CLB Danang Dragons giữ kỷ lục buồn ở giải bóng rổ VBA 2023
Để triển khai thực hiện công tác tổ chức giao thông phù hợp, tạo điều kiện cho người chạy xe gắn máy, mô tô lưu thông tuân thủ theo quy định của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ và Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan rà soát tất cả các giao lộ trên địa bàn TP.HCM.Qua đó nghiên cứu phương án tổ chức giao thông cho phép các loại xe 2 bánh được phép lưu thông rẽ phải khi đèn đỏ để lắp đặt bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông phù hợp.Chia sẻ về đề xuất này, lãnh đạo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, việc rà soát lại tất cả các giao lộ để đề xuất phương án tổ chức giao thông cho xe 2 bánh rẽ phải khi đèn đỏ là phù hợp. Theo CSGT, nhiều giao lộ ở TP.HCM có lưu lượng xe rất đông, đặc biệt vào giờ cao điểm sáng, chiều nên tình trạng ùn ứ còn xảy ra. Do đó, rà soát này phù hợp với lưu lượng xe, cơ sở hạ tầng của TP.Lãnh đạo một đội CSGT ở khu vực trung tâm cũng nêu ý kiến, từ ngày Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, phần đông người dân đã nâng cao ý thức khi tham giao thông, chấp hành nghiêm túc luật. Tại những tuyến đường trước đây xe máy chạy ầm ầm trên vỉa hè nay cũng giảm rõ rệt, thậm chí không ai vi phạm. Vị CSGT này nhìn nhận: "Hình ảnh tại các giao lộ bây giờ rất đẹp, người dân chủ động dừng chờ đèn trước vạch, không còn cảnh lộn xộn, lấn vạch hay vượt đèn".Theo ghi nhận sáng 9.1, tại giao lộ Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu, dòng xe rất đông hướng từ Gò Vấp về Q.1 nhưng cả xe máy và ô tô đều chấp hành dừng đèn đỏ. Trên đường Hai Bà Trưng, tình trạng rẽ phải khi đèn đỏ, chạy xe lấn dải phân cách đi ngược chiều cũng không còn. Đường Võ Thị Sáu (đoạn kế công viên Lê Văn Tám) sáng 9.1 cũng không còn cảnh dòng xe nối đuôi nhau leo lề.Còn trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) những ngày cuối năm xe cộ tấp nập hơn, nhưng tại các điểm giao lộ như: Lê Quý Đôn, Trần Quốc Thảo, Bà Huyện Thanh Quan, Trương Định... nhiều người đi xe máy chủ động dừng xe trước vạch khi thấy đèn chuyển màu vàng."Vài ngày trước, thấy đèn vàng có người còn ráng vượt, thậm chí vừa qua đèn đỏ nhưng ráng nối vào đuôi xe trước để vượt lên thì nay tôi thấy người ta đi chậm hơn, dè chừng hơn", bà Nguyễn Thị Hoa (48 tuổi) nhận xét.Tại TP.HCM, nhiều người đi xe máy có thói quen rẽ phải khi đèn đỏ. Trên các nhóm về giao thông cũng thường xuyên có các cuộc tranh luận nảy lửa về chủ đề này. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 168/2024 quy định, phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, thói quen này không còn xuất hiện tại nhiều giao lộ.Phải thẳng thắn nhìn nhận, khi người chạy xe máy dừng chờ đèn đỏ, không còn tình trạng ùn cục bộ giữa các giao lộ, nhưng ở phía sau vạch dừng chờ đèn tín hiệu, dòng xe lại nối dài.Do đó, việc rà soát, tất cả các giao lộ trên địa bàn TP.HCM; nghiên cứu phương án tổ chức giao thông cho phép xe máy (cũng như tất cả các loại xe 2 bánh) được phép lưu thông rẽ phải khi đèn đỏ được đa số người dân ủng hộ.Hơn 7.000 người đi bộ từ thiện hướng đến người nghèo
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh uỷ Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Phát biểu tại lễ khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, cho biết: "Mỗi năm, Tháng Thanh niên lại mang một diện mạo mới, được tổ chức với nhiều nội dung, phương thức mới, ngày càng thiết thực, hiệu quả, qua đó, tạo dựng được hình ảnh đẹp về thế hệ thanh niên thời kỳ mới với tinh thần khát vọng, tiên phong, đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ, đảm nhận những việc mới, việc khó, cống hiến cho quê hương, đất nước", anh Bùi Quang Huy khẳng định.Trong Tháng Thanh niên 2025 sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", Ngày Đoàn viên. Nội dung trọng tâm trong Tháng Thanh niên năm 2025 đó là việc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" theo chỉ đạo của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng đề nghị các cấp bộ Đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên, thạnh niên cả nước bám sát Kế hoạch tổ chức Tháng Thanh niên để triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần "5 rõ" của Thủ tướng Chính phủ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả. Các nội dung, hoạt động trong Tháng Thanh niên phải thiết thực, hiệu quả, chú trọng chất lượng, có sản phẩm cụ thể, không chạy theo hình thức, tránh lãng phí. Và để làm được điều đó, một yêu cầu quan trọng là phải đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn, tận dụng những tiện ích của nền tảng số, trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả công tác.Tại Lễ khởi động Tháng Thanh niên, Phó thủ tướng Lê Thành Long cho rằng Tháng Thanh niên được tổ chức ngày càng phong phú, đa dạng, từ các chiến dịch tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường đến các hoạt động khởi nghiệp, chuyển đổi số, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực khắp mọi miền Tổ quốc. Tháng Thanh niên đã thực sự trở thành không gian rộng lớn, trường học thực tiễn phong phú, môi trường xã hội lành mạnh để các bạn trẻ thổi bùng ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, tinh thần dấn thân, không ngại gian khó, xung kích, đúng với tinh thần tinh thần: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Phó thủ tướng cũng đề nghị đội ngũ thanh niên, với nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, trong đó lưu ý quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Thanh niên cần tỏ rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cần ý thức rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, phải là lực lượng đi đầu trong học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, bền lòng, quyết tâm, đồng tâm, việc đáng làm phải quyết làm bằng được, ưu tiên hành động, nói ít làm nhiều, năng động, quyết đoán, nắm bắt và tranh thủ thời cơ, tuyệt đối không kiêu ngạo, tự mãn"; giữ vững tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"; hành động thiết thực: sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu khoa học; xung kích trong các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cần phát động và triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của thanh niên, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, xung kích của thanh niên trong thực hiện các vấn đề quan trọng của đất nước như tinh gọn bộ máy, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, phòng, chống lãng phí... Cho đến nay, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã đăng ký triển khai 7.809 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số"; tổ chức 8.704 hoạt động tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho người dân cho hơn 1.444.212 người dân. Hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", cho đến nay, các cấp bộ Đoàn đã đăng ký tham gia xóa 1.818 căn nhà tạm, nhà dột với tổng giá trị hỗ trợ là trên 42,6 tỉ đồng. Đồng thời triển khai các hoạt động tình nguyện hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại 23 địa phương có các dự án đường bộ cao tốc đi qua; triển khai các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đăng ký, đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
VNG đồng hành cùng Esports tại SEA Games 32
Công viên quốc gia Yosemite nổi tiếng với "thác lửa", một hiện tượng tự nhiên khiến dải nước phát sáng trông giống như dung nham nóng chảy đổ xuống thác Horsetail trên núi El Capitan.Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến để chứng kiến sự kiện tại khối đá granit, nổi tiếng với những bức tường gần như thẳng đứng."Thác lửa" thường xảy ra vào những buổi tối trời trong vào cuối tháng 2 khi mặt trời lặn chiếu xuyên qua thác ở một góc vừa phải. Sự kiện này có sức hấp dẫn lớn đến mức Yosemite yêu cầu đặt chỗ trực tuyến để hạn chế đám đông.Nhưng du khách năm nay đã chứng kiến nhiều điều hơn là "thác lửa" vào ngày 22 tháng 2. Họ còn nhìn thấy một lá cờ Mỹ lộn ngược mà các nhân viên Yosemite đã treo bên núi El Capitan để phản đối việc thu hẹp quy mô gần đây diễn ra như một phần trong sáng kiến cắt giảm chi phí của chính quyền Tổng thống Donald Trump, theo CNN.Theo truyền thống, lá cờ Mỹ treo ngược tượng trưng cho một lời kêu gọi khẩn cấp, một lời kêu cứu.Gavin Carpenter, thợ cơ khí bảo trì ở Yosemite, nói chuyện với tờ San Francisco Chronicle hôm thứ bảy và cho biết ông đã cung cấp lá cờ và giúp treo nó lên."Chúng tôi đang chú ý đến những gì đang xảy ra với các công viên, vốn là tài sản của mọi người Mỹ. Điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi phải chăm sóc chúng và chúng tôi đang mất nhân sự ở đây, và sẽ không bền vững nếu chúng tôi muốn tiếp tục mở cửa các công viên ".Năm 2023, Yosemite là công viên quốc gia đông đúc thứ sáu nước Mỹ, với 3,89 triệu du khách.Nằm trong dãy núi Sierra Nevada của California, công viên là môi trường sống của loài thần ưng California đang có nguy cơ tuyệt chủng và là nơi sinh sống của loài cây sequoias khổng lồ, những cây lớn nhất trên thế giới.Các quan chức của công viên trên toàn quốc đã đưa ra quan ngại về việc liên bang sa thải đột ngột sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Cơ quan quản lý Công viên quốc gia.Một trong những nhân sự bị ảnh hưởng, Brian Gibbs, nhân viên kiểm lâm công viên Iowa, cho hay ông biết về việc bị sa thải gần đây khi bị khóa email. Ông đã viết một bài đăng công khai trên Facebook về cảm giác "hoàn toàn đau lòng và suy sụp hoàn toàn" của mình, bài đăng đã được chia sẻ hơn 200.000 lần.
Bộ tứ báo thủ là phim Việt có doanh thu cao nhất tính từ đầu năm 2025. Hiện phim đã được ấn định thời gian phát hành tại 12 thị trường bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu và cả Vương quốc Anh từ ngày 14.3. Bộ tứ báo thủ là bộ phim mới nhất trong chuỗi các phim ăn khách trong nước được phát hành quốc tế bởi nhà phân phối 3388 Films.Đây cũng là bộ phim mới nhất của Trấn Thành (từng đạo diễn Mai, Bố già, Nhà bà Nữ) dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé Việt Nam. Khi ra mắt trong nước vào ngày 29.1, Bộ tứ báo thủ đã vượt ngưỡng 100 tỉ đồng (4 triệu USD) trong vòng 3 ngày, đạt mức doanh thu nhanh nhất từ trước đến nay. Đến ngày thứ 12 ra rạp, bộ phim vượt qua mốc 300 tỉ đồng (12 triệu USD), mang về cho nhà làm phim danh hiệu phim điện ảnh thứ 4 trong top 5 phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam. Trấn Thành cũng là đạo diễn duy nhất có 4 trong số 5 phim đạt doanh thu trên 300 tỉ đồng tại phòng vé Việt, một thành tích cao. Bộ tứ báo thủ là phim hài lãng mạn xoay quanh chủ đề phổ quát về mối quan hệ gia đình, trong đó các nhân vật chính "giải quyết" mối tình tay ba. Cùng với các thị trường được nêu ở trên, Bộ tứ báo thủ cũng ra rạp tại Ba Lan, Na Uy, Cộng hòa Séc, Slovakia, Đức và Thụy Điển từ ngày 14.3. Pháp và Romania dự kiến ra mắt vào ngày 18.4.Thien A. Pham, người sáng lập 3388 Films, cho biết: "Phim của Trấn Thành gây được tiếng vang với khán giả trên toàn thế giới. Bố già là phim đầu tiên của anh, do Việt Nam sản xuất vượt qua mốc 1 triệu USD tại phòng vé Mỹ và sau đó đến Mai cũng do anh đạo diễn đã trở thành bộ phim đầu tiên đạt mốc 2 triệu USD ở Bắc Mỹ và châu Âu. 3388 Films là nhà phân phối quốc tế cho cả hai bộ phim trên và chúng tôi rất vui mừng trước sự hợp tác mới nhất này, đặc biệt là được sự tin tưởng liên tục từ các nhà sản xuất. Chúng tôi luôn đưa ra tầm nhìn là làm cho các bộ phim châu Á, Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam dễ tiếp cận hơn với khán giả trên toàn thế giới". Bộ tứ báo thủ có sự tham gia của dàn diễn viên gồm Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Lê Giang, Uyển Ân, Quốc Anh, Hoa hậu Tiểu Vy, Hoa hậu Kỳ Duyên…
Xây nhà từ nóc, bóng đá Philippines sẽ thành công tại AFF Cup?
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà