Mỗi năm Việt Nam có gần 200 triệu tấn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ
Hàng loạt vụ phát hiện UAV lạ quanh các địa điểm quân sự và công nghiệp tại Đức trong vài tháng gần đây đã gây báo động và buộc chính phủ thay đổi quy định, cho phép bắn hạ các UAV khả nghi.AFP ngày 9.2 dẫn thông tin từ truyền thông địa phương cho biết từ ngày 9-29.1, 6 vụ phát hiện UAV lạ được ghi nhận tại căn cứ không quân Schwesing của Đức gần biên giới Đan Mạch.Một người phát ngôn quân đội cho hay các trường hợp này đã được thông báo cho cảnh sát. Hồi tháng 1, nội các Đức phê chuẩn cho quân đội được phép bắn hạ các UAV khả nghi gần các địa điểm quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng. Theo quy định trước đó, quân đội chỉ có thể giúp cảnh sát xua đuổi hoặc bắn cảnh cáo, để buộc UAV hạ cánh. Theo quy định mới, các binh sĩ có thể bắn hạ nếu thấy đó là cách duy nhất để đối phó mối đe dọa đối với tính mạng người dân hoặc cơ sở quan trọng.Truyền thông loan tin rằng quân đội Đức đã sử dụng thiết bị gây nhiễu HP47 nhưng không thể hạ được các UAV. Họ cũng chưa thể xác định vị trí người điều khiển các thiết bị này.Theo tờ Suddeutsche, các quan chức quân đội tin rằng các UAV nói trên là loại có công nghệ tiên tiến, không phải là mẫu thương mại thông thường. Một số quan chức quốc phòng cho rằng các UAV mới được phát hiện này có thể được phóng từ tàu ở biển Bắc hoặc biển Baltic.Người phát ngôn quân đội Đức xác nhận rằng các vụ phát hiện UAV và hành động gián điệp đã gia tăng trong những tháng gần đây nhưng tuyên bố quân đội vẫn cẩn trọng về động cơ của những trường hợp trên vì UAV có thể được mua tại các cửa hàng và có thể có người đang điều khiển gần các tòa nhà quân sự mà không có ý đồ xấu.Căn cứ Schwesing là nơi huấn luyện binh sĩ sử dụng tên lửa phòng không và binh sĩ Ukraine đang được đào tạo sử dụng hệ thống Patriot tại đây. Đức là một trong những nước tài trợ vũ khí lớn cho Ukraine và đã cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho nước này.Cách đây vài tuần, các UAV cũng được phát hiện bay trên căn cứ không quân của Mỹ tại Ramstein, trung tâm hậu cần quan trọng của NATO tại Đức. Ukraine lâu nay nhiều lần vận động các đối tác phương Tây cung cấp các hệ thống phòng không để đối phó những cuộc tấn công của Nga. Rạng sáng 10.2, Thị trưởng thành phố Kyiv Vitali Klitschko cho biết Nga đã tiến hành một đợt tấn công bằng UAV nhắm vào thủ đô Ukraine trong đêm, gây cháy một tòa nhà nhưng không có báo cáo thương vong, theo Reuters.Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Váy cut out và những vóc dáng mới mẻ nhất của mùa hè đã tới
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Có thể sự lan tỏa tâm tính người Quảng Ngãi chưa được sâu rộng như người Bắc hay người Nam bộ, gần hơn, như người Quảng Nam, nhưng nó vẫn có "một cái gì" khiến người ta nhận ra ngay: đó là người Quảng Ngãi.
Chuyển nhượng mùa hè: Barcelona tìm cách đưa Donny van de Beek rời khỏi M.U
Cách đây vài tháng, tức 6 năm sau khi dương vật được cấy lên cẳng tay, ông MacDonald đã được các bác sĩ cấy ghép dương vật tái tạo vào vị trí tự nhiên trên cơ thể. Ca phẫu thuật phức tạp kéo dài đến 9 giờ với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau, kể cả tiết niệu và thẩm mỹ.