Thi công không tái lập mặt đường
Hãng TASS ngày 8.3 dẫn lời ông Ken Bowersox, quan chức phụ trách các chuyến bay có người tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay Mỹ dự kiến sử dụng một cơ sở nghiên cứu mới trước thời điểm Trạm không gian quốc tế (ISS) ngưng hoạt động trong 5 năm tới."Chúng tôi muốn có một trạm khác tại chỗ để có thể tiếp tục công việc của mình ở quỹ đạo thấp của trái đất", ông trả lời báo giới, nhưng chưa nêu cụ thể.Thông tin được đưa ra khi ông trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tỉ phú Elon Musk, nhà sáng lập hãng SpaceX và hiện phụ trách Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ, về việc đưa ISS khỏi quỹ đạo và tập trung vào sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa."Hiện tại, chúng tôi đang hành động hoàn toàn theo hướng dẫn chính sách mà chúng tôi đã đưa ra, và điều đó nghĩa là chúng tôi bay trên ISS đến năm 2030. Đó là điều mà chúng tôi đã đàm phán với tất cả các đối tác quốc tế của mình", theo ông Bowersox.Quan chức này nói thêm rằng phía đối tác Nga vẫn chưa đồng ý kéo dài công việc tại ISS sau năm 2028.Theo ông, công việc ở quỹ đạo tầm thấp góp phần rất lớn vào khả năng giúp nhân loại vươn xa đến mặt trăng và sao Hỏa. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy rằng loài người sẽ tiếp tục hoạt động ở quỹ đạo tầm thấp trong một thời gian dài sắp tới, và tôi nghĩ điều này sẽ giúp chúng ta đẩy nhanh khả năng đi tới sao Hỏa", ông phát biểu.Trước đó hôm 20.2, tỉ phú Musk viết trên mạng xã hội X rằng "đã đến lúc bắt đầu chuẩn bị" cho việc đưa ISS khỏi quỹ đạo vì trạm không gian này đã hoàn thành nhiệm vụ và rất ít sử dụng. ISS bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo từ ngày 20.11.1998 với trọng lượng khoảng 435 tấn và có thể đạt đến 470 tấn nếu ghép với các tàu không gian. Các bên tham gia dự án gồm Canada, Mỹ, Nga, Nhật Bản và 10 nước thuộc Cơ quan Không gian châu Âu gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ý.Vào tháng 11.2022, CEO Yury Borisov của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết việc Nga tiếp tục tham gia vào dự án trên sẽ tùy thuộc vào tình trạng kỹ thuật tại khu vực của Nga, ngày Nga đưa trạm không gian của riêng mình lên quỹ đạo và các yếu tố khác.Đến nay, Nga chính thức công bố kế hoạch tiếp tục tham gia dự án ISS đến năm 2028. Vào đầu tháng 12.2024, ông Borisov nói rằng kế hoạch của Nga sẽ phối hợp với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Xóa lỗ hổng trạm dừng nghỉ trên cao tốc
Trận bóng đá giao hữu "Tô cam giấc mơ" nhấn mạnh tầm quan trọng của thể thao trong việc ủng hộ sự đa dạng, bình đẳng và thách thức các chuẩn mực giới có hại để mọi cá nhân, nam, nữ, trẻ em gái, trẻ em trai và các giới khác được phát huy hết tiềm năng cá nhân và thực hiện giấc mơ của mình. Từ đó, xóa bỏ phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới, gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Nghỉ lễ 30.4 - 1.5: CSGT TP.HCM huy động 100% quân số, phạt nghiêm nồng độ cồn
Hôm 10.1, Viện KSND TP.HCM ra quyết định kháng nghị yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án (THA) dân sự TP.HCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hơn 78 tỉ đồng. Kháng nghị còn yêu cầu Cục trưởng chỉ đạo chấp hành viên thực hiện ngay việc thu phí THA, và số tiền còn lại sau thu phí chuyển cho Công ty Sen Việt để xử lý theo quy định của bản án; đồng thời làm rõ trách nhiệm của chấp hành viên (nếu có).Trước đó, hồi tháng 11.2020, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án tham ô xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng NN-PTNT VN (Công ty ALC II). Tòa tuyên: "Toàn bộ số tiền mà Công ty ALC II được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty hợp danh quản lý và thanh lý tài sản Sen Việt (gọi tắt Công ty Sen Việt). Đây là công ty quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản đối với Công ty ALC II để xử lý theo quy định của pháp luật".Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, tòa án còn tuyên phạt 2 án tử hình đối với Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng - thương mại Quang Vinh)…Quá trình tổ chức thi hành bản án, Cục THA dân sự TP.HCM đã ra nhiều quyết định THA chủ động. Trong đó có quyết định THA chủ động vào tháng 3.2021, buộc ông Lê Đoàn Tám hoàn trả 75 tỉ đồng cho Công ty ALC II để đảm bảo cho việc thi hành trách nhiệm bồi thường của bị cáo Vũ Quốc Hảo. Khoản tiền này sẽ được cấn trừ vào nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Hảo.Tháng 10.2024, ông Tám nộp 75 tỉ đồng và Công ty Hàm Rồng đã nộp hơn 3,4 tỉ đồng, tổng cộng hơn 78 tỉ đồng cho Cục THA dân sự TP.HCM. Ngay sau đó, Công ty Sen Việt có đơn đề nghị chuyển hơn 78 tỉ đồng vào tài khoản của công ty này theo như bản án phúc thẩm của TAND cấp cao.Tuy nhiên, yêu cầu của Công ty Sen Việt không được Cục THA dân sự TP.HCM chấp nhận, lý do là còn phải thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM. Trước đó, căn cứ vào điều 121 luật Phá sản, chấp hành viên đã ra văn bản vào năm 2018 với nội dung: "Yêu cầu Công ty Sen Việt thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty ALC II theo quy định của luật này. Sau 2 năm kể từ ngày nhận được văn bản này, nếu Công ty Sen Việt không thực hiện được thì phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao cho Cục THA dân sự TP.HCM xử lý, thanh lý tài sản theo khoản 4 điều 121 luật Phá sản…".Kháng nghị của Viện KSND TP.HCM cho rằng, theo bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM và bản án sơ thẩm năm 2019 của TAND TP.HCM đều giao khoản tiền bồi hoàn cho Công ty Sen Việt. Đây không phải tài sản đưa ra thanh lý theo quy định tại khoản 2 điều 121 luật Phá sản.Cả 2 bản án đều xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với tư cách đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt nhận số tiền bồi thường của Công ty ALC II là thực hiện việc quản lý tài sản chứ không phải thanh lý tài sản như cách hiểu và áp dụng pháp luật của chấp hành viên.Theo kháng nghị, bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xác định Công ty Sen Việt tham gia tố tụng với vai trò đại diện theo pháp luật của Công ty ALC II. Do Công ty ALC II phá sản nên tòa đã tuyên toàn bộ số tiền mà công ty này được bồi thường và hoàn trả sẽ giao cho Công ty Sen Việt để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật chứ không phải thanh lý.Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 điều 127 luật Phá sản năm 2014, việc ông Lê Đoàn Tám bồi thường cho Công ty ALC II và khoản tiền Công ty Hàm Rồng tự nguyện thi hành được xem là tài sản doanh nghiệp chưa chia sau khi có quyết định tuyên bố phá sản. Thẩm quyền phân chia tài sản này là TAND TP.HCM đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong trường hợp này, Công ty Sen Việt sẽ căn cứ khoản 2 điều 114 luật Phá sản để báo cáo TAND TP.HCM giải quyết phá sản xử lý tài sản thu được…Theo quy định tại khoản 3, điều 127 luật Phá sản năm 2014, Cục THA dân sự TP.HCM chỉ được quyền phân chia theo quyết định của TAND đã ra quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, việc chấp hành viên căn cứ khoản 4 điều 121 luật Phá sản cho rằng hết thời hạn 2 năm thanh lý tài sản của Công ty Sen Việt để ban hành quyết định giữ hơn 75 tỉ đồng là thi hành trái nội dung bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM.Cũng theo Viện KSND TP.HCM, việc làm này là "không đúng thẩm quyền xử lý, vi phạm quy định tại khoản 2 điều 114 luật Phá sản năm 2014". Đồng thời áp dụng không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan, vi phạm khoản 2 điều 20 luật THA dân sự.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục THA dân sự TP.HCM, cho biết sau khi có quyết định kháng nghị, nhận thấy vụ việc phức tạp, quan điểm của cơ quan này và Viện KSND TP.HCM còn có sự khác nhau, trái chiều. Do đó, để giải quyết dứt điểm vụ việc, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Cục THA dân sự TP.HCM đã mời lãnh đạo Viện KSND TP.HCM và TAND TP.HCM họp để trao đổi, thống nhất hướng giải quyết.Tại cuộc họp liên ngành hôm 21.1 đã kết luận: "Vụ việc có nội dung liên quan đến quy định pháp luật chưa cụ thể, liên ngành chưa thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau. Cục THA dân sự TP.HCM còn khó khăn, vướng mắc khi xử lý số tiền đã thu giữ được của Công ty ALC II. Liên ngành thống nhất đề nghị Cục THA dân sự TP.HCM có văn bản báo cáo và xin hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục THA dân sự để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trước khi xử lý tài sản".Vì thế, hiện nay Cục THA dân sự TP.HCM đã báo cáo, đề nghị Tổng cục THA dân sự xem xét, hướng dẫn nghiệp vụ để có cơ sở xử lý đối với số tiền đã thu giữ nêu trên.Cũng theo ông Hà, tại thời điểm chấp hành viên ban hành quyết định về việc thu giữ tiền của người phải THA (Công ty ALC II) thì Cục THA dân sự TP.HCM đang thụ lý thi hành quyết định tuyên bố phá sản năm 2018 của TAND TP.HCM.Theo đó, tài sản của Công ty ALC II được phân chia theo thứ tự sau: chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động với người lao động; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán cho chủ nợ. Theo danh sách chủ nợ thì Công ty ALC II có nghĩa vụ thanh toán cho 114 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền hơn 10.167 tỉ đồng và hơn 8,5 triệu USD.Vì thế, lãnh đạo Cục THA dân sự TP.HCM khẳng định rằng việc thu giữ số tiền trên là đúng. Mục đích để đảm bảo thi hành quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan này không có cơ sở để xem xét, giải quyết đề nghị của Công ty Sen Việt.
Ngày 28.1 (tức 29 tết), thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Du lịch, UBND Q.8 phối hợp các đơn vị mua lại hoa của tiểu thương tặng người dân chơi tết. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" diễn ra từ ngày 27.1 đến hết ngày 28.1 (tức từ 28 tết đến hết 29 tết). Theo đó, từ sáng 28 tết, tại tuyến đường hoa Bến Bình Đông – một phần của chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền", ban tổ chức đã tiến hành thu mua hoa và chậu cảnh tại hơn 50 gian hàng. Các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ, hoa mào gà… được chọn mua để hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ số lượng hoa còn lại. Số hoa này sau đó được trao tặng cho 400 hộ gia đình khó khăn và 40 khu phố trên địa bàn Q.8, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng chạp năm Giáp Thìn, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp các đơn vị tài trợ thu mua thêm khoảng 2.000 chậu hoa, cây cảnh để trang trí "Đường hoa nghĩa tình" đợt 2. Đây là hoạt động nhằm làm mới không gian, phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh trong dịp tết. Tính chung cả chương trình, tổng cộng có khoảng 9.500 chậu hoa các loại được thu mua để phục vụ trang trí tuyến đường hoa và trao tặng các hộ gia đình khó khăn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp ngày xuân. Tuyến "Đường hoa nghĩa tình" tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Mỗi ngày, tuyến đường hoa đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, chụp ảnh và được duy trì đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ. Theo Sở Du lịch TP.HCM, chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" và hoạt động trang trí "Đường hoa nghĩa tình" là lời tri ân đến cộng đồng tiểu thương và các gia đình khó khăn; đồng thời là sự kết nối giữa giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại của TP. Những chậu hoa rực rỡ không chỉ điểm tô sắc xuân mà còn truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tạo nên một mùa rết ấm áp và tràn đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người."Đường hoa nghĩa tình" được tổ chức tại khu vực nhà cổ tuyến đường Bình Đông (P.13, Q.8). Đường hoa này gồm 6 khu vực bao gồm các cụm tiểu cảnh: Cổng chào - Trên bến dưới thuyền - Xuân Ất Tỵ 2025, Năm Ất Tỵ 2025, chợ Bến Thành, tái hiện Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, cụm tiểu cảnh tuần lễ Trái cây Q.8 và cầu khỉ - thuyền hoa.
Giá vàng hôm nay 29.4.2024: Giảm nhẹ nhưng vẫn đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng
Chiều 24.1, T.Ư Đảng đã bế mạc Hội nghị T.Ư khóa XIII vừa khai mạc chiều qua. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, T.Ư Đảng đã thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Tổng Bí thư đề nghị, trên cơ sở kết luận tại hội nghị, đề nghị các cơ quan khẩn trương thể chế hóa để triển khai việc sắp xếp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ cùng với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thành trong quý 1/2025. "Đồng thời, khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp: bộ, tỉnh, xã. Không tổ chức công an cấp huyện", Tổng Bí thư nêu rõ.Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định.Quá trình triển khai sắp xếp tổ chức, bộ máy mới cần bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần nghiên cứu cơ chế tạo việc làm cho người lao động tại khu vực nhà nước chuyển sang làm việc tại các khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo quyền lao động cho mọi công dân trong độ tuổi lao động. Có kế hoạch tạo việc làm cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an trở về địa phương. Phấn đấu để mọi công dân trong độ tuổi lao động đều tham gia lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Theo Tổng Bí thư, T.Ư Đảng cũng thống nhất với đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 liên tục đạt 2 con số.Đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. T.Ư Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững.Tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đó là "đột phá của đột phá". Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Trước mắt, trong năm 2025 hướng dẫn, điều chỉnh một số luật liên quan đến đất đai, đầu tư công, luật doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản; thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.Đồng thời, có cơ chế chính sách ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và kéo dài; tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp để tăng nhanh nguồn cung.Cạnh đó, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; thu hút vốn FDI có chọn lọc. Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để chất lượng tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu; động lực tăng trưởng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho nhân dân, một số lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực có khả năng tái tạo tăng trưởng.Tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng số; thúc đẩy các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng 2 con số.Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tổng Bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo T.Ư sẽ áp dụng bộ chỉ số theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị để biết rõ cấp nào, cơ quan nào hoạt động như thế nào.Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... để thúc đẩy thương mại công bằng, hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU và các đối tác lớn của Việt Nam. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu mới bên cạnh thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước...Tổng Bí thư cũng yêu cầu, từng cấp, từng ngành, từng địa phương cần nghiên cứu, thảo luận kế hoạch hành động của ngành mình, cấp mình, địa phương mình thật cụ thể, sát thực tế để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bổ sung sửa đổi thể chế để xác lập tư duy bình đẳng giữa T.Ư và địa phương. Địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị T.Ư có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc địa phương chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của T.Ư. Những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được T.Ư xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm và phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể tránh tình trạng bút phê như: "thực hiện theo đúng pháp luật và qui định hiện hành và tự chịu trách nhiệm" hoặc bút phê lòng vòng, đùn đẩy. "Đó là thứ bút phê an toàn, nhưng thực chất là tránh né, không làm đúng, làm tốt việc cần làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu, sau khi giao việc phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, từng cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao và kết quả chỉ đạo, kết quả công tác là căn cứ đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị đó. Bộ máy trong hệ thống chính trị phải hoạt động thông suốt từ T.Ư tới cơ sở trên tinh thần "công việc là trên hết".