Chuyển làn 'kiểu tự sát' trước đầu xe container, ô tô con lãnh hậu quả nặng
Thấy được tầm quan trọng của điện nên Đảng và Nhà nước chú ý đầu tư phát triển hệ thống lưới điện quốc gia. Và công trình đường dây 500kV Bắc - Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công, sau đó đã chính thức vận hành, hòa lưới điện quốc gia đã "lột xác" ngành điện. Cùng với đó là nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai cũng được xây dựng 2004, tới năm 2013 nhà máy đã phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.Trong một lần nói chuyện với người cháu Đoàn Văn Lâm (gọi tôi bằng chú, nhà ở Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), tôi hỏi tình hình hệ thống lưới điện của xã, huyện mình nay ngon lành không? Có còn thường xuyên bị cúp hay điện yếu không thể tưới cây được như mấy năm trước hay không? Cháu phấn khởi cho biết: "Hệ thống điện giờ được xây dựng gần như phủ khắp huyện, tỉnh luôn rồi, 100% nhà dân có điện sử dụng. Ngành điện cũng có nhiều đổi mới nhiều lắm. Cháu thấy đổi mới rõ nhất là dịch vụ khách hàng sử dụng điện được chú trọng và thay đổi rất nhiều so với 3-4 năm về trước".Đứa cháu tôi nhớ lại giai đoạn khó khăn, khách hàng của điện lực phải chờ rất lâu để xử lý một việc hay một sự cố rất nhỏ liên quan đến điện. Chẳng hạn điện bỗng dưng bị cúp do mưa gió, cây ngã đổ, xe tải chạy qua vướng dây điện làm đứt dây hay lý do nào đó về kỹ thuật. Hồi đó, nhà ai chưa có lắp điện thoại cố định thì họ phải trực tiếp xuống điện lực huyện báo, rất mất thời gian, công sức. Kế đó, nhân viên trực ghi nhận và chờ công ty điện lực phân công nhân viên đến xử lý. Do đó, thời gian chờ đợi sửa chữa để có điện trở lại có khi mất cả ngày là chuyện bình thường. Hay như việc ghi số điện, định kỳ hàng tháng đúng ngày quy định, nhân viên điện lực đến nhà ghi chỉ số điện năng tiêu thụ để thu tiền điện nhưng do nhiều gia đình đi làm cả ngày, đến ngày ghi chỉ số điện tiêu thụ, phải phân công một người ở nhà để... chờ nhân viên điện lực xuống ghi. Việc này cũng không thuận tiện vì giờ giấc không cố định, nhiều khi nhân viên ghi điện bị xe hư đột xuất, bị mưa gió… coi như hôm đó nghỉ làm gần nguyên ngày. Còn nếu không thu xếp ở nhà được, nhiều người "sáng kiến" ghi chỉ số mới trên bảng con treo trước cổng cho nhân viên ghi điện biết. Tương tự, việc đóng tiền điện hàng tháng cũng nhiêu khê, đôi khi không đóng kịp tiền điện vì không ở nhà, Công ty điện lực nhắc nhở và báo cắt điện là bình thường.Những "nỗi khổ" trên của người dùng điện bị xóa sạch qua sự phát triển, đổi mới, hiện đại của ngành điện. Theo tôi, việc chuyển đổi số của ngành điện cả nước nói chung, Điện lực miền Nam nói riêng đang được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả. Ngoài trang bị phương tiện hiện đại, máy móc tối tân chuyên biệt của ngành điện ra, ngành điện cũng ra sức tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng cho người dân ai cũng biết các thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh, như người ở quê bây giờ sử dụng app CSKH của EVNSPC do Điện lực Tây Ninh hướng dẫn rất thành thạo. "Từ khi cháu sử dụng app rất thích vì rất tiện dụng của các ứng dụng. Mở app ra là thấy đầy đủ từ thông báo tiền điện, biểu đồ điện năng tiêu thụ hàng ngày, chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông tin ngưng cung cấp điện… Hay mình cần hỏi điều gì có thể trực tiếp gọi hay nhắn tin sẽ được trả lời thỏa đáng", Đoàn Văn Lâm hào hứng kể.Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành điện miền Nam (1975-2025) tôi thấy được sự lớn mạnh và ngày càng phát triển vượt bậc của ngành điện nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số. Chỉ việc ghi chỉ số điện năng tiêu thụ và thu tiền điện hàng tháng không còn con người trực tiếp đến nhà dân ghi chỉ số và đưa hóa đơn tiền điện như trước kia, là sự thay đổi rất lớn. Giờ lại thêm thay đổi nữa là trên app chăm sóc khách hàng của điện lực các tỉnh, thành miền Nam đến kỳ hạn hàng tháng đều tự động báo cho khách hàng điện năng tiêu thụ, số tiền đóng. Chỉ cần thao tác trên app ngân hàng chuyển khoản tiền là khách hàng hoàn tất thanh toán tiền tiện, thật tiện lợi vô cùng.Trải qua 50 năm, hôm nay (năm 2025) có thể khẳng định chắc chắn hệ thống lưới điện miền Nam được nâng cấp ngày càng hiện đại. Điện lưới quốc gia hiện tại gần như phủ sóng khắp miền Nam từ vùng sâu, vùng xa đến hải đảo. Bộ mặt nông thôn của miền Nam được tươi mới, sáng sủa. Từ đó, nhiều công trường mọc lên, các nhà máy, xí nghiệp, ngành nghề liên danh với nước ngoài hay tư nhân trong nước được đầu tư nên kinh tế khu vực miền Nam phát triển đi lên từng ngày.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.Khám phá những điểm đến nổi tiếng hút khách Việt tại Fukushima
Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong thập kỷ qua dù không mở mới thêm nhà băng nào. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2024 đã đạt hơn 21,4 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 839 tỉ USD. Trong vòng 10 năm qua, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng hơn 3 lần, đặc biệt có những ngân hàng tư nhân tăng trưởng 5-6 lần như Techcombank, VPBank…Theo The AsianBanker, năm 2024, có 7 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngoài nhóm ngân hàng có vốn chi phối bởi Nhà nước, 2 ngân hàng tư nhân vào top cũng là Techcombank (thứ hạng 468) và VPBank (thứ hạng 481). Nhiều ngân hàng Việt cũng đã nhen nhóm tham vọng vươn ra biển lớn, vào top đầu khu vực, thế giới. Chẳng hạn như Vietcombank đề ra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Techcombank đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỉ USD, nằm trong Top 10 ngân hàng tại Đông Nam Á. Trong khi đó, VPBank xác định chiến lược phát triển 5 năm (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, chưa có ngân hàng Việt nào vào Top 10 trong bảng xếp hạng tổng tài sản, lợi nhuận và còn cách vị trí khá xa so với các ngân hàng Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dù điểm đáng mừng là tỷ lệ sinh lời như ROA, ROE của nhiều ngân hàng Việt thuộc nhóm cao vượt trội. Trở lại với bảng xếp hạng của The Asian Banker, những ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như DBS (Singapore), UOB (Singapore), CIMB Group (Malaysia), Maybank (Malaysia)… Điểm chung của họ là sự hiện diện rộng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm trên toàn cầu, đặc biệt nhiều ngân hàng đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái, hợp tác phát triển với các doanh nghiệp lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Việt đã có sự trở mình ấn tượng trong thập kỷ qua nhờ vào việc tập trung mảng "ngân hàng thương mại", đặc biệt là hoạt động cho vay. Các sản phẩm tín dụng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, đến vay sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Mô hình này giúp các ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng và duy trì nguồn thu ổn định từ lãi suất. Tuy nhiên trong tương lai, khi hướng đến quy mô lớn hơn, đặc biệt là xứng tầm khu vực và thế giới thì mô hình kinh doanh của các ngân hàng Việt phải có sự thay đổi. Đó có thể là đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy mảng "ngân hàng đầu tư", phát triển mô hình hệ sinh thái có sự hợp tác hiệu quả với những tập đoàn lớn khác. Mảng "ngân hàng đầu tư" có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng là cơ hội cho các ngân hàng Việt trong kỷ nguyên mới với các dịch vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), quản lý gia sản, tư vấn trái phiếu, bảo hiểm…Ví dụ, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MBS) của ngân hàng MB hay công ty quản lý quỹ Techcom (TCC) của ngân hàng Techcombank đều được biết đến là những công ty quản lý gia sản đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng "mẹ". Techcom Capital hiện đang quản lý 10 quỹ đầu tư đa dạng, tính đến ngày 31.10.2024, tổng giá trị tài sản quản lý của Techcom Capital đạt hơn 14.000 tỉ đồng. Ngay cả với hoạt động cho vay, các ngân hàng cũng có thể chuyển đổi mô hình, khai phá những ý tưởng kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Chẳng hạn với cho vay bất động sản, việc hợp tác với các công ty BĐS uy tín để cung cấp giải pháp vay mua nhà tích hợp, đồng thời hỗ trợ khách hàng tìm kiếm BĐS phù hợp. Tương tự cũng có thể áp dụng với các sản phẩm cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Có thể thấy ở mô hình hợp tác giữa Techcombank với Masterise và One Mount, khách hàng mua nhà tại các dự án của Masterise sẽ được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói kèm nhiều ưu đãi từ Techcombank, bao gồm vay lãi suất thấp, đóng phí bảo hiểm tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác từ khi mua nhà cho đến lúc ở, sinh hoạt hằng ngày. Cùng với One Mount, việc kết hợp công nghệ số và dữ liệu để tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào một nền tảng duy nhất OneHousing đã giúp trải nghiệm giao dịch bất động sản trở nên nhanh chóng, thuận tiện.Trên thực tế, các ngân hàng top đầu khu vực, hoặc trên toàn cầu hiện nay đều có dáng dấp tập đoàn tài chính với mô hình hệ sinh thái. Ví dụ gần gũi có thể kể đến DBS - một trong những ngân hàng đi đầu tại châu Á trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. DBS hợp tác với các công ty bất động sản lớn như PropNex và ERA Singapore để cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng mua nhà. Trong lĩnh vực tiêu dùng, DBS hợp tác với Shopify để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Trong mảng "ngân hàng đầu tư", hoạt động quản lý tài sản, DBS Wealth Management quản lý tới hơn 275 tỉ USD (năm 2023) tài sản khách hàng, với các dịch vụ đẳng cấp cho phân khúc giàu có. Tại Việt Nam, mô hình hệ sinh thái cũng đã hiện diện với những tên tuổi dẫn dắt như Vingroup, Techcombank, Sovico, Viettel, Doji, Thế giới di động…Những hệ sinh thái này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng ở Việt Nam - ngành được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Chưa bao giờ người dùng có yêu cầu về trải nghiệm liền mạch trên hàng loạt dịch vụ tài chính và phi tài chính như hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, các ngân hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí như trước, trong khi khách hàng sẽ được hưởng lợi rõ rệt về giá cả nhờ sự hợp tác của các bên cung cấp. Đối với ngân hàng, mô hình này mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thị trường nhanh hơn nhiều so với tự mình phát triển tất cả các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Và hơn hết, sự tích hợp dữ liệu khách hàng trong hệ sinh thái cũng giúp ngân hàng hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm, nâng cao lòng trung thành và cá nhân hóa sản phẩm.
Những doanh nghiệp niêm yết đầu tiên báo lãi hàng trăm tỉ đồng
Sau giai đoạn đầu của V-League 2024 - 2025, cả CLB Hải Phòng và Quảng Nam đều không có phong độ cao. Trong khi Hải Phòng đang xếp thứ 12 với 7 điểm thì Quảng Nam cũng chẳng khá hơn khi cũng chỉ có 8 điểm sau 1 chiến thắng, 5 trận hòa và 3 thất bại. Với những màn trình diễn không mấy ấn tượng từ đầu giải, hai đội bóng lúc này đều đang nằm trong nhóm "cầm đèn đỏ". Chính vì thế, màn so tài tối 19.1 được xem là trận cầu 6 điểm, có thể sẽ ảnh hưởng tới cuộc đua trụ hạng của hai đội. Với việc được thi đấu trên sân nhà, CLB Hải Phòng được đánh giá cao hơn. Dù vậy, sức mạnh của đội bóng do HLV Chu Đình Nghiêm dẫn dắt vấp phải nghi ngờ khi một loạt trụ cột vắng mặt. Bộ đôi tiền vệ Quốc Trung và Ngọc Nam nhận đủ thẻ phạt, không thể ra sân. Trong khi đó, chốt chặn đáng tin cậy trong khung gỗ là thủ thành Đình Triệu cũng gặp chấn thương sau AFF Cup 2024 và dự kiến phải sau 2 tuần nữa mới trở lại tập luyện.Với lợi thế sân nhà, CLB Hải Phòng nhập cuộc tự tin, tràn lên tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc. Như thường lệ, đội bóng của HLV Chu Đình Nghiêm sử dụng nhiều bóng dài và những quả tạt từ hai biên để tận dụng khả năng không chiến của các tiền đạo. Lucao và Triệu Việt Hưng được bố trí chơi ở hàng tiền vệ, đóng vai trò quan trọng trong cách đá này của Hải Phòng. Phút 13, Lucao và Triệu Việt Hưng có pha phối hợp đẹp mắt, mở ra cơ hội ghi bàn cho CLB Hải Phòng. Đáng tiếc, sau 2 cú dứt điểm liên tiếp, mảnh lưới của CLB Quảng Nam vẫn không rung lên.Bắt đầu từ phút 20, CLB Hải Phòng sử dụng nhiều tình huống phối hợp nhóm nhỏ ở trung lộ. Dù vậy, cách đá này của đội chủ sân Lạch Tray thiếu tốc độ cũng như sự đột biến, không mang đến sự hiệu quả. Ngoài ra, hàng thủ của CLB Quảng Nam cũng giữ cự ly và bọc lót cho nhau tốt, khiến Hải Phòng gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận vòng cấm. Dù cầm bóng nhỉnh hơn (gần 60%) nhưng Lucao và các đồng đội không có thêm bất kỳ cú đá nguy hiểm nào về phía khung thành CLB Quảng Nam.Bên kia chiến tuyến, hàng công của CLB Quảng Nam cũng hoạt động không tốt, chấp nhận khép lại hiệp 1 với tỷ số hòa 0-0. Tình huống nguy hiểm nhất mà đội khách tạo ra ở hiệp đấu đầu tiên diễn ra ở phút 11 khi Charles Atshimene xâm nhập vòng cấm, bật cao đánh đầu đưa bóng đi vọt xà trong gang tấc. Sang hiệp 2, CLB Hải Phòng và Quảng Nam chọn cách đá cởi mở, giúp trận đấu trở nên sôi động hơn. Ngay những phút đầu hiệp, CLB Quảng Nam bất ngờ đẩy cao đội hình, liên tục uy hiếp khung thành Hải Phòng với những tình huống tấn công nguy hiểm phía cánh phải. Phút 50, Quảng Nam có cơ hội rõ rệt để mở tỷ số nhưng bộ 3 ngoại binh là Hyuri, Charles Atshimene và Alain lại “thi nhau” bỏ lỡ. Trong khi đó, phía CLB Hải Phòng, ở phút 61, Triệu Việt Hưng cũng không ghi bàn dù có cơ hội sút bóng từ khoảng cách chỉ hơn 10 m. Đến phút 69, Lucao nỗ lực dứt điểm ở góc hẹp nhưng vẫn không thắng được thủ thành của Quảng Nam.Tấn công nhiều nhưng không thể ghi bàn, CLB Hải Phòng phải trả giá bằng bàn thua ở phút 76. Trong pha phản công nhanh ở trung lộ, Ngọc Tiến bất ngờ xâm nhập vòng cấm và dễ dàng đệm bóng ở khoảng cách gần, giúp CLB Quảng Nam dẫn 1-0.Nhận bàn thua, CLB Hải Phòng phải đẩy cao sức ép để tìm bàn gỡ. Tuy nhiên, đội chủ nhà không có tình huống tấn công nguy hiểm nào ở những phút cuối và phải kết thúc trận đấu với kết quả thua 0-1 trước Quảng Nam.“Phơi áo” ngay trên sân Lạch Tray, CLB Hải Phòng chỉ có 7 điểm sau 10 trận đấu, tiếp tục đứng ở vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, trận thắng quan trọng này giúp thầy trò HLV Văn Sỹ Sơn có 11 điểm, leo lên vị trí thứ 9.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Giờ đây, các nhà khoa học Nhật đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề trên. Họ đã sử dụng nước oxy già, còn gọi là Hydrogen peroxide (H2O2). Chất này tạo ra môi trường độc hại cho các tế bào ung thư. Khi tiêm vào khối u, H2O2 sẽ làm suy yếu các tế bào, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn.Các nghiên cứu ban đầu của Nhật trên bệnh nhân ung thư vú được áp dụng phương pháp điều trị mới gọi là "Liệu pháp xạ trị oxydol Kochi cho các khối u ung thư không thể cắt bỏ" (KORTUC), đã phát hiện ra rằng tiêm H2O2 cùng với xạ trị giúp thu nhỏ khối u thành công hơn. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Molecular and Clinical Oncology, tiêm H2O2 cùng với xạ trị đã giúp khối u vú co lại trung bình 97% - gấp 300% so với xạ trị thông thường, theo tờ Daily Mail.Một nghiên cứu khác của Bệnh viện chuyên khoa ung thư Royal Marsden, thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, bao gồm 12 bệnh nhân có khối u vú không thể phẫu thuật, được tiêm H2O2 2 lần một tuần trong 3 tuần trước khi xạ trị. Kết quả cho thấy phương pháp này giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong tối đa 2 năm.Tiến sĩ Navita Somaiah, bác sĩ ung thư lâm sàng tại Bệnh viện Royal Marsden, cho biết phương pháp điều trị này có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư.Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa International Journal of Radiation Oncology, Biology and Physics cũng cho thấy ở những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị, thì xạ trị kết hợp tiêm H2O2 đã giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong vòng 12 - 24 tháng.Tiến sĩ Somaiah cho biết: H2O2 là hợp chất rẻ tiền, dễ tìm, các nghiên cứu cho thấy nó có thể tăng hiệu quả của xạ trị. Hy vọng giải pháp này sẽ giúp nhiều bệnh nhân ung thư vú có thể được điều trị hiệu quả hơn hoặc thậm chí mở ra những phương pháp mới.Dung dịch sử dụng trong liệu pháp có nồng độ 0,5%, yếu hơn nhiều so với trong chất sát trùng thông thường.Khi dung dịch này bị phân hủy trong cơ thể, nó tạo ra môi trường giàu oxy, từ đó gây căng thẳng và làm suy yếu các tế bào ung thư, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn (các tế bào ung thư đã tiến hóa để phát triển mạnh trong môi trường thiếu oxy vì mạng lưới mạch máu đưa oxy đến chúng thường không theo kịp tốc độ phát triển của chúng).Hiện một thử nghiệm bao gồm 184 bệnh nhân ung thư vú tại 6 bệnh viện ở Anh, sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp đột phá này ở bệnh nhân có khối u lớn hơn 3 cm và ung thư đã di căn. Một nửa số bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cùng với xạ trị, nửa còn lại sẽ xạ trị để đối chứng.
Tặng vé tàu cho lao động về quê ăn tết
Theo đó, phía Trung tâm sẽ tổ chức tuyến xe buýt 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất), tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) và tuyến không trợ giá 72-1 (sân bay Tân Sơn Nhất - đường cao tốc - bến xe Vũng Tàu) có điểm đầu cuối ở trong sân bay. Còn tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) sẽ chạy vòng vào sân bay đón khách ra ngoài. Trường hợp lượng khách thông qua sân bay quá đông đúc, trung tâm điều chỉnh tăng chuyến theo nhu cầu thực tế.Bốn tuyến xe buýt này đưa khách từ sân bay ra khu vực như công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ. Từ đây khách dễ dàng lên nhiều tuyến buýt khác hoặc đi taxi, xe công nghệ… để tiếp tục hành trình.Đặc biệt, năm nay trung tâm đã phối hợp Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để nắm bắt tình hình hành khách qua cảng hằng ngày nhằm kịp thời phối hợp với Công ty Futabuslines và các đơn vị liên quan tính toán, điều chỉnh số chuyến các tuyến cho phù hợp giờ đáp các chuyến bay theo lịch. Đồng thời, tuyến 109 có lịch chạy 24/24 đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.Ngoài ra, các đơn vị đang phối hợp nghiên cứu tổ chức 2 xe buýt tăng cường loại 30 chỗ, hoạt động theo loại hình trung chuyển, chở khách miễn phí. Xe dự kiến đậu tại bãi đệm phía trước ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, hoặc vị trí khác thích hợp sau khi các bên thống nhất. Hai xe buýt dự kiến đưa vào hoạt động từ 23 - 27.1 (24 - 28 tháng chạp) và ngày 1 - 5.2 (mùng 4 - 8 tháng giêng). Trường hợp sân bay đông khách và nhận được yêu cầu giải toả, xe buýt sẽ chạy theo lộ trình: ga quốc tế - ga quốc nội - bãi đậu xe trên đường Hồng Hà - ga quốc tế. Phương án này giúp giảm ùn ứ nếu khách đông mà taxi, xe hợp đồng không đủ đáp ứng. ■ Tuyến xe buýt số 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất) mỗi ngày có 80 chuyến, từ 5h15 đến 19h.Lộ trình lượt về từ sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - đường Phạm Hồng Thái - đường Nguyễn Thị Nghĩa - đường Nguyễn Thái Học - đường Trần Hưng Đạo - đường Nguyễn Văn Cừ - cầu Nguyễn Văn Cừ - đường Dương Bá Trạc - đường 9A - chỗ đậu xe buýt cuối đường số 10 (KDC Trung Sơn).■ Tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) hoạt động 24/24 giờ ngày Tết, số chuyến căn cứ tình hình khách.Lộ trình đi từ sân bay đến bến xe buýt Sài Gòn: sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc nội) - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - bến xe buýt Sài Gòn (Q.1).■ Tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) khoảng 120 chuyến mỗi ngày. Xe có ghé vào đón khách ở ga quốc tế (sân bay Tân Sơn Nhất) - ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Xuân Diệu - đường Xuân Hồng - đường Trường Chinh - đường Cách Mạng Tháng Tám - đường Trường Sơn - đường Đồng Nai - đường Tam Đảo - đường Thành Thái nối dài - đường Tô Hiến Thành - đường Lý Thường Kiệt - đường 3 Tháng 2 - đường Tạ Uyên - đường Phú Hữu - bến xe buýt Chợ Lớn (khu A).