngôi mộ mastaba mới tìm thấy là của một bác sĩ hoàng gia sống dưới thời trị vì của vua Pepy II (khoảng năm 2278-2184 trước Công nguyên). Đây là vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 6 ở Cổ Vương quốc Ai Cập.Tuyên bố của Mohamed Ismail Khaled, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA), cho biết phát hiện này là sự bổ sung quan trọng vào lịch sử của khu vực vì các văn bản và hình vẽ trên tường lăng mộ hé lộ những khía cạnh mới trong cuộc sống thường ngày của Cổ Vương quốc Ai Cập.Báo cáo cho biết thêm rằng các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng mastaba có thể đã bị cướp phá từ thời kỳ đầu, nhưng các bức tường có khắc hình và chữ vẫn được bảo quản tốt.Đoàn thám hiểm cũng tìm thấy một chiếc quách (quan tài đá). Theo tuyên bố, các dòng chữ khắc trên trần ngôi mộ và bên trong quan tài tiết lộ tên và chức danh của chủ sở hữu ngôi mộ.Saqqara là một khu nghĩa trang lớn của người Ai Cập cổ đại, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.Tháng 3.2024, CNN đưa tin, những bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống hằng ngày ở Ai Cập cổ đại được phát hiện trong một ngôi mộ có niên đại hơn 4.300 năm.Ngôi mộ, gọi là mastaba, được các nhà khảo cổ Ai Cập và Đức tìm thấy ở nghĩa địa kim tự tháp Dahshur, cách Cairo khoảng 40km về phía nam. Dahshur là cực nam của các nghĩa địa kim tự tháp vĩ đại của Cổ Vương quốc Ai Cập ở vùng lân cận cố đô Memphis. Điểm thu hút chính ở đây là 2 kim tự tháp lớn của Vua Sneferu: kim tự tháp Bent và kim tự tháp Đỏ.