Bánh mì Sandwich lấy tên vị Bá tước nước Anh và những ‘cái nhất’ trên thế giới
Bí thư Thành ủy Phúc Yên khẳng định, nhiều năm nay, TP.Phúc Yên là địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Toyota, Honda... Nhờ đó, TP.Phúc Yên có nguồn thu lớn và ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh, góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh tự cân đối ngân sách và điều tiết về T.Ư.
Báo động nạn trộm cắp, phá hoại điện chiếu sáng
Quãng đường di chuyển 850 km của Mercedes-Benz EQS+ công bố tại Việt Nam chỉ dùng để "quảng cáo"
Đèn khuya - Truyện ngắn dự thi của Trần Huyền Trang (TP.HCM)
Hãng Kyodo ngày 4.1 dẫn thông tin từ chính quyền thành phố Ashiya (tỉnh Hyogo, Nhật Bản) cho hay cụ bà cao tuổi nhất thế giới là bà Tomiko Itooka vừa qua đời ở tuổi 116. Bà Itooka có 4 con và 5 cháu. Bà qua đời hôm 29.12.2024 tại một nhà dưỡng lão ở Ashiya, nơi bà đã sống từ năm 2019. Sinh ngày 23.5.1908 tại Osaka gần Ashiya, bà Itooka được công nhận là người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới còn sống sau khi bà Maria Branyas Morera người Tây Ban Nha qua đời vào tháng 8.2024 ở tuổi 117. "Bà Itooka đã mang đến cho chúng tôi lòng can đảm và hy vọng trong suốt cuộc đời dài của bà. Chúng tôi cảm ơn bà vì điều đó ", theo AFP dẫn lời Thị trưởng Ryosuke Takashima (27 tuổi) tại thành phố Ashiya cho biết.Sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em, bà Itooka đã sống qua các cuộc chiến tranh thế giới và đại dịch cũng như những đột phá về công nghệ. Khi còn là sinh viên, bà đã chơi bóng chuyền.Khi về già, Itooka thích chuối và Calpis, một loại nước giải khát có sữa phổ biến ở Nhật, theo Thị trưởng Takashima.Phụ nữ thường có tuổi thọ cao ở Nhật, nhưng đất nước này đang phải đối diện cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng hơn khi dân số già ngày càng tăng dẫn đến chi phí y tế và phúc lợi tăng vọt, trong khi lực lượng lao động phải chi trả cho những chi phí này lại giảm.Tính đến tháng 9, Nhật có hơn 95.000 người từ 100 tuổi trở lên, 88% trong số đó là phụ nữ. Trong số 124 triệu người dân Nhật có gần 1/3 ở độ tuổi 65 trở lên.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, rủi ro thiên tai do mặn xâm nhập ở ĐBSCL ở cấp độ 2. Riêng đối với TP.HCM, độ mặn lớn nhất tại hầu hết các trạm đo xuất hiện vào đợt triều cường hiện tại, cao hơn cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm. Trên sông Sài Gòn, ranh mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất đến 76 km. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở cấp độ 3.
Ô tô đang đi bất ngờ phanh gấp để… rẽ vào đường cấm, suýt gây tai nạn
Đánh giá xe

Phạm Quỳnh Anh khen ngợi con trai Thảo Trang
Những điều về serum dưỡng da không phải ai cũng biết
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Nhận định bóng đá, Leicester vs Man City: ‘The Citizens’ tự tin tiến vào hang ‘Cáo’
Xuân về cho miền quê phía nam Quảng Ngãi ngập tràn niềm vui. Cảm xúc trào dâng khi xem đội hát múa sắc bùa tổ dân phố Tân Diêm (P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) trình diễn loại hình nghệ thuật trao truyền qua bao thế hệ.Ở tuổi 65, ông Cái (đội trưởng) Lê Cơ vẫn mải mê với sắc bùa dẫu còn bao nỗi lo toan. Ngẫm lại, ông gắn bó với sắc bùa hơn nửa thế kỷ. Ông kể, ngày thơ bé, ông say mê xem hát múa sắc bùa vào dịp xuân về, làng quê vơi nỗi âu lo khói lửa chiến tranh...Đôi tay chai sần của ông Cái sau bao ngày chèo ghe buông lưới hay nhọc nhằn trên đồng muối vỗ vào mặt trống khá thuần thục. Nhạc công gõ phách gỗ điêu luyện như nghệ sĩ thực thụ. Sênh tiền trên đôi tay thiếu niên rung lắc tạo ra âm thanh rộn ràng hòa cùng lời ca dân dã nơi làng quê.Tuổi mười ba, ông Cơ và nhóm bạn theo chân những bậc cao niên trong làng du xuân cùng điệu sắc bùa. Chiều nhạt nắng, đoàn sắc bùa đến tận nhà hát múa theo yêu cầu của người dân trong vùng. Đầu tiên là bài mở ngõ với lời ca dân dã: "Mở ngõ, mở ngõ/Khoen trên còn xỏ/Chốt dưới còn gài...".Thế rồi gia chủ mở ngõ, nét mặt rạng ngời niềm vui mời đội hát vào nhà. Sau khi hát múa vái lạy tổ tiên và chúc phúc cho gia chủ, đội hát nhận tiền thưởng cùng lời cảm ơn, chuyển sang phục vụ nhà bên theo yêu cầu của chủ nhân. Gió từ biển thổi vào bờ, lướt trên những con đường nơi làng quê trong đêm xuân se lạnh. Song, nhiều người nô nức theo xem. Họ thích thú với điệu múa uyển chuyển của ông Cơ và nhóm bạn, lời ca hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng.Điệu múa đèn mềm mại, lung linh trong đêm tối tạo nên khung cảnh huyền ảo, cuốn hút người xem. Có người mải mê theo xem rồi mời đoàn sắc bùa về nhà mình biểu diễn trước bàn thờ tổ tiên. "Tết hồi đó xóm làng vui lắm. Nhiều người ưa thích sắc bùa mời đến nhà múa hát cầu chúc gặp nhiều may mắn. Tiền công chẳng đáng là bao nhưng được phục vụ cho bà con là vui lắm rồi", ông Cơ nhớ lại. Hơn mười năm trước, ông Cơ đảm nhận vai trò ông Cái trong đội sắc bùa thay cho bậc cao niên. Ông lo lắng sắc bùa sẽ bị mai một trước thời đại công nghệ thông tin rộng mở cùng nhiều phương thức nghe nhìn hiện nay. Thế là ông cùng người bạn thân Nguyễn Hưng Liễm tìm cách "giữ lửa" sắc bùa đối với những thiếu niên trong đội, tạo điều kiện cho các em được hát múa mỗi khi có dịp.Gần tết, hai ông cùng các em miệt mài tập luyện. Ông Cơ tận tình hướng dẫn các em từng động tác múa; chỉ bảo cách luyến láy, nhấn nhá khi hát cho lời ca mượt mà làm say đắm người nghe. Sau vài năm, các em đi học xa, ông lại thuyết phục những thành viên mới vào đội và tận tình hướng dẫn."Lúc đầu học hát múa sắc bùa rất khó nhưng chú Cơ luôn động viên, nhiệt tình chỉ bảo nên bọn em cố gắng tập luyện. Hát miết rồi quen. Nhờ chú mà bọn em biết hát và yêu thích sắc bùa...", em Ngô Thị Tuyết Ngân bộc bạch. Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, các thành viên trong đội tụ họp tại sân nhà văn hóa tổ dân phố cùng mọi người chào cờ đầu năm. Sau khi nghe thư của Chủ tịch nước chúc mừng năm mới, cả đội biểu diễn với âm điệu rộn rã mừng xuân sang. Sau tiết mục hát múa sắc bùa là tràng vỗ tay tán thưởng kéo dài.Mùng 3 tết, cả đội khăn áo chỉnh tề hát múa tại lễ hội cầu ngư bên cửa biển Sa Huỳnh. Mọi người chăm chú xem điệu múa uyển chuyển, lắng nghe lời ca ngân nga trong nắng sớm. Lời ca giục giã ngư dân điều khiển tàu cá rẽ sóng vươn khơi...Nhiều du khách đến Sa Huỳnh thưởng ngoạn khung cảnh hoang sơ và thơ mộng, tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước, thưởng thức những món ngon chế biến từ hải sản vừa được vớt lên từ biển. Họ hào hứng khi được trải nghiệm công việc của diêm dân trên đồng muối Sa Huỳnh. Nhiều người lưu lại nơi đây và cho biết rất hứng thú khi xem hát múa sắc bùa..."Thù lao biểu diễn chỉ đủ dẫn các cháu đi ăn ly chè hay tô cháo khuya nhưng vui lắm. Qua đó, chúng tôi có dịp giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh đến với khách phương xa...", ông Cơ tâm sự. Theo ông Lê Minh Phụng, Phó chủ tịch UBND P.Phổ Thạnh, ông Lê Cơ cùng ông Nguyễn Hưng Liễm tích cực bảo tồn nghệ thuật sắc bùa. Ông Cơ miệt mài tìm tòi, sáng tác những bài hát với câu từ mới, phản ánh kịp thời sự đổi thay của quê hương."Lời ca của ông động viên tinh thần bà con sau những giờ làm việc mệt nhọc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương. Ông Cơ cùng đội sắc bùa quảng bá văn hóa bản địa đến du khách, tham gia các hoạt động cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đồng muối truyền thống... Sự đóng góp của ông được cán bộ và nhân dân tin yêu, mến phục", ông Phụng nói.Lời ca giục giã lòng ngườiTheo các bậc cao niên ở P.Phổ Thạnh, không rõ sắc bùa có từ khi nào, họ chỉ biết rằng, những "nghệ sĩ chân quê" khi vận đồ màu đỏ, xanh hay vàng say sưa hát múa làm mê mẩn người xem. Sắc bùa được trình diễn tại những lễ hội, giới thiệu về đất và người Sa Huỳnh, hát chúc mừng vào dịp đầu xuân phục vụ du khách đến tham quan. Lời ca được cải biên cho phù hợp với sự đổi thay của cuộc sống.Lời ca sắc bùa giục giã ngư dân bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc: "Đây Hoàng Sa - kia Trường Sa/Hai vùng quần đảo nước ta bao đời/Tàu thuyền lướt sóng ra khơi/Đánh bắt hải sản biển trời bao la/Hoàng Sa gần lắm Trường Sa/Đây là quần đảo ông cha lưu truyền... Hôm nay năm mới bước sang/Chúc mừng biển đảo bình an muôn đời".
đồ xóc đĩa bịp mới nhất hiện nay
Khác với mọi năm, Nguyễn Thiên Di (29 tuổi), ngụ ở 59 Cao Lỗ, Q.8 (TP.HCM) không còn nhận được khoản thưởng tết mà cô gái từng trông chờ. Năm nay, công ty thông báo sẽ thưởng lương tháng 13 dựa trên thâm niên. Tuy nhiên, với thời gian làm việc chỉ 6 tháng, Di không đặt quá nhiều hy vọng.Điều khiến Di hụt hẫng hơn cả là trước tết khoảng 20 ngày, công ty quyết định cắt giảm nhân sự để giảm chi phí. Thiên Di là một trong những người lọt trong danh sách. Bị nghỉ việc đồng nghĩa với việc cô gái mất đi nguồn thu nhập ổn định và không có thưởng tết. Tổng cộng, Thiên Di ước tính mất đi khoảng 20 triệu đồng. "Đó không phải là một con số nhỏ. Tết đến mà không có khoản tiền này, mình buộc phải cắt giảm chi tiêu nhiều thứ", Di nói.Để thích nghi với hoàn cảnh, Thiên Di thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế đi cà phê hay ăn uống bên ngoài. "Mình sẽ nấu cơm nhà, cố gắng tiết kiệm tối đa. Tết năm nay, không còn những bữa ăn thịnh soạn hay những kế hoạch vui chơi", Di buồn bã kể.Hồ Thị Bích Ngọc (25 tuổi), ngụ ở hẻm 58 đường số 5, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM) chia sẻ các tết năm nay của cô khác xa mọi năm vì công ty không có thưởng tết do kinh tế khó khăn. Số tiền lương ít ỏi khiến cô nhân viên văn phòng phải cắt giảm mọi kế hoạch tết. Ngọc dự định sẽ ở lại TP.HCM để làm thêm để tiết kiệm chi phí, thay vì về quê thăm gia đình. "Năm nay không quần áo mới, mình cũng chẳng dám nghĩ đến việc đi chơi. Mình hy vọng năm mới mọi thứ sẽ tốt hơn, không phải sống trong cảnh bất an như thế này", Ngọc nói.Lê Trinh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Bình Dương, hiện là giáo viên thời vụ tại một trung tâm tiếng Anh ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, chia sẻ rằng tết năm nay của cô đầy những nỗi buồn và lo toan. "Với hợp đồng thời vụ, mình không được tính vào diện nhân viên chính thức nên không có tiền thưởng tết", Trinh kể.Theo Trinh, lương tháng cũng không đủ dư dả để cô tích góp cho dịp tết, trong khi các khoản chi phí như tiền thuê trọ, tiền ăn và quà cho nội ngoại hai bên vẫn phải lo. Để đối mặt với khó khăn, Trinh buộc phải cắt giảm các chi tiêu cá nhân, từ việc hạn chế mua sắm cho đến việc không tham gia các hoạt động giải trí như trước đây. "Tết chỉ vui khi mình có đủ đầy và không còn lo nghĩ về cơm áo gạo tiền", cô chia sẻ với ánh mắt buồn bã.Dù khó khăn, Thiên Di cho rằng mình vẫn còn may mắn khi sớm nhận ra dấu hiệu bất ổn của công ty. Cô gái đã chủ động tìm một công việc mới trước khi bị sa thải. Công việc mới tuy không mang lại thu nhập cao như trước, nhưng đủ để cô duy trì cuộc sống và vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong khi đó, Lê Trinh nói rằng cô sẽ lập lại kế hoạch chi tiêu, ưu tiên những mục tiêu quan trọng như tiền thuê trọ, ăn uống cơ bản và quà tết thiết yếu. Các khoản không cần thiết như mua sắm quần áo mới, trang trí nhà cửa sẽ được cắt giảm tối đa.Bích Ngọc cho biết cô sẽ tìm hiểu các việc làm thời vụ như bán hàng, phục vụ… để cải thiện thu nhập ngày tết. Những công việc này tuy ngắn hạn nhưng có thể mang lại khoản thu nhập tạm thời, giúp giảm bớt áp lực tài chính.Theo chị Dương Huỳnh Thanh Kim, phụ trách phòng Dịch vụ việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM, những ai đang gặp khó khăn về công việc nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để đầu tư vào các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đây là cơ hội để bạn không chỉ cải thiện thu nhập mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động, mở ra những cơ hội việc làm ổn định và tốt hơn trong tương lai.Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Maybank, khuyến khích mọi người tạo không khí tết bằng cách tối ưu chi phí như tận dụng lại đồ cũ hoặc tự tay làm các món ăn đơn giản, giảm bớt chi tiêu không cần thiết. Sau tết, việc lên kế hoạch tài chính cụ thể để tích lũy hoặc đầu tư nhỏ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống bất ngờ trong tương lai. Bạn nên gia tăng tài sản, tạo nhiều nguồn thu, cố gắng có nguồn thu bị động, lập kế hoạch dự phòng... để giảm bớt áp lực tài chính.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư