Lan tỏa trên mạng xã hội: Cặp bạn thân đám cưới cùng ngày, cùng địa điểm
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnHành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Từ du lịch giá rẻ đến điểm đến hạng sang
Cuộc chia tay của Lý Thần với người yêu cũ - Phạm Băng Băng vào năm 2019 đã khiến bao nhiêu người cảm thấy bất ngờ cùng với chia sẻ lúc đó của anh: "Chia tay Phạm Băng Băng là tiếc nuối nhất trong đời tôi". Giờ đây, Lý Thần đã 46 tuổi, chắc hẳn ai cũng tò mò, cuộc sống của anh hiện tại ra sao? Theo Sohu, trong buổi ghi hình chương trình gần đây, đối diện với câu hỏi: "Có phải chia tay Phạm Băng Băng là sai lầm lớn nhất của đời anh? Anh có hạnh phúc hơn khi ở bên Phạm Băng Băng không?" là sự im lặng ngượng ngùng từ ngôi sao của Keep Running khiến người xem đặt dấu hỏi: "Anh còn vương vấn nàng Hoa đán họ Phạm sao?".Năm 2015, Lý Thần và Phạm Băng Băng chính thức công khai tình yêu vô cùng ngọt ngào. Nam diễn viên mạnh tay chi hàng chục triệu nhân dân tệ để cầu hôn, thậm chí ngôi sao thế hệ 7X còn công khai tuyên bố: "Tôi sẵn sàng bảo vệ cô ấy trước mọi giông bão". Nhưng đến năm 2018, sự nghiệp của Phạm Băng Băng gặp sóng gió, người hâm mộ cho rằng Lý Thần - người luôn trung thực và có trách nhiệm, sẽ giúp đỡ bạn gái khi cô gặp khó khăn và cùng cô vượt qua. Nhưng trái ngược với mong đợi, nam thần 7X lặng lẽ từ bỏ tình yêu và cuối cùng cả hai đã chia tay trong hòa bình. Điều này khiến khán giả "thở dài", họ không ngờ mọi chuyện lại kết thúc như thế. Nhiều người cho rằng nếu anh kiên quyết đồng hành cùng Phạm Băng Băng vượt qua khó khăn lúc đó thì có lẽ họ đã trở thành cặp đôi kiểu mẫu của làng giải trí.Từ đó đến nay, tình cũ của nàng Hoa đán vẫn chưa công khai một mối quan hệ nào. Sự im lặng của Lý Thần khiến dân cư mạng đào xới lại mối quan hệ của anh với người cũ. Họ cho rằng năm đó, anh dựa vào tên tuổi của người yêu nên được "thổi phồng", thực tế tài năng của anh không xuất sắc như nhiều người ngưỡng mộ. Điển hình nhất là nam diễn viên vẫn chưa có một vai diễn nào gây tiếng vang, tạo uy tín trong nghề. Nhưng bù lại anh giữ vững phong độ và thu hút thêm nhiều người hâm mộ qua các chương trình truyền hình thực tế. Sau khi buổi ghi hình được hé lộ, một vài người hâm mộ đã nhận xét về Lý Thần: "Thế giới này rất thực tế. Điều khán giả mong đợi ở một diễn viên là 'diễn tốt' hơn là làm tốt trong các chương trình tạp kỹ"; "Từ một diễn viên trở thành ngôi sao chương trình tạp kỹ, liệu anh ấy có thể nổi tiếng trở lại không?"; "Ngành giải trí là một hội chợ phù phiếm. Một số người trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm, trong khi những người khác lặng lẽ im lặng. Và một số người, như Lý Thần luôn lang thang ở giữa. Anh ta không nhạt nhòa nhưng cũng chẳng phải đỉnh cao, nếu không có chuyện tình với Phạm Băng Băng, tôi chẳng nhớ anh ta là ai"...Nhưng ngôi sao của Keep Running dường như không hề lo lắng về vấn đề này. Sau bao nhiêu năm làm việc chăm chỉ trong làng giải trí, tài tử 7X cũng đã thu được nhiều lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh và anh vẫn có thể sống một cuộc sống sung túc nhờ những khoản đầu tư này. Tuy nhiên, so với giới trẻ hiện nay, lối sống của Lý Thần khá đặc biệt. Cũng trong buổi ghi hình, bạn trai cũ của mỹ nhân họ Phạm nói rằng anh thậm chí còn không biết cách sử dụng phần mềm gọi taxi và thường chỉ vẫy taxi trên đường khi đi ra ngoài. Cách sống này khiến khán giả có cảm giác như được quay trở lại 20 năm trước.
Cúp truyền hình gay cấn: Lê Nguyệt Minh khiến Petr Rikunov lỡ cơ hội chiếm áo vàng
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Có thể hơi “thô thiển” khi ngay lập tức rời khỏi đối tác để sử dụng phòng tắm, nhưng việc làm trống bàng quang sau khi “gần gũi” thực sự khá quan trọng, đặc biệt là chị em.
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Myanmar
(Lâm Đồng)