Thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng: Bắt buộc hay khuyến khích?
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.Cuộc 'gặp gỡ' của những trái tim nhân ái
Ngày 24.1, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết, Công an xã Đông Thạnh (H.Hóc Môn, TP.HCM) đã triệu tập và đang lấy lời khai nam tài xế taxi có hành động dùng gậy chặn, đập phá gây hư hỏng xe tải.Trước đó một ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 33 giây ghi lại cảnh taxi dừng ở vỉa hè, còn xe tải di chuyển chậm sát lề đường. Lúc này, người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, đeo dây thẻ ở cổ, tay cầm gậy sắt đập mạnh vào đèn, cửa, kính xe tải gây hư hỏng.Đoạn clip thu hút sự quan tâm của dư luận và hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận.Qua xác minh, vụ việc xảy ra tại địa chỉ 81 Bùi Công Trừng (ấp 26, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn, TP.HCM).Vụ việc làm ảnh hưởng giao thông qua khu vực và nhiều người bức xúc trước hành động của nam tài xế taxi.Liên quan vụ việc, nguồn tin cho biết, sáng nay (24.1), Công an xã Đông Thạnh đã triệu tập và đang lấy lời khai đối với nam tài xế taxi và tài xế xe tải để làm rõ việc dùng gậy đập phá ô tô.Thời gian qua, Công an TP.HCM đã khởi tố nhiều vụ việc liên quan hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản mà nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ trong tham gia giao thông. Qua đó, công an đã bắt tạm giam nhiều tài xế để xử lý nghiêm theo quy định.
Nghị lực của chàng trai có bàn tay và bàn chân 'kỳ lạ'
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Trong 24 giờ qua (từ 5 giờ ngày 23.2 đến 5 giờ ngày 24.2 ), khu vực gồm Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk đã có mưa to đến rất to. Đặc biệt một số nơi như: Bà Nà (Đà Nẵng) lượng mưa lên đến 377 mm, Sông Hinh (Phú Yên) 331 mm, Ea Mdoan (Đắk Lắk) 241 mm…Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh thành trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.Trong thời gian tiếp theo, khu vực các địa phương kể trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm.Cảnh báo trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); Phú Yên gồm các địa phương Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòà, TP.Tuy Hòa, Tuy An, TX.Đông Hòa, TX. Sông Cầu; Đắk Lắk có Ea Kar, Krông Bông, M'Đrăk.Cơ quan này cũng cảnh báo, tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông; phá húy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế xã hội. Kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó
Theo TechRadar, một vụ lừa đảo vé xem ca nhạc quy mô lớn vừa bị phanh phui, liên quan đến hai cựu nhân viên của trang web bán vé nổi tiếng StubHub. Cặp đôi này đã bị cáo buộc sử dụng kiến thức nội bộ và một lỗ hổng bảo mật để đánh cắp và bán lại hàng trăm vé, chủ yếu là vé của tour diễn 'Eras' gây sốt của Taylor Swift.Theo thông tin từ văn phòng địa phương, hai nhân viên Tyrone Rose và Shamara Simmons đã bị bắt giữ và đối mặt với nhiều tội danh, gồm trộm cắp tài sản lớn, can thiệp máy tính và âm mưu phạm tội. Nếu bị kết tội, họ có thể phải ngồi tù tới 15 năm.Với vai trò là nhân viên StubHub, Rose được cho là đã lợi dụng quyền truy cập hệ thống của công ty để tìm ra một 'cửa hậu' bảo mật. Tại đây, Rose đã can thiệp vào quy trình phân phối vé điện tử, chuyển hướng các đường link (URL) chứa vé đã bán đến cho đồng phạm Simmons.Bằng cách này, chúng đã chiếm đoạt hơn 900 vé, phần lớn là vé của Eras Tour, cùng với vé của các sự kiện thể thao lớn như NBA và US Open. Ước tính, cặp đôi này đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ lên tới hơn 635.000 USD (khoảng 16,2 tỉ đồng), trung bình mỗi vé 'bỏ túi' tới 700 USD.Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn lừa đảo vé, đặc biệt là đối với các sự kiện đình đám như tour diễn của Taylor Swift. Sự khan hiếm vé và tâm lý muốn sở hữu bằng được của người hâm mộ đã tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo trục lợi.Điều đáng lo ngại là trong trường hợp này, vé được mua bán trên một nền tảng hợp pháp như StubHub, nhưng người mua vẫn trở thành nạn nhân. Vụ việc cho thấy ngay cả những nền tảng lớn cũng cần tăng cường an ninh mạng để bảo vệ khách hàng.
Trao hơn 20 triệu đồng của bạn đọc cho các gia đình khó khăn
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.