Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 2.3.2024
Tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), cho biết trong 8 sĩ quan nhận các quyết định của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có 6 sĩ quan sẽ triển khai tới phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi) để đảm nhiệm các vị trí: sĩ quan tham mưu huấn luyện, sĩ quan tham mưu trang bị, sĩ quan tác chiến, sĩ quan xử lý và phân tích thông tin tình báo, sĩ quan thông tin - truyền thông, sĩ quan tham mưu tình báo.Hai sĩ quan triển khai tới phái bộ UNMISS (Nam Sudan) đảm nhiệm vị trí sĩ quan tham mưu và vị trí quan sát viên quân sự.Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng khẳng định, các sĩ quan được triển khai lần này là những quân nhân ưu tú; đã tham gia huấn luyện bài bản, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc cũng như của Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Công tác chuẩn bị cho các sĩ quan lên đường đến nay cơ bản đã hoàn tất.Giao nhiệm vụ cho 8 sĩ quan, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, bày tỏ tin tưởng dù ở cương vị nào các sĩ quan cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng là những sứ giả hòa bình của Việt Nam; góp phần lan tỏa phẩm chất tốt đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ, cũng như hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.Ông Chiến yêu cầu các sĩ quan phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn vì tình hình an ninh hết sức phức tạp, khó lường; tự tin thể hiện bản lĩnh, năng lực chuyên môn trước đồng nghiệp quốc tế.Ông Chiến lưu ý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xa Tổ quốc, các sĩ quan cần nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo; giữ gìn đoàn kết nội bộ; hỗ trợ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.Đến nay, Việt Nam đã cử gần 1.100 lượt cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại 3 phái bộ và Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đang tích cực chuẩn bị thành lập Đội Công binh số 4 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 7 để triển khai trong năm 2025.7 bí mật tuyệt vời trên iPhone có thể bạn chưa biết
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Sân bay Long Thành cần 12.000 lao động khi đi vào hoạt động
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Khác với những số phát sóng trước đó, khách mời của The Khang Show tập 103 không phải nghệ sĩ mà là "kình ngư" Ánh Viên. Trong chương trình này, Ánh Viên mang đến câu chuyện về hành trình từ một cô bé đam mê bơi lội ở vùng sông nước miền Tây đến khi trở thành một trong những "gương mặt vàng" của làng thể thao Việt Nam. Theo Ánh Viên, từ nhỏ cô đã được ông nội dạy bơi và đến khi học tiểu học cô rất thích tham gia cuộc thi bơi qua sông do trường học tổ chức. "Lúc đó, trường học của tôi thường tổ chức cuộc thi bơi qua sông và ngày nào đi học tôi cũng đem theo một bộ đồ, chỉ đợi khi nào thầy kêu đi thi là tôi sẵn sàng tham gia. Tôi nhớ mình phải chờ rất lâu vì phải canh theo con nước thì mới thi được", cô nói.Bên cạnh đó, Ánh Viên còn tiết lộ ông bà và ba mẹ đều khá phân vân khi cô quyết định trở thành vận động viên bơi lội. Tuy nhiên, nhờ sự thuyết phục của thầy cô nên gia đình của Ánh Viên đã đồng ý. Trong thời gian thi đấu chuyên nghiệp, Ánh Viên phải ăn rất nhiều để có đủ sức khỏe tập luyện với cường độ cao. "Có lúc tôi mệt chỉ muốn uống nước, nhưng vẫn bị ép ăn một tô to. Lúc đó, tôi tưởng tượng mình như một chiếc máy xay sinh tố, bỏ đồ ăn vào là xay thôi", cô hài hước kể lại.Lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Ánh Viên quyết định giải nghệ vì nhiều lý do. Theo đó, cô muốn hoàn thành việc học còn dở dang, khám phá cuộc sống bên ngoài và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi huấn luyện viên khiến cô cảm thấy không còn hòa hợp. "Năm 2020, tôi có làm việc với một huấn luyện viên khác, thầy không biết được điểm mạnh của tôi nên sau đó tôi phải tự luyện tập khoảng một năm rưỡi nữa. Tôi mong muốn mình đạt được thành tích như trước cộng thêm nhiều áp lực bên ngoài khiến tôi chịu không nổi. Vì vậy, tôi muốn dừng lại và chuyển sang hoạt động khác. Lúc đó, tôi tập luyện nhiều lắm nên chưa biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tôi khát khao sống một cuộc sống bình thường", cô nói. Khi MC Nguyên Khang hỏi cô có tiếc nuối vì giải nghệ ở thời điểm sự nghiệp đang phát triển, Ánh Viên nói rằng cô chỉ cảm thấy tiếc bởi lúc đó cô không có đủ điều kiện để làm tốt hơn. Nhưng cô không muốn quay lại con đường cũ vì cô đã cân nhắc kỹ quyết định của mình. Ngoài ra, Ánh Viên còn tiết lộ vào năm 2021 cô đã bán chiếc xe máy của người hâm mộ tặng để thành lập câu lạc bộ bơi lội. Cô tâm sự: "Lúc đó, tôi chưa có kinh phí để làm nên đành phải bán xe. Còn những phần tiền thưởng từ các giải đấu thì hầu hết tôi đều gửi về cho ba mẹ. Tôi không muốn xin ba mẹ và việc bán xe cũng giúp tôi có thêm động lực để mở câu lạc bộ. Ngoài ra, tôi cũng biết là năm sau ba sẽ mua xe mới cho mình". Sau khi giải nghệ, Ánh Viên sống trong căn hộ ở quận 9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) do một khán giả tặng và làm thêm công việc huấn luyện viên dạy bơi cho một trường quốc tế ở quận 7 (TP.HCM). Song song đó, Ánh Viên còn tích cực thực hiện những clip hướng dẫn kỹ thuật bơi để đăng tải trên mạng xã hội. Theo nữ kình ngư 29 tuổi, để thực hiện được những video đăng tải trên TikTok, cô cần nhiều người hỗ trợ từ khâu kịch bản cho đến quay dựng. Nói về hành trình bắt đầu tham gia sáng tạo nội dung số, Ánh Viên cho biết: "Lúc đầu tôi cũng khá ngại ngùng vì mình sống khép kín. Nhưng nhờ có các bạn động viên rằng phải làm clip như thế thì mọi người mới biết học bơi rất tốt, từ đó biết đến câu lạc bộ của mình, nên tôi đã cố gắng thích nghi". Tuy nhiên, Ánh Viên vẫn thích mọi người biết đến mình qua hình ảnh cô giáo dạy bơi hơn là một nhà sáng tạo nội dung.
Mỹ loay hoay tìm cách ngăn vũ khí ở Ukraine thất thoát ra chợ đen
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".