Tạm dừng hoạt động thi đấu 32 thành viên dính nghi án tiêu cực bộ môn LMHT
Ý tưởng của Trà Nguyễn ở vở này mới so với nhiều vở thể nghiệm khác: hình khối, âm thanh, dàn cảnh, lời thoại, chuyển động... - các chất liệu tạo nghĩa cho kịch - lồng vào nhau thay vì minh họa cho nhau. Và diễn viên cũng không minh họa hay đại diện cho bất kỳ điều gì.Thiếu cống thoát, nước mưa và bùn đất tràn vào nhà dân
Dự kiến tại kỳ họp bất thường vào tháng 2 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, 18 chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong số này có nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và quyết định của UBND cấp xã.Tại tờ trình dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã.Báo cáo đánh giá tác động chính sách từ Bộ Tư pháp cho thấy, từ năm 2016 - 2023, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành tại Việt Nam là rất khác nhau. 21/63 tỉnh có cấp xã không ban hành nghị quyết; 17/63 tỉnh có cấp xã không ban hành quyết định; một số tỉnh, cấp xã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào trong 8 năm thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bắc Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Ngược lại, có một số tỉnh, cấp xã còn ban hành số lượng khá lớn văn bản quy phạm pháp luật (Bình Định: 1.899 văn bản, Đồng Nai: 2.838 văn bản, Hà Nội: 4.183 văn bản). Bộ Tư pháp nhận định việc giảm số lượng đã chứng minh chủ trương hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật ở địa phương. Bởi lẽ ở cấp xã, người làm công tác xây dựng pháp luật vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là cấp hành chính cơ sở, chỉ tập trung nguồn lực vào công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế không nhiều, các quy định mang tính chất quy phạm.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Tư pháp cho rằng cần bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành, nhằm đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Song song với việc bãi bỏ, dự thảo luật sửa đổi cũng quy định rõ: nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp xã đã ban hành sẽ tiếp tục có hiệu lực đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.Một nội dung quan trọng khác tại dự thảo luật sửa đổi, đó là tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo bổ sung một số nguyên tắc quan trọng như: kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Đồng thời phải bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; kịp thời giải quyết vấn đề bất cập, yêu cầu phát sinh từ thực tiễn; bảo đảm quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn được thể hiện tại nội dung cụ thể của một số điều như: xin ý kiến của Bộ Chính trị đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của đảng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật…
Phật tử ở TP.HCM lên chùa gói 1.000 bánh tét tặng người không về quê ăn tết
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.
Sáng 9.2, ông Nguyễn Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Bình Triều (H.Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết, vận động viên bị đuối nước trong vụ lật thuyền đua trên sông Trường Giang ngày hôm qua 8.2, sau thời gian điều trị ở bệnh viện đã tử vong vào sáng nay do bệnh tình quá nặng.Vận động viên tử vong được xác định là anh Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, ở thôn Phước An, xã Bình Hải, H.Thăng Bình).Trước đó, vào khoảng 9 giờ 40 ngày 8.2, tại giải đua thuyền 11 người (giải phụ) thuộc lễ hội Bà Chợ Được năm 2025 diễn ra trên sông Trường Giang (đoạn qua xã Bình Triều), thuyền đua của thôn Phước An khi qua tiêu đã va chạm với thuyền đua thôn Trà Đình (xã Quế Phú, H.Quế Sơn) nên bị lật.Ban tổ chức và lực lượng chức năng kịp thời cứu hộ 3 vận động viên gồm Hoàng Văn H. (26 tuổi), Nguyễn Văn D. (59 tuổi) và Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, đều ở thôn Phước An, xã Bình Hải) và đưa đến Bệnh viện đa khoa Thăng Hoa đóng tại H.Thăng Bình cấp cứu.Sau khi cấp cứu, sức khỏe của anh H. và ông D. đã ổn định. Riêng anh Nh. tiên lượng nặng, phải chuyển tuyến vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam để tiếp tục cứu chữa. Tuy nhiên, do bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch vì chết não nên được người nhà xin đưa về vào rạng sáng nay 9.2.Cũng tại H.Thăng Bình, cách đây vài ngày, tại giải đua thuyền truyền thống xã Bình Giang xảy ra vụ lật thuyền đua, may mắn không có ai bị thương.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui': Thâm nhập sào huyệt
Từ nay đến trước ngày 25.3.2025, khi mua vé sớm, khách sẽ được hưởng ngay ưu đãi 10%. Đặc biệt, nếu có ngày sinh nhật trùng với ngày thành lập Saigontourist Group (1.8.1975), khách sẽ nhận được mức ưu đãi đến 20% cho tối đa 10 vé. Lượng vé ưu đãi bán trước có giới hạn nên đã có hàng ngàn vị khách nhanh tay đặt mua sớm.Một khách hàng ở quận 4, TP.HCM, chia sẻ: "Quy trình đặt vé online của Saigontourist Group rất đơn giản và tiện lợi. Nhân viên tổng đài tư vấn nhiệt tình, giao vé tận nơi theo thỏa thuận hai bên".Ngoài hình thức đặt vé online qua hotline, Ban tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 còn bố trí các địa điểm bán "offline" trực tiếp cho khách hàng. Trước mắt, khách có thể đến mua vé trực tiếp tại: gian hàng của Saigontourist Group trong khuôn khổ Lễ hội Việt - Nhật năm 2025 diễn ra từ ngày 8 - 9.3.2025 tại Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM); Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC (799 Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, Q.7, TP.HCM) và các cơ sở dịch vụ thuộc Làng du lịch Bình Quới, gồm Khu Du lịch Bình Quới 1, 2, 3, Khu Du lịch Tân Cảng và Khu Du lịch Văn Thánh."Đặt mua vé sớm vừa được hưởng ưu đãi từ chương trình, lại vừa tiết kiệm thời gian, đến nơi là vào cổng dự hội ngay, nhanh hơn nhiều so với khi bạn đến nơi rồi phải xếp hàng mua vé tại cổng lễ hội", chị Đào Thị Tiên ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm. Chị cho biết thêm, năm nay chị sẽ cùng gia đình trải nghiệm metro, đi từ nhà lên ga Bình Thái, sau đó xuống tại ga Văn Thánh, vào ngay cổng sau lễ hội, tránh được cảnh đông đúc tại bãi giữ xe nếu phải tự lái xe từ nhà lên.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 30.3.2025 tại Khu du lịch Văn Thánh, với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự góp mặt của nhiều đối tác uy tín, đại diện các thương hiệu ẩm thực một số địa phương cùng nhau tạo nên một "đại tiệc của vị giác" đa dạng và phong phú. Đây là hoạt động trọng điểm trong chuỗi chương trình, sự kiện của Saigontourist Group hưởng ứng chào mừng các ngày lễ lớn tại TP.HCM và kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển Saigontourist Group (1.8.1975 - 1.8.2025).Lễ hội cũng là sự kiện văn hóa ẩm thực quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam vinh dự nhận được các giải thưởng danh giá của Giải thưởng ẩm thực thế giới (World Culinary Awards): Giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất châu Á" ba năm liên tiếp 2022, 2023, 2024 và giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất Thế giới" hai năm liên tiếp 2023, 2024. Năm ngoái, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2024 đã tiếp đón, phục vụ hơn 60.000 lượt khách; hai ngày trước giờ lễ hội chính thức mở cửa phục vụ công chúng, số vé bán trước đã đạt mức 10.000 vé."Qua các kỳ lễ hội đã được tổ chức từ những năm trước cho đến nay, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group đã khẳng định là một sự kiện văn hóa, ẩm thực, du lịch lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách trong và ngoài nước. Đây vừa là sự kiện phục vụ nhu cầu ẩm thực, giải trí của cộng đồng người dân mà còn là cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh du lịch TP.HCM và Việt Nam, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, ẩm thực đặc sắc của đất nước ta", ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Saigontourist Group, trưởng ban chỉ đạo lễ hội, cho biết.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 sẽ vượt qua các kỳ lễ hội trước đây về số lượng các món ăn, thức uống, với trên 600 món ngon được chọn lọc, tinh tuyển từ khắp ba miền đất nước, sản vật của các địa phương. Bên cạnh ẩm thực, lễ hội còn tưng bừng, sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như múa rối nước, xiếc ảo thuật đường phố, múa xòe Thái, quan họ, đờn ca tài tử, múa khỉ, hát sắc bùa Bến Tre, hô bài chòi, ca Huế, biểu diễn cồng chiêng Tây nguyên của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nhạc cụ đàn đá dân tộc, hò đối đáp. Khách đến lễ hội còn được dịp hòa mình vào không gian tràn ngập không khí hội hè mang đậm bản sắc văn hóa dân gian ba miền, trải nghiệm khu chợ vùng cao, thử trang phục các dân tộc vùng cao Đông - Tây Bắc, sinh hoạt "Trên bến dưới thuyền" đậm chất Nam bộ...Ngoài ra, lễ hội còn níu chân khách với hoạt động làng nghề truyền thống, làm bánh dân gian với hơn 50 loại bánh, trải nghiệm học gói lá, nướng, hấp, chiên bánh cùng nghệ nhân, học làm bún, đan nón, tráng bánh tráng, nướng bánh phồng, nấu rượu, làm bánh phục linh, bánh kà tum của người Khmer Nam bộ. Khu làng nghề năm nay sẽ được góp thêm hoạt động làm guốc mộc, làm chong chóng giấy, lồng đèn Hội An, trải nghiệm làm gốm, tranh Đông Hồ, làm hoa giấy cùng các nghệ nhân đến từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở cố đô Huế. Tham gia lễ hội, khách mua vé vào cổng có đính kèm coupon để sử dụng dịch vụ, với giá vé trọn gói 200.000 đồng/người lớn, trẻ em đi cùng được miễn phí.Liên hệ các điểm bán vé chính thức: Khu Du lịch Bình Quới 1: 0901 889 701; Khu Du lịch Bình Quới 2: 0901 889 702; Khu Du lịch Bình Quới 3: 0901 889 703; Khu Du Lịch Tân Cảng: 0901 889 704; Khu Du Lịch Văn Thánh: 0901 889 705. Hoặc liên hệ số hotline: 0901 889 709 - 0855 556 879.Thông tin chi tiết về Lễ hội tại website: www.saigontourist.com.vn