Cần Thơ - nơi tôi lưu giữ ký ức tuổi học trò
Ngoài cúp, huy chương, cờ lưu niệm, bằng khen, hiện kim... năm nay đội vô địch còn nhận được món quà đặc biệt là trái bóng có chữ ký của nguyên Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.Mẹ làm công nhân mong con thi đậu bác sĩ đa khoa
Ngày 8.1, thực hiện chỉ đạo của Chánh án TAND tối cao về việc nâng cao hiệu quả công tác xét xử và quản lý công việc tại tòa án. TAND Q.1 (TP.HCM) tổ chức hội nghị tập huấn sơ đồ tư duy trong giải quyết án cho cán bộ, công nhân viên tại trụ sở cơ quan.Hội nghị tập huấn giúp cho lãnh đạo, thẩm phán, cán bộ, công chức TAND Q.1 trao đổi và học hỏi về phương pháp sơ đồ tư duy, một công cụ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả công tác xét xử và quản lý công việc tại tòa án trong bối cảnh các vụ án ngày càng phức tạp và khối lượng công việc ngày càng lớn.Việc áp dụng sơ đồ tư duy là một bước đi quan trọng để cán bộ tòa án làm việc khoa học, chính xác và hiệu quả hơn.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Huynh, Chánh án TAND Q.1, cho biết phương pháp này giúp hệ thống hóa thông tin một cách trực quan, dễ hiểu, làm rõ mối quan hệ giữa các tình tiết, chứng cứ và các quy định pháp luật liên quan, giúp thẩm phán và hội đồng xét xử nhận diện nhanh chóng bản chất vụ án và tiến trình giải quyết. Điều này sẽ giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu quả xét xử.Cũng theo Chánh án TAND Q.1, sơ đồ tư duy giúp quá trình chuẩn bị hồ sơ và tài liệu diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời hỗ trợ xác định những vấn đề cần chứng minh một cách rõ ràng.Ngoài ra, phương pháp này còn nâng cao khả năng tư duy và trình bày lập luận logic, mạch lạc, tạo điều kiện cho phiên tòa diễn ra suôn sẻ và nâng cao chất lượng tranh tụng. Đồng thời, góp phần nâng cao tính thuyết phục của các phán quyết, bảo đảm công lý được thực thi công bằng và khách quan.
Máy chơi game cầm tay chạy Windows 11, giá chỉ từ 299 USD
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Không những vậy, quá trình khám nghiệm tử thi cũng phát hiện một khối máu đông đặc nặng 300 gram trong cơ thể bệnh nhân. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy người đàn ông này không có đơn kê thuốc chứa sildenafil. Nói cách khác, chính ông đã tự động mua Viagra uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận định bóng đá Chelsea vs Leicester (2g15 ngày 19.5) Một cuộc chiến không khoan nhượng
Sáng 22.1, Bình Dương tổ chức hội thảo về giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025 với sự chủ trì của ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh và sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, học giả kinh tế… hàng đầu của VN.Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, Bình Dương vẫn kiên cường, vững vàng vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 là 7,48%.Ông Minh cho rằng trong năm 2025, Bình Dương đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng, cùng với những thách thức nội tại của nền kinh tế như chuyển đổi số, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Cùng đồng lòng bước vào kỷ nguyên chuyển mình của quốc gia, Bình Dương đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025.Đây là một mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm đưa Bình Dương tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước.Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn (2021 - 2025), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Bình Dương.Với quan điểm lấy tăng trưởng đột phá để phát triển bền vững nhằm thúc đẩy "kỷ nguyên vươn mình", Bình Dương quyết tâm vượt qua các thách thức và phấn đấu cao đạt tăng trưởng ở mức hai con số theo mục tiêu chung.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 của Bình Dương đạt từ 10%, riêng ngành công nghiệp tăng trưởng trên 12% và dịch vụ tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2024; quy mô nền kinh tế tỉnh ước đạt trên 572.442 tỉ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt trên 195 triệu đồng/người.Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng tối thiểu 10%/năm, đạt lần lượt khoảng 38.000 triệu đô la Mỹ xuất khẩu và 26.800 triệu đô la Mỹ nhập khẩu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 179.798 tỉ đồng, tăng tối thiểu 11%/năm, đạt 31,4% GRDP toàn tỉnh. Trong đó, dự kiến tập trung mọi nguồn lực đầu tư khoảng 36.000 tỉ đồng cho khu vực đầu tư công…TS Trần Du Lịch nhận định, tăng trưởng kinh tế hai con số là một thách thức lớn đối với Bình Dương. Để giải quyết bài toán về tăng trưởng, vấn đề căn cơ vẫn là chuyển mô hình công nghiệp hóa theo chiều rộng dựa vào đất đai và lao động giá rẻ sang mô hình công nghiệp hóa theo chiều sâu gắn với "chuyển đổi kép" (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh - PV).Bình Dương phải nâng cấp 3 đột phá trong kỷ nguyên mới là đột phá về thể chế và môi trường đầu tư; đột phá về nâng cấp ngành công nghiệp và khu công nghiệp; đột phá về hạ tầng giao thông và phát triển đô thị mới.Ngoài ra, TS Trần Du Lịch đề nghị Bình Dương cần phải có những giải pháp thúc đẩy tăng tổng cầu có tác động tăng GRDP trong năm 2025, như: Tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý trong các dự án đầu tư; triển khai nhanh các dự án đầu tư công, sớm đưa vốn đầu tư công vào thị trường; chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện cơ chế "liên kết ngân hàng - doanh nghiệp" để kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; tập trung hỗ trợ về thủ tục, gỡ những vướng mắc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu…