55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 4: Canh giữ thềm lục địa
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.Vũ khí Hàn Quốc trên hành trình phủ sóng toàn cầu
Lần đầu Nguyễn Trọng Nhân lên sàn không đạt được giải thưởng cao nhất, nhưng kỷ niệm đó đã làm ngọn lửa đam mê của anh cháy mạnh hơn bao giờ hết. Bởi vì trong thể hình, anh quan niệm rằng, cuộc đua vĩ đại và dài hơi nhất cuộc đời chính là cuộc đua để vượt qua chính mình, chứ không phải là với bất kỳ một ai khác
Hai quốc gia Đông Nam Á dừng thi IELTS trên giấy, Việt Nam sẽ ra sao?
Sáng 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ. Nhấn mạnh "ấn tượng và xúc động", Tổng Bí thư đánh giá, chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy "sóng to, gió lớn", thậm chí có thời điểm "bão tố" ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới.Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương các thành phố lớn luôn giữ vị trí tốp đầu đóng góp vào tăng trưởng như TP.HCM, Hà Nội và các địa phương mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vào tốp đầu về các chỉ số tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách."Đất nước giàu mạnh thì người dân phải được thụ hưởng thành quả này. Không chỉ có mục tiêu tăng trưởng mà làm sao phải nâng cao đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau", Tổng Bí thư nêu rõ. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - đây là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Do đó, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo Tổng Bí thư, việc tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính ngân sách, quản lý tài nguyên. Tôi mong muốn các lãnh đạo, từng cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức sẽ thấm nhuần tư tưởng trung tâm "kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc". Coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách và là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới.Đồng thời, cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Bỏ tư duy "không quản được thì cấm", đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", tạo không gian mới và động lực phát triển.Tư duy đổi mới cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ quản lý các cấp. Nhanh chóng khắc phục những chồng chéo, bất cập trong hệ thống hiện hành, tạo nền tảng pháp lý ổn định, dễ tuân thủ. Một vấn đề, một nội dung chỉ quy định tại một luật; doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Theo đó, cần ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý cho những mô hình kinh tế mới và thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Theo Tổng Bí thư, khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế.Tổng Bí thư cũng lưu ý ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt theo phương châm "phát triển để ổn định - ổn định để phát triển".Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, theo Tổng Bí thư, cần coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế "xin - cho" và tư duy bao cấp.Cần cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Thực hiện chính sách "khoán tăng trưởng" cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược như 3.000 km đường bộ cao tốc, hơn 1.000 km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ban hành và lộ trình thực thi giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn gồm Hà Nội và TP.HCM.Đặc biệt, Tổng Bí thư cũng đưa ra các câu hỏi gợi mở về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng". "Điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật? Tại sao chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.Theo Tổng Bí thư, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó. Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?"Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Hội thi tuyên truyền lưu động TP.HCM do Sở VH-TT TP.HCM phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức. Đơn vị thường trực là Trung tâm Thông tin triển lãm thành phố. Hội thi dành cho các đội tuyên truyền lưu động thuộc các trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa - thể thao, trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thông thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.Nội dung tuyên truyền trong hội thi xoay quanh các chủ đề ca ngợi sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước; ca ngợi những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đạt được trong 50 năm qua; ca ngợi lòng nhân ái, nghĩa tình của người dân TP.HCM. Ban tổ chức cho biết, mỗi đơn vị tham gia xây dựng 1 tiết mục văn nghệ tuyên truyền, có thời gian tối thiểu 15 phút và tối đa 20 phút. Mỗi đội không quá 30 người, có 2 tuyên truyền viên chính thức. Các đội tham gia hội thi sử dụng ca khúc trong tuyển tập TP.HCM - Thành phố tôi yêu do Hội Âm nhạc TP.HCM phát hành, nhưng cũng có thể tự sáng tác hoặc chọn những bài hát khác (nhưng phải thông báo trước với ban tổ chức).Ban tổ chức dự kiến sẽ thực hiện hội thi, làm gian hàng triển lãm... ở khu vực trung tâm cũng như điều chỉnh tổ chức vào cuối tuần để thu hút người xem. Thời gian diễn ra hội thi từ ngày 12.3 - 14.3, tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM). Lễ khai mạc dự kiến được tổ chức vào tối 12.3. Hội Âm nhạc TP.HCM công bố tuyển tập ca khúc TP.HCM - Thành phố tôi yêuNhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM cho biết từ đầu năm 2022 đến nay, hội đã triển khai 4 đợt vận động sáng tác ca khúc về TP.HCM. Tuyển tập ca khúc TP.HCM - Thành phố tôi yêu gồm 30 ca khúc được hội đồng nghệ thuật chọn lọc. "Các ca khúc này là kết quả cuộc vận động sáng tác và đặt hàng các nhạc sĩ sáng tác. Trong đó, 3/4 là ca khúc tuyên truyền, cổ động vui tươi, 1/4 còn lại là tác phẩm chuyên sâu. Chúng ta có đầy đủ thể loại để phát triển thành câu chuyện cho tiết mục. Hội Âm nhạc TP.HCM đã quay 30 MV, thực hiện nhạc nền để các đội sử dụng hiệu quả trong công tác tuyên truyền thông qua hội thi. Các đội có quyền hòa âm, phối khí, dàn dựng lại ca khúc để phù hợp tiết mục dự thi", nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh cho hay.
Phó phòng Quản lý đô thị quận Bình Thạnh xây nhà sai phép
Ngày 15.3, Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2020.Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, đối với dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (tại ấp Long Hưng, ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất. Cụ thể là trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất; việc sử dụng đất không đúng quy hoạch và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Dự án thứ hai là khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích hơn 11.188 m2 . Đồng thời cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSDĐ) đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Cụ thể, Sở TN-MT (nay là Sở NN-MT) đã cho phép tách 33 thửa đất với diện tích hơn 11.188 m2 trên đất đã được Sở Xây dựng thống nhất quy hoạch mặt bằng tổng thể dự án là đất giao thông (10.601,3 m2) và cây xanh (587,3 m2) để chủ đầu tư dự án khu nhà ở Hoa Lan chuyển nhượng trước khi xây dựng hạ tầng cho các hộ dân không đúng quy định. Sau khi nhận chuyển nhượng, người dân xây dựng nhà ở kiên cố (không có giấy phép xây dựng), được Sở NN-MT cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy CNQSDĐ với mục đích sử dụng là đất ở, không đúng với quy hoạch mặt bằng tổng thể được Sở Xây dựng thống nhất.Thanh tra Chính phủ cũng xác định UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu nhà ở Hoàng Hảo khi chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp là không đúng quy định; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 và quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư xây dựng khu nhà ở Hoàng Hảo (Dự án nhà ở thương mại) ngay trên đất quy hoạch là đất công nghiệp, không đúng với quy hoạch chung. Tính đến năm 2024, tại vị trí dự án này vẫn được quy hoạch là đất công nghiệp.Ngoài 2 dự án trên, Thanh tra Chính phủ cũng đã phát hiện nhiều hạn chế, sai quy định trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long các thời kỳ có liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu trong kết luận thanh tra; đồng thời chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm được nêu...Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, trường hợp phát hiện gây thất thoát tài sản nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan công an xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Cũng trong kết luận, Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm tra, rà soát, xác định lại để thu nộp vào ngân sách nhà nước tất cả các khoản thu từ hoạt động cho thuê nhà, đất nhưng hạch toán vào thu nhập khác trong các năm 2018, 2019, 2020 (số tiền hơn 2,5 tỉ đồng) và từ năm 2021 đến nay (nếu có) của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long theo quy định; kiểm tra, rà soát tình hình cho thuê lại đất và thu tiền thuê đất của các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đối với nhà đầu tư thứ cấp...Đồng thời rà soát, xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng tại các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để tính thu tiền bảo vệ và phát triển đất chuyên trồng lúa theo quy định; trong đó có 3 dự án (Bệnh viện đa khoa Triều An - Loan Trâm mở rộng giai đoạn 2; khu nhà ở Trường An và khu nhà ở Bạch Đàn, TP.Vĩnh Long) với tổng số tiền tạm tính cần thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 1,28 tỉ đồng và nợ đọng trong giai đoạn 2013 đến 2020 với số tiền là hơn 2,3 tỉ đồng.Ngoài ra, kết luận thanh tra cũng yêu cầu xác định lại và giảm trừ khi thực hiện quyết toán khối lượng đối với dự án Đường Võ Văn Kiệt (Gói thầu xây lắp số 2 cầu Cái Cam 2; gói thầu xây lắp số 4 cầu Cái Côn 2) và phần đường Võ Văn Kiệt (P.9 và P.Trường An, TP.Vĩnh Long), với số tiền tạm tính hơn 6.4 tỉ đồng, cùng các gói thầu tại 10 đơn vị với số tiền tạm tính hơn 65 tỉ đồng theo đúng quy định của pháp luật...