TCL công bố loạt sản phẩm gia dụng thông minh mới tại Việt Nam
Ngày 26.1, mạng xã hội lan truyền clip một ô tô biển vàng bất ngờ tự chạy trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Lúc này, xung quanh có rất nhiều người. Một số người cố gắng kéo chiếc xe lại, số khác dùng các vật cản chặn chiếc ô tô nhưng bất thành.Chiếc ô tô vẫn di chuyển từ từ về phía trước. Xung quanh có nhiều tiếng la "tránh ra... xe không có tài xế, xe tự chạy".Qua xác minh, sự việc xảy ra vào tối 25.1 (26 tết) tại tuyến đường nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thời điểm trên ô tô không có người bên trong. Người lái xe thấy sự việc thì chạy đến và đơn vị sau đó cử lực lượng ngăn lại. Ô tô di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào gờ một hàng rào.Nguồn tin riêng khác của Báo Thanh Niên cho biết, khi phát hiện vụ việc, người dân, lực lượng an ninh sân bay đã kịp đến xử lý. Vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, người, cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.Tài xế thừa nhận nguyên nhân do quên về P (chế độ đỗ xe), quên tháo dây an toàn và không nhấn nút phanh điện tử.Từ lão nông 'mê' đất trở thành tỉ phú sầu riêng trái vụ
Đó là chia sẻ từ bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Chương trình phát triển của Liên Hiệp (UNDP) tại Việt Nam trong hội thảo đánh giá các kịch bản đưa nhiệt điện than về mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050. Hội thảo diễn ra ngày 28.3, tại Hà Nội.
Xe chè đêm không tên 30 năm ở Chợ Lớn: 4 đời chủ, menu không để giá vì…
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) đại diện 180 công ty kinh doanh lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, nhận xét quan hệ ASEAN-Mỹ đang duy trì bền bỉ suốt 47 năm qua và tiếp tục mở rộng ở mức độ chưa từng có sau khi nâng cấp qua quan hệ vào năm 2022. Ông Osius cho hay sau khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, Mỹ đẩy mạnh nỗ lực hợp tác với ASEAN trong lĩnh vực kỹ thuật số, không gian mạng, y tế, môi trường và khí hậu, năng lượng, vận tải và trao quyền cho phụ nữ, trong khi mở rộng các kênh đối thoại sẵn có về đối ngoại, kinh tế và quốc phòng.Theo Chủ tịch USABC, với tổng GDP toàn khối 3.600 tỉ USD và gần 700 triệu người, Đông Nam Á là đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này. Năm ngoái thương mại song phương được sự thúc đẩy từ hàng hóa sản xuất và công nghệ cao lần đầu đạt đến ngưỡng 500 tỉ USD. Đầu năm nay, số liệu của quý 1 năm 2024 cho thấy Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đông Nam Á, với giá trị hàng hóa 67,2 tỉ USD.Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào khu vực Đông Nam Á đạt 480 tỉ USD, cao gấp đôi so với tổng đầu tư vào các thị trường Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. ASEAN còn là đối tác then chốt của Mỹ trong việc tạo ra các chuỗi cung ứng bền bỉ: 6 thành viên ASEAN chiếm gần 16% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu của linh kiện điện tử. Để so sánh, vùng lãnh thổ Đài Loan chiếm 7% số linh kiện điện tử xuất khẩu toàn cầu, Hàn Quốc (6%) và Nhật Bản (4%), theo báo cáo ASEAN Matters for America/America Matters for ASEAN của USABC và các đối tác.Từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2014-2017), ông Osius đánh giá Việt Nam góp phần đáng kể cho mối quan hệ thăng hoa giữa ASEAN và Mỹ. Kể từ khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9.2023, hợp tác song phương mở rộng khắp mọi lĩnh vực then chốt. "Việt Nam giờ đây là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN và lớn thứ 8 trên toàn cầu, và Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng trỗi dậy trở thành điểm đến của luồng đầu tư đến từ Mỹ, không chỉ giới hạn trong khu vực ASEAN mà còn mở rộng ở tầm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", theo Chủ tịch USABC.Trả lời Thanh Niên, ông John Goyer, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ (trụ sở Washington D.C), Việt Nam lâu nay vẫn tập trung phát triển nguồn nhân lực và cần tiếp tục trong thời gian tới để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt từ Mỹ. Ông Goyer là người phụ trách các cuộc đối thoại và diễn đàn song phương để thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á, cũng như theo dõi tác động của căng thẳng thương mại đối với các chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại trong khu vực"Trong bối cảnh các công ty tìm kiếm nơi xây dựng những trung tâm dữ liệu hoặc nhà máy sản xuất chất bán dẫn, họ muốn vận hành những nơi này bằng năng lượng sạch, xanh hoặc năng lượng tái tạo. Ở nhiều trường hợp, áp lực này đến từ các cổ đông. Và tôi cho rằng trong khi Việt Nam thực sự có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn ở mức đáng kinh ngạc, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lượng tiêu thụ than đá. Vì thế Việt Nam cần tìm cách giải quyết những vấn đề năng lượng này", theo ông Goyer. Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương mại Mỹ cũng cho biết các công ty Mỹ có nhiều cơ hội cung cấp công nghệ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều thách thức cần giải quyết, chẳng hạn như cần tạo điều kiện để môi trường đầu tư thông thoáng hơn cả ở Mỹ lẫn Việt Nam.Cuộc trao đổi với Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình tham quan và đưa tin về hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN-Mỹ do Phái bộ Mỹ tại ASEAN (trụ sở Indonesia) phối hợp Trung tâm Đông-Tây (trụ sở Hawaii) tổ chức vào cuối năm 2024.Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEANPhòng Thương mại Mỹ cho biết đại diện gần 3 triệu doanh nghiệp Mỹ trên toàn cầu, trong đó hơn 6.200 công ty Mỹ hoạt động tại Đông Nam Á với khoảng 1 triệu lao động tại các địa phương. Tất cả 50 tiểu bang Mỹ đều xuất khẩu đến ASEAN, tạo điều kiện việc làm cho 625.000 lao động tại Mỹ. Hơn 96% số doanh nghiệp mà Phòng Thương mại Mỹ đại diện là doanh nghiệp nhỏ dưới 100 nhân viên. Còn Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN đại diện hơn 180 công ty lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, có văn phòng tại Việt Nam. Đây cũng là tổ chức duy nhất có trụ sở tại Mỹ được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN.
Theo bác sĩ Sơn những người thường xuyên làm việc vào ban đêm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh như: đau dạ dày, tá tràng, tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành), các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu... Nguyên nhân là khi làm việc vào ban đêm, nồng độ đường, axit uric, cholesterol, triglycerides máu thường tăng lên cao hơn so với làm việc ban ngày. Và nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ bệnh ung thư như tuyến tiền liệt ở nam giới và nữ giới sẽ mắc ung thư vú.
'Xạ thủ' Võ Kim Bản giúp Saigon Heat chiếm ưu thế ở chung kết VBA 2023
Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm nay 6.3 nói rằng nhóm của ông đang làm việc với "các đối tác" của Mỹ để duy trì sự ủng hộ cho Ukraine, nhưng nói thêm rằng ông phản đối một cuộc bầu cử thời chiến, theo Reuters.Trong một tuyên bố bằng văn bản được công bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram, ông Poroshenko viết rằng các cuộc bầu cử chỉ nên diễn ra sau khi hòa bình được thiết lập. Ông viết thêm rằng một cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra chậm nhất là 180 ngày sau khi xung đột kết thúc.Bà Yuliia Tymoshenko, một nhà lãnh đạo đối lập khác, cho hay nhóm của bà "đang đàm phán với tất cả các đồng minh của chúng tôi, những người có thể giúp đảm bảo một nền hòa bình công bằng càng sớm càng tốt" và cũng cho rằng các cuộc bầu cử không nên diễn ra trước khi Ukraine có được hòa bình.Trước đó, tờ Politico hôm 5.3 đưa tin 4 thành viên cấp cao trong đoàn tùy tùng của Tổng thống Trump đã thảo luận với một số đối thủ chính trị hàng đầu của Tổng thống Zelensky. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức với bà Tymoshenko và các thành viên cấp cao trong đảng của ông Poroshenko, theo Politico dẫn lời của 3 nhà lập pháp Ukraine và một chuyên gia chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa Mỹ. Theo Politico, các cuộc thảo luận tập trung vào việc liệu Ukraine có thể tổ chức bầu cử tổng thống nhanh chóng hay không.Nga cho rằng ông Zelensky là tổng thống không hợp pháp vì nhiệm kỳ 5 năm của ông hết hạn vào năm 2024. Nhưng theo luật pháp Ukraine, các cuộc bầu cử không thể được tổ chức trong thời gian thiết quân luật. Thay vào đó, ông Zelensky đã đề nghị từ bỏ chức vụ của mình để đổi lấy hòa bình và tư cách thành viên NATO cho Ukraine.Sự cạnh tranh chính trị giữa hai ông Zelensky và Poroshenko đã diễn ra trong nhiều năm. Vào tháng trước, ông Zelensky đã phê chuẩn lệnh trừng phạt đối với ông Poroshenko vì những gì cơ quan tình báo trong nước của Ukraine mô tả là "lý do an ninh quốc gia", mà không đưa ra chi tiết. Ông Poroshenko thì nói rằng động thái này có động cơ chính trị, theo Reuters.