Mong sớm hoàn thành kế hoạch phát triển 68 ha công viên, cây xanh công cộng
Ngày 2.3, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau, đơn vị này đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam chủ hụi Trần Thúy Hằng (40 tuổi, ngụ TT.Năm Căn, H.Năm Căn, Cà Mau), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2014, Hằng tổ chức chơi hụi để hưởng tiền hoa hồng. Tuy nhiên, từ tháng 5.2021 đến tháng 5.2023, lợi dụng lòng tin của các hụi viên và sự lỏng lẻo trong việc bỏ thăm khui hụi, Hằng tự ý hốt 71 chân hụi, chiếm đoạt số tiền hơn 869 triệu đồng. Ngoài ra, Hằng còn bán khống 50 chân hụi, lừa đảo hơn 545 triệu đồng. Tổng số tiền bị can này chiếm đoạt hơn 1,4 tỉ đồng.Trước đó, ngày 15.8.2024, Cơ quan CSĐT Công an H.Năm Căn đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Cà Mau điều tra theo thẩm quyền. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau có đủ căn cứ xác định Hằng có hành vi lừa đảo nên bắt tạm giam để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
Nhà đầu tư của VNDIRECT như ngồi trên đống lửa vì không thể giao dịch
Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đề xuất này nhằm trọng dụng những người lãnh đạo có phẩm chất và năng lực vượt trội, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao trong quản lý và điều hành.Được tiền thưởng, nâng lương vượt bậcTheo dự thảo nghị định, cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; người lao động có phẩm chất, năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc được hưởng nhiều chính sách sau: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì sẽ được nâng lương vượt một bậc (36 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ từ cao đẳng trở lên, 24 tháng đối với ngạch, chức danh có trình độ trung cấp).Tỷ lệ được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị quy định tại Nghị định số 204/2004 của Chính phủ (sửa đổi tại Nghị định 17/2013).Được hưởng tiền thưởng theo thành tích xuất sắc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định từ quỹ tiền thưởng theo quy định.Người có phẩm chất, năng lực nổi trội còn được quy hoạch, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích, hiệu quả và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị nơi công tác.Được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.Tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất quy định các bộ, ban, ngành và đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị đi công tác ở cơ sở, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Người đi cơ sở trong 3 năm sẽ được hưởng nhiều chính sách: người xuống làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp xã, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi được cử đi; trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019 của Chính phủ.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức được tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị nơi cử đi và được nâng lương vượt 1 bậc; được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.Với cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan T.Ư tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, được hưởng tiền lương, phụ cấp theo vị trí việc làm trước khi cử đi; trợ cấp một lần bằng 3 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.Trường hợp đơn vị công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019.Sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan thì được nâng lương vượt 1 bậc; nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên thì được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo luật Thi đua, khen thưởng.
Giá heo hơi hôm nay 14.3.2024: Lần đầu xuất hiện mốc 60.000 đồng/kg sau nửa năm
Sự kiện không chỉ đơn thuần là một giải đấu, mà còn là một lễ hội với nhiều hoạt động thú vị và ý nghĩa. Đây cũng là sự kiện đặc biệt chào mừng 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890- 19.5.2023).
Trong khuôn khổ chương trình, Saigon Co.op ký kết hợp tác cùng SAFEGRO và Trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp cùng xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên phụ trách chất lượng, phụ trách ngành hàng thực phẩm của Saigon Co.op và nhà cung cấp ngành hàng thực phẩm tươi sống kinh doanh trong hệ thống. Ngoài ra, Saigon Co.op cùng Trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp cùng thiết lập mã số vùng trồng, tư vấn và đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chuẩn VietGAP, Global G.A.P; cùng xây dựng các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về an toàn thực phẩm cho cán bộ nhân viên...
Đà Nẵng xây dựng điểm check-in độc lạ cho du khách
UBND TP.HCM vừa gửi HĐND TP.HCM tờ trình quy định về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính; người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.Như vậy, cán bộ, công chức ở TP.HCM sẽ được nhận 2 khoản hỗ trợ gồm theo Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm theo quy định của HĐND TP.HCM.Về mức hỗ trợ thêm với trường hợp cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo quy định được chia theo 3 mức, tương ứng với thời gian công tác.Cụ thể, người còn dưới 2 năm công tác được trợ cấp 2 khoản: thêm 12 tháng tiền lương hiện hưởng; thêm 6 tháng cho 20 năm đầu công tác, từ năm 21 trở đi nhận thêm nửa tháng lương.Người còn từ 2 – 5 năm công tác nhận trợ cấp thêm 3 khoản: thêm 12 tháng tiền lương; thêm 6 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; trợ cấp thêm 6 tháng lương cho 20 năm đầu công tác, năm thứ 21 trở đi nhận nửa tháng lương.Trường hợp còn từ 5 – 10 năm công tác, nhận 3 khoản: thêm 12 tháng tiền lương; thêm 5 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; trợ cấp thêm 6 tháng lương cho 20 năm đầu công tác, năm thứ 21 trở đi nhận nửa tháng lương.Lý giải việc chia mức hỗ trợ thêm theo 3 khung, UBND TP.HCM cho biết nhằm cụ thể mức hỗ trợ để các đối tượng chịu tác động nắm thông tin về các chính sách, chủ động chọn lựa phương án khi triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy. Riêng trường hợp còn dưới 2 năm công tác vượt trội hơn quy định chung nhằm động viên họ, tránh so sánh với những trường hợp còn lại.Đối với trường hợp là người quản lý doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách công tác đảng ở doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, UBND TP.HCM đề xuất hỗ trợ thêm 3 tháng tiền lương tối thiểu vùng cho mỗi năm công tác. Mức hỗ trợ thêm dựa trên khả năng cân đối của doanh nghiệp, kinh phí lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.Đối với chế độ hỗ trợ thêm khác phát sinh từ thực tiễn, UBND TP.HCM đề xuất cán bộ kéo dài thời gian công tác được hỗ trợ thêm trợ cấp hưu trí một lần bằng 30 tháng lương.Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi thôi giữ chức vụ hoặc giữ chức vụ thấp hơn được hưởng chế độ thêm bằng 2 lần mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ cho đến hết nhiệm kỳ hoặc hết thời gian bổ nhiệm.TP.HCM hỗ trợ thêm một lần bằng 10 tháng tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử tăng cường công tác cấp xã trong 3 năm. Trường hợp được cử tăng cường đến làm việc tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện được hỗ trợ thêm một lần 5 tháng lương.Đối với trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo điều 3 Nghị định 177/2024 của Chính phủ, TP.HCM đề xuất trợ cấp thêm 6 tháng lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; 6 tháng lương cho 20 năm đầu công tác, năm thứ 21 trở đi nhận nửa tháng lương.Theo tính toán của UBND TP.HCM, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nhận hỗ trợ thêm khi tinh gọn bộ máy khoảng 7.159 người.Về kinh phí, TP.HCM ước chi trả theo chế độ nghỉ hưu sớm tại điều 7 Nghị định 178/2024 của Chính phủ là 1,575 tỉ đồng/người, hỗ trợ thêm 1,105 tỉ đồng, tổng cộng 2,681 tỉ đồng. Tính chung toàn TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ gần 17.000 tỉ đồng.

'Vương quốc chuối' lao đao
Trà đạo độc đáo đổ nước lên tượng cậu bé uống trà, khiến cậu ta 'tè dầm'
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Giá USD hôm nay 12.4.2024: Ngân hàng 'bật' tăng mạnh, tự do giảm sâu
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
lô đẹp hôm nay
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho hay, dự thảo luật được thiết kế theo hướng kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua.Cụ thể, tại thành phố trực thuộc T.Ư, thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Trong khi đó, tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.Vẫn theo dự thảo, để bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bànĐồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND các cấp.Căn cứ khung số lượng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.Dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND.Trong đó, UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ có các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng phó chủ tịch UBND; số lượng, cơ cấu thành viên UBND; số lượng, tên gọi cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND…Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND sẽ có cơ cấu tổ chức gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND (không có chức danh ủy viên UBND). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của pháp luật.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư