Khởi tố 2 nữ giám đốc mua bán trái phép hóa đơn cho chi cục đăng kiểm
Nếu muốn lái xe liên tục từ TP.HCM đến với Đà Lạt, sau khi sạc đầy pin ô tô điện VinFast VF8 vẫn có thể đáp ứng. Ước tính xe sẽ còn khoảng 10 - 15% lượng pin khi tới điểm đến. Tuy nhiên, tôi không khuyến cáo điều này, xe nên được sạc ở Bảo Lộc hoặc Di Linh để khi tới nơi vẫn còn lượng pin đủ nhiều để di chuyển tại Đà Lạt.Chelsea ‘thắng’ Barcelona, HLV Tuchel đe dọa đối thủ
Chiều 10.1, Công ty TNHH MTV Sedo Vinako đã có công văn gửi Báo Thanh Niên phản hồi về nội dung bài viết "Dân bức xúc vì doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường" đăng trên Báo Thanh Niên số ra sáng nay 10.1.Theo nội dung công văn, doanh nghiệp cho biết sau khi đọc toàn bộ nội dung bài báo đã nhận thức rõ những thiếu sót trong việc tiếp nhận thông tin và làm việc với cơ quan báo chí để kịp thời đưa ra phản hồi từ doanh nghiệp khi PV Báo Thanh Niên liên hệ làm việc.Như Thanh Niên đã thông tin, nhiều hộ dân ở thôn Đông Yên (xã Duy Trinh, H.Duy Xuyên) phản ánh xưởng số 5 của Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (đóng tại thôn Đông Yên) được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2021 với mục đích chính là sản xuất bao bì đóng gói. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, trong quá trình sản xuất, xưởng này đã sử dụng khí gas hóa lỏng để trộn chung với nguyên liệu nên thường xuyên thải ra môi trường các loại khí rất hôi thối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của hàng chục hộ dân xung quanh.Mặc dù chính quyền địa phương, đại diện công ty cùng người dân đã có một số cuộc đối thoại, nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm, hôi thối vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.Trong công văn phản hồi, đại diện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako cho biết với việc kiểm soát tại nguồn, công ty đã tìm nguồn nhiên liệu khí hóa lỏng khác để thay thế khí LPG; tuy nhiên, theo nhà cung cấp máy sản xuất tấm mút xốp thì không đổi sang công nghệ khí khác ngoài LPG.Công ty lắp đặt hệ thống xử lý khí thải bằng việc sử dụng các thiết bị lọc khí để loại bỏ mùi trước khi thải ra môi trường; lắp đặt các bộ lọc carbon hoạt tính để hấp thụ khí LPG và các chất gây mùi.Đối với việc cải thiện thông gió, sau khi sản xuất tạo ra tấm mút xốp thì cần có thời gian 3-5 ngày để khí LPG thoát ra. Quá trình khí thoát ra trong nhà xưởng sẽ được hút qua các hệ thống xử lý khí thải và một phần thoát ra qua các khe cửa, cũng như quạt hút để tản nhiệt nhà máy (nên gây mùi cho các hộ dân gần bên công ty cách đó khoảng 100 m).Công ty cũng sử dụng thiết bị đo, cảm biến LPG để theo dõi mức độ rò rỉ hoặc tích tụ khí trong không khí; thực hiện kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống ống dẫn, van, bình chứa và thiết bị liên quan để phát hiện và sửa chữa các điểm rò rỉ.Đại diện công ty cũng cho hay, thời gian qua đã luôn nỗ lực tìm giải pháp để cải thiện các vấn đề về môi trường (như người dân phản ánh).Cụ thể, giảm ½ lượng quạt hút tản nhiệt cho nhà xưởng; vận hành thêm hệ thống xử lý khí thải trước và sau thời gian sản xuất chính 2 tiếng đồng hồ nhằm xử lý mùi phát tán ra môi trường.Ngoài ra, thay nguồn nhiên liệu LPG nhập khẩu hàm lượng mùi giảm hơn 50%; tìm đơn vị tư vấn đủ chức năng lên phương án lắp đặt hệ thống thu gom xử lý mùi LPG triệt để từ quá trình sản xuất tấm mút xốp và trình cơ quan chức năng phê duyệt.Bên cạnh đó, công ty cũng đo lường mức độ ô nhiễm bằng cách sử dụng các thiết bị đo khí hoặc cảm biến mùi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi LPG đến môi trường. Đặc biệt, tiến hành khảo sát người dân xung quanh để thu thập thông tin.Đại diện công ty cũng khẳng định, tất cả các giải pháp đã thực hiện cũng như kế hoạch thực hiện khắc phục đã được báo cáo đầy đủ đến các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan; hiện đang trong quá trình cải thiện hệ thống sản xuất với mục tiêu không gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân địa phương.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều nay 10.1, một cán bộ Phòng TN-MT H.Duy Xuyên cho biết các phòng ban chuyên môn của huyện cũng kiểm tra, ghi nhận thực tế doanh nghiệp rất nỗ lực để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. "Ngoài ra, công ty cũng có lấy mẫu để phân tích, đánh giá và gửi kết quả khắc phục cho Sở TN-MT và UBND H.Duy Xuyên", vị này nói.Cũng theo vị cán bộ này, qua kiểm tra thực tế cũng ghi nhận sự tích cực của công ty trong vấn đề cải thiện môi trường xung quanh. Về các nội dung trong công văn mà Công ty TNHH MTV Sedo Vinako phản hồi cho Báo Thanh Niên, địa phương ghi nhận phần khắc phục như doanh nghiệp phản hồi là đúng. Công ty có cố gắng trong việc khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường, nhưng mùi hôi thì vẫn còn nên vẫn đang nỗ lực tìm công nghệ nhằm xử lý triệt để mùi hôi đảm bảo hơn."Sau khi nhận phản ánh của người dân, các lực lượng chức năng huyện phối hợp với Sở TN-MT có đi kiểm tra và yêu cầu công ty khắc phục vấn đề ô nhiễm như người dân phản ánh. Ngay sau đó, doanh nghiệp có văn bản gửi các ngành chức năng đề ra giải pháp, phương án khắc phục; khi thực hiện xong thì cũng có báo cáo kết quả", vị cán bộ này thông tin thêm.
Chuyển làn 'kiểu tự sát' trước đầu xe container, ô tô con lãnh hậu quả nặng
Phát biểu tại lễ khởi động, chị Nguyễn Thị Phương Thúy, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An, cho biết tỉnh Nghệ An sẽ thành lập và ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" với lực lượng nòng cốt là thanh niên. Các đội hình sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, thanh niên và hội viên về "bình dân học vụ số"; tổ chức các lớp "bình dân học vụ số"."Mỗi Đoàn cơ sở cần thành lập ít nhất 1 đội hình thanh niên "bình dân học vụ số", lựa chọn những cán bộ, đoàn viên, thanh niên có kiến thức tốt về công nghệ làm nòng cốt. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu một cách văn minh, an toàn, tránh lừa đảo số; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số, nâng cao kỹ năng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và các ứng dụng số khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương", chị Nguyễn Thị Phương Thúy cho hay. Tại lễ khởi động, ban tổ chức đã ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" và công bố bộ nhận diện "Đoàn viên số"; trao biển hỗ trợ xây dựng 6 căn nhà cho người dân, hỗ trợ 2 mô hình thanh niên phát triển kinh tế; trao tặng gần 3.800 thùng sữa, 130 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 1 sân chơi cho thanh thiếu nhi, trao tặng 1 tivi, 1 bộ máy tính và 100 bản đồ Việt Nam… với tổng trị giá 1,1 tỉ đồng. Sau lễ phát động, các đại biểu và đông đảo thanh niên đã tham gia thực hiện các công trình: khởi công xây dựng nhà nhân ái; khánh thành sân chơi cho thanh thiếu nhi; tư vấn sức khỏe, phát thuốc và tặng quà cho 1.000 người dân huyện Quế Phong…
Khác với hàng chục hội nhóm khiêu vũ dưỡng sinh, aerobic đã tồn tại vài chục năm qua bên bờ hồ Gươm, nhóm này nhảy tự do theo các tiết điệu khá nhanh như bebop hay disco… phát ra từ một chiếc loa kéo. Nổi bật trong số họ là một người đàn ông luôn tươi cười thân thiện với tất cả mọi người.Ông là Thái Hồng Dũng, 53 tuổi, làm nghề địa ốc và sống ở ngay phố Hàng Khay. Ông Dũng cho biết có chút năng khiếu và ham mê nhảy múa từ khi còn nhỏ. Thấy nhiều người có nhu cầu nhảy múa tự do, cách đây vài tuần ông đã tự bỏ hơn 10 triệu đồng mua một chiếc loa và tập hợp những người cùng sở thích để sinh hoạt tại đây vào sáng sớm và chiều muộn. Nếu trời mưa, họ chuyển vào hành lang của Tràng Tiền Plaza.Câu lạc bộ có tên là Hồ Gươm, tập hợp những "vũ công" trung niên ở phố cổ Hà Nội và các nơi khác. Xa nhất là bà Thủy ở Q.Cầu Giấy, lớn nhất là bà Huệ An (80 tuổi) ở Q.Long Biên. Hoạt động theo sở thích nên mọi người có thể tùy tâm đóng góp kinh phí để góp phần bảo trì loa máy.Ông Dũng cho biết thêm, câu lạc bộ hầu hết là nữ, nên việc quản lý không có gì khó khăn, phức tạp. Và dù chỉ có mình ông là nam giới, ông cũng không gặp vướng mắc từ phía… bà vợ, dù "bà nhà tôi không tham gia câu lạc bộ", vì "đây hoàn toàn là một sinh hoạt văn hóa, thể thao vui khỏe và bổ ích".
Heo có lãi nhưng gà 'thua đau'
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.