Tạo dựng hình ảnh 'công dân thương cảng thời kỳ mới'
Phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày đầu năm mới, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức nói rằng Trung Quốc đang ngăn chặn các tương tác bình thường bằng cách hạn chế khách du lịch Trung Quốc đến thăm hoặc sinh viên đến học tập ở hòn đảo này, trong khi hạn chế tương tự không áp dụng đối với người Đài Loan đến Trung Quốc, theo Reuters."Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh điều này: Đài Loan hy vọng sẽ có những cuộc trao đổi lành mạnh và có trật tự với Trung Quốc theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng", ông Lại phát biểu tại cuộc họp báo.Đài Loan và Trung Quốc đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau về hạn chế du lịch và đi lại. Vào tháng 6.2024, chính quyền Đài Loan đã yêu cầu người Đài Loan không đến Trung Quốc nếu không thực sự cần thiết, sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ trừng phạt những người bị xem là ủng hộ Đài Loan độc lập, theo Reuters.Trong bài phát biểu năm mới hôm 31.12.2024, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố không ai có thể ngăn cản "sự thống nhất" của Trung Quốc với Đài Loan.Quân đội Trung Quốc hoạt động quanh Đài Loan hằng ngày và trong năm ngoái đã tổ chức hai đợt tập trận gần hòn đảo này, theo Reuters.Ông Lại, nhậm chức vào tháng 5.2024, thường xuyên đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng bị từ chối. Ông nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.Cũng trong cuộc họp báo trên, ông Lại cho rằng sự hợp tác giữa các nền dân chủ cần tập trung vào quốc phòng và an ninh, đồng thời củng cố "chuỗi cung ứng mang tính dân chủ".Khai mạc VBA mùa giải 2023 với thể thức hấp dẫn
Ngày 7.1, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, đơn vị đã tiếp nhận đơn xin nghỉ hưu của bà Nguyễn Thị Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Ninh.Cũng theo Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Vinh là người đầu tiên tình nguyện viết đơn nghỉ hưu trước tuổi để địa phương thuận lợi trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, dù còn 3 năm công tác.Bà Nguyễn Thị Vinh cho biết, quyết định xin nghỉ trước tuổi hưu là để tạo điều kiện cho công tác sắp xếp bộ máy được thực hiện nhanh và hiệu quả. Đặc biệt là tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ hơn có cơ hội được cống hiến và phát triển.Được biết, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy. Theo đó, địa phương sẽ giảm 2 cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; 3 ban cán sự, 7 đảng đoàn; tăng 1 đảng ủy trực thuộc tỉnh.Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh thực hiện sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Sắp xếp, chuyển nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh về Bệnh viện đa khoa tỉnh. Kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng đoàn Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh.Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ lập Đảng bộ Cơ quan đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp trực thuộc Đảng bộ tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân, TAND, các hội quần chúng cấp tỉnh do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.Lập Đảng bộ chính quyền trực thuộc Đảng bộ tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, một số doanh nghiệp nhà nước.Đề xuất giữ nguyên mô hình hoạt động của Đảng bộ Than Quảng Ninh (đặc thù riêng của Quảng Ninh) trực thuộc Đảng bộ tỉnh. Đối với Đảng bộ Cục Hải quan tỉnh, Đảng bộ Cục Thuế tỉnh sẽ thực hiện sắp xếp theo phương án chung của cả nước.Đối với các sở, ngành, tỉnh Quảng Ninh sẽ hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính, hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng, hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT, hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN, hợp nhất Sở VH-TT và Sở Du lịch, hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ.Với phương án trên, tỉnh Quảng Ninh sẽ giảm 6 đầu mối cơ quan chuyên môn cấp sở; đồng thời dự kiến giảm khoảng 25% số phòng sau hợp nhất.Cấp ủy, tổ chức đảng, các phòng, ban đơn vị thuộc UBND cấp huyện cũng tiến hành sáp nhập nhiều cơ quan để tinh gọn bộ máy.
‘Hết tết là hết tiền’, nhiều người kết thúc kỳ nghỉ tết sớm quay lại làm việc
Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; nghị quyết hợp nhất sở tài chính với Sở KH-ĐT thành lập Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết hợp nhất sở xây dựng với Sở GTVT thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông, quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.Đồng thời, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT.Theo các nghị quyết, UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở KH-CN, sở tài chính, sở xây dựng, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh để đi vào hoạt động từ ngày 1.3.HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng ra nghị quyết kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB-XH chuyển chức năng về sở nội vụ, sở nông nghiệp và môi trường; đồng thời tổ chức lại bộ máy sở y tế, sở giáo dục và đào tạo để tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Tôi khóc vì một bài hát mang một ước mơ thật chính đáng và thiết thực đã hơn 70 năm (nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác bài hát này năm 1952). Mơ ước ấy vẫn còn trên hành trình dài.
Cúp quốc gia: Thắng 'nghẹt thở' ở loạt sút luân lưu, ĐKVĐ Thanh Hóa có mặt ở bán kết
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…