Nhận định Premier League (2 giờ 15 ngày 12.5): Man City tận dụng sự thiếu ổn định của Wolverhampton
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong các lễ hội đầu năm đặc biệt là vào dịp Tết. Do Việt Nam là nước nông nghiệp nên nghi lễ cầu mùa với yếu tố nước bắt buộc phải có trong các lễ hội vào mùa xuân. Nghi lễ cầu mong mưa thuận gió hòa.Lễ rước nước đầu năm phổ biến ở các ngôi làng. Để thực hiện lễ rước nước cần xác định nơi có nguồn nước trong sạch, chọn khu vực được lấy nước, chọn người đi lấy nước là người có uy tín, có ảnh hưởng trong làng, chọn chum đựng nước.Nước ở đây là nước thiêng, phải là trong sạch nhất, tốt nhất, khỏe mạnh nhất. Người khiêng nước là thanh niên. Nước rước về đặt trước bàn thờ.Mỗi lễ hội làm một nghi lễ khác nhau, mang tính chất thiêng, tôn trọng thần linh. Nước đối với cộng đồng mang đến sự hài hòa về âm dương, sung túc của cả cộng đồng. Vật đựng nước, vật múc nước, người múc nước nói lên giá trị của nước. Tất cả các tộc người đều có văn hóa nghi lễ liên quan đến nước. Mọi sự sống đều xuất phát từ nước, vì thế, lễ hội đầu năm luôn có tục rước nước.Người cũ - Truyện ngắn dự thi của An Nhiên (Hà Nội)
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án đưa - nhận hối lộ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Bộ Công thương và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tội nhận hối lộ. Ông An đã bị phạt 4 năm tù cũng về hành vi này liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil.C03 cũng đề nghị truy tố ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, tội đưa hối lộ. Ông Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và bà Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán Công ty Bách Khoa Việt cùng bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.Theo kết luận điều tra, do được ông An hứa giúp đỡ kinh doanh xăng dầu, đầu năm 2013, bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, gọi điện nhờ ông An giúp và hướng dẫn thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Đầu năm 2015, Công ty Bách Khoa Việt xin Bộ Công thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Bộ này thành lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn.Quá trình kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy xác nhận đủ điều kiện cho Công ty Bách Khoa Việt, bà Phương đã đến gặp ông An tại Nhà khách Bộ Công thương (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) nhờ hỗ trợ doanh nghiệp mình sắp được cấp giấy phép và đưa ông An 200 triệu đồng. Do đó, ngày 4.2.2015, Bách Khoa Việt được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.Tháng 8.2015, bà Phương đến nhà ông An tại Hà Nội nhờ giúp doanh nghiệp được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý và nói "cứ làm đi, An sẽ giúp".Quá trình nói chuyện, ông An nói đang có ý định mua căn nhà to hơn nhưng không đủ điều kiện và gợi ý bà Phương hỗ trợ tiền mua nhà. Bà Phương cũng đồng ý do hiểu Công ty Bách Khoa Việt đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu do An phụ trách và sắp tới phải được An giúp đỡ nên mới có thể được nâng cấp lên làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đồng ý.Một tháng sau, ông An gọi điện bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỉ đồng để mua nhà, dặn chuyển khoản vào tài khoản của vợ mình. Số tiền này được Công ty Bách Khoa Việt chuyển cho ông An làm 2 lần, một lần 5 tỉ đồng vào ngày 8.9.2015 và lần 5 tỉ đồng vào ngày 9.9.2015.Đầu năm 2016, bà Phương giao cấp dưới làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Do chưa đủ điều kiện nên ông An hướng dẫn hợp thức để đủ điều kiện được. Doanh nghiệp này sau đó được cấp phép vào năm 2016.Kết luận xác định Công ty Bách Khoa Việt sau đó đã vi phạm trong việc trích lập và chi sử dụng trái phép Quỹ bình ổn giá xăng dầu. C03 xác định doanh nghiệp này phải nộp hơn 107 tỉ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỉ đồng và còn "nợ" hơn 105 tỉ đồng.Trong vụ án, C03 không đề nghị xử lý bà Phương về tội đưa hối lộ, bởi bà Phương đã nhận thức được hành vi của mình và chủ động tố giác sai phạm của ông Nguyễn Lộc An.Sai phạm thứ hai xảy ra tại Công ty Long Hưng, doanh nghiệp này vốn kinh doanh mặt hàng dầu FO cho các nhà máy nhiệt điện nhưng là thương nhân phân phối nên không chủ động trong việc nhập khẩu.Giữa năm 2014, ông Quỳnh nhận thấy để doanh nghiệp được chủ động trong việc nhập khẩu, kinh doanh dầu FO thì cần được Bộ Công thương cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đã liên hệ và nhờ ông An hướng dẫn thủ tục.Ông An trao đổi lại rằng đang tham mưu, đề xuất Bộ Công thương, Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh xăng dầu. Sau khi Nghị định được ban hành, Công ty Long Hưng nộp hồ sơ đề nghị đến Bộ Công thương, thì ông An sẽ giúp đỡ.Nghị định 83/2014/NĐ-CP được ban hành, ông Quỳnh nghiên cứu và được ông An tư vấn. hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ nộp cho Bộ Công thương. Trên cơ sở đó, Quỳnh đã trực tiếp liên hệ với các cửa hàng, đại lý để nhờ ký các hợp đồng đại lý với Công ty Long Hưng.Bộ Công thương sau đó lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn. Quá trình kiểm tra, đoàn chỉ kiểm tra hồ sơ và xác suất một số cửa hàng, đại lý xăng dầu của Công ty Long Hưng nhưng vẫn ký biên bản kiểm tra thực tế đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu.Được cấp giấy phép, khoảng tháng 7.2015, ông Quỳnh ra Hà Nội gặp thì được ông An tâm sự là đang có nhu cầu mua nhà VIP tại khu đấu giá Vườn Đào (Q.Tây Hồ, Hà Nội).Hai tháng sau lời tâm sự, ông Quỳnh đến nhà ông An ăn cơm thì ông An đề nghị ông Quỳnh hỗ trợ 10 tỉ đồng để mua nhà tại khu Vườn Đào.Thấy ông An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình và ông An có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi giấy phép bất kỳ lúc nào nên đồng ý, nên đã đồng ý và chuyển 10 tỉ đồng vào tài khoản của vợ ông An.Sau này, ông Quỳnh nói chuyện với vợ về việc chi 10 tỉ đồng cho ông An thì bị vợ phản đối, nên ông Quỳnh trao đổi với ông An chỉ chi 5 tỉ đồng, 5 tỉ còn lại là cho ông An vay. Do đó, ông An đã trả lại 5 tỉ đồng cho ông Quỳnh.Trong 2 sai phạm, C03 cáo buộc ông An đã nhận hối lộ tổng số tiền 14,2 tỉ đồng.
Giải bóng rổ VBA 2023: Saigon Heat trở lại
NSND Lệ Thủy chia sẻ với Thanh Niên, năm nay bà đón tết trong không khí đoàn viên ấm áp, khi các con, cháu từ Úc trở về thăm. Với nữ nghệ sĩ, tết là thời gian quý báu để gia đình sum vầy, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ và yêu thương.Ngày tết, nữ nghệ sĩ luôn giữ những món ăn truyền thống như thịt kho trứng, canh khổ qua và đặc biệt là làm bì, món ăn gắn bó với bà từ thời thơ ấu. "Năm nào tôi cũng mua thịt về làm bì, bởi đây là món ăn quen thuộc mà bà ngoại tôi thường làm. Tôi được ảnh hưởng nhiều từ bà ngoại, những món bà từng nấu, giờ tôi cũng làm cho con cháu. Các con tôi cũng học theo và tiếp nối truyền thống này", nữ nghệ sĩ chia sẻ.Ở tuổi U.80, ngôi sao cải lương gạo cội tiết lộ sức khỏe của bà tạm ổn, dù mắc một số bệnh người già. Nữ nghệ sĩ cho biết niềm đam mê nghề vẫn luôn cháy bỏng nên bà duy trì đi hát để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, NSND Lệ Thủy không thể đi diễn thường xuyên như những năm trước vì nhiều lý do. "Bây giờ sân khấu cải lương không còn được như hồi xưa, không thể diễn hằng đêm. Trung bình một tuần, tôi hát 3, 4 điểm ở những sự kiện, hội chợ thương mại, những buổi tiệc... cho đỡ nhớ nghề. Tôi không câu nệ sân khấu lớn nhỏ, miễn được đem tiếng hát đến khán giả. Với tôi bây giờ, được đứng trên sân khấu là niềm vui", nữ nghệ sĩ tâm sự."Cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương miền Nam chia sẻ bà muốn hát để lưu dấu những kỷ niệm đẹp. Ngoài tham gia các chương trình ở TP.HCM, bà không ngại đi đến các tỉnh ở vùng sâu vùng xa. Với NSND Lệ Thủy, đây là cơ hội để bà mang lời ca tiếng hát đến gần hơn với những khán giả ít có cơ hội thưởng thức nghệ thuật. Nữ nghệ sĩ vô cùng hạnh phúc khi đi đến đâu cũng được khán giả chào đón, thương mến cái tên Lệ Thủy. Giọng ca Đời cô Lựu bộc bạch: "Một người lớn tuổi như tôi mà bầu sô vẫn còn mời đi diễn, nghĩa là khán giả vẫn còn thương mình. Khi tôi đi hát ở vùng sâu, vùng xa, nhiều em nhỏ chạy lại thể hiện sự ái mộ, xin chụp hình kỷ niệm. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi. Người lớn yêu mến tôi là điều bình thường, nhưng khi các em nhỏ ái mộ mình như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và xúc động. Sự yêu thương, mến mộ của khán giả là nguồn động lực lớn lao để tôi tiếp tục cống hiến". Khi đứng trên sân khấu, NSND Lệ Thủy luôn mang đến những màn biểu diễn đầy đam mê và nhiệt huyết. Nữ nghệ sĩ tâm sự, có những lúc mệt mỏi, đi không nổi, nhưng khi vừa bước ra sân khấu, bà lại cảm thấy tràn đầy năng lượng. "Khi khán giả vỗ tay hưởng ứng, tự nhiên tôi quên mất mình bao nhiêu tuổi rồi. Tình cảm của khán giả là động lực để tôi vui, tôi khỏe, không còn thấy mệt mỏi nữa. Mong ước lớn nhất của tôi trong năm mới là có sức khỏe, bởi có sức khỏe là có tất cả. Với tôi, được đi hát là một niềm vui nên nếu ai có mời mà tôi thấy mình đảm nhận được thì tôi đi. Khán giả còn thương thì tôi phải đi, chừng nào khán giả hết thương tôi mới hết đi hát", nghệ sĩ U.80 bày tỏ.
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.
Không nấu ăn ngon, học quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống được không?
Mở màn chương trình là phần hiện sân khấu hóa lễ thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn. Lễ thiết triều là một nghi lễ triều hội của triều Nguyễn, tổ chức vào ngày mùng một tết với nghi thức thiết đại triều ở điện Thái Hòa và thiết thường triều ở điện Cần Chánh (bên trong Đại nội Huế).Đầu tiên là những nghi thức đại triều ở sân và bên trong điện Thái Hòa. Nhà vua từ điện Cần Chánh ra Đại Cung Môn và lên điện Thái Hòa để thân hành chứng lễ...Trong buổi lễ, các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua một năm mới an khang. Nhà vua sẽ ban ân thánh chỉ thưởng tiền và yến tiệc cho các quan vào đầu năm mới. Hai ống súng lệnh đặt ngoài sân điện Thái Hòa sẽ được bắn lên chào mừng năm mới.Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau khi điện Thái Hòa hoàn thành trùng tu lớn vào năm 2024, dự kiến buổi lễ này sẽ được trung tâm thường xuyên tái hiện vào các dịp đặc biệt trong năm nhằm phục vụ du khách tham quan.Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục kéo dài trong suốt năm, theo định hướng 4 mùa, tập trung vào 4 nhóm chương trình với trên 150 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó, có trên 70 sự kiện chính.Bộ VH-TT-DL và các cơ quan T.Ư tổ chức 8 chương trình, sự kiện; TP.Huế chủ trì tổ chức 63 chương trình, sự kiện.Mỗi mùa lễ hội gắn với Năm du lịch quốc gia mang một chủ đề riêng, thể hiện sự đa dạng và phong phú của sắc màu văn hóa, thể hiện sự vươn mình của một cố đô xưa - thành phố trực thuộc trung ương ngày nay hòa quyện trong vận hội mới.Theo đó, lễ hội mùa xuân - "Xuân cố đô": với chuỗi lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, không gian văn hóa tết đặc sắc cùng các hoạt động vui chơi ngày xuân mang đậm dấu ấn kinh đô Huế xưa. Điểm nhấn là Festival võ thuật cố đô lần thứ I, chương trình nghệ thuật khai mạc năm du lịch quốc gia và sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế…Lễ hội mùa hạ - "Kinh thành tỏa sáng": tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật áo dài và Tuần lễ áo dài cộng đồng.Lễ hội mùa thu - "Huế vào Thu": tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9, với điểm nhấn là chương trình Tết Trung thu, bao gồm các hoạt động: Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025; Ngày hội quảng diễn lân - sư - rồng, trình diễn lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố.Lễ hội mùa đông - "Mùa đông xứ Huế": tổ chức từ tháng 10 đến tháng 12 gồm các chương trình mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại cố đô Huế. Điểm nhấn là lễ bế mạc năm du lịch quốc gia và Festival âm nhạc quốc tế; chương trình nghệ thuật Countdown - Chào đón năm mới 2026.Năm du lịch quốc gia ngoài là một sự kiện kinh tế - xã hội; văn hóa - du lịch tiêu biểu, còn gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của một thành phố trực thuộc T.Ư. Đây cũng là cơ hội để các di sản văn hóa của Huế được tập trung quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, với hạt nhân là các di sản thế giới tại cố đô.Dịp này, lãnh đạo TP.Huế cũng đã tổ chức tặng hoa cho những du khách đầu tiên "xông đất" Đại nội Huế trong ngày đầu năm mới.