'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng': Vì sao có câu nói này?
Nghe tin cháy, người phụ nữ vội chạy về ôm 2 con mèo ra ngoài, còn đằng sau là cột khói bốc lên nghi ngút.Ngày 13.2.2025, Công an quận 12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà dân trên đường Vườn Lài (ở phường An Phú Đông).Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, người dân phát hiện cháy tại căn nhà cấp 4 nằm trong hẻm 125 đường Vườn Lài.Người dân hô hoán huy động bình chữa cháy mini dập lửa nhưng cửa nhà đã bị khóa. Lực lượng địa phương sau đó cũng có mặt, phối hợp người dân phá cửa, xông vào nhà cháy dập lửa.Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận 12 sau đó điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường, triển khai nhiều hướng chữa cháy, chống cháy lan. Đám cháy được lực lượng chức năng dập tắt sau đó. Vụ hỏa hoạn khiến nhiều tài sản bên trong nhà bị cháy. Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy đang được công an làm rõ.Làm gì khi bị gia đình chồng ngăn cản thăm con?
Trước thắc mắc trên, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Chủng cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đợt dịch hoặc đại dịch cúm. Virus cúm biến đổi nên hằng năm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ đưa ra dự báo về các loại virus cúm chủ yếu có thể gây ra dịch cúm năm kế tiếp, đó là cơ sở để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm. Hơn thế nữa, miễn dịch bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài khoảng 1 năm. Vì vậy, để được bảo vệ tốt nhất bạn cần tiêm cúm nhắc lại mỗi năm.Tùy theo cơ địa của mỗi người và sự phù hợp của chủng cúm lưu hành so với vắc xin được tiêm mà người đã tiêm vắc xin có thể vẫn bị nhiễm cúm tuy nhiên tỷ lệ bị cúm và bị các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp sẽ giảm đi rất nhiều so với người không tiêm vắc xin.Khoảng 2 tuần sau khi tiêm, vắc xin phòng cúm sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ bởi những chủng virus có trong vắc xin. Trước thời điểm này bạn vẫn có nguy cơ nhiễm cúm.Tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ không giúp cơ thể bảo vệ khỏi bệnh cúm và ngược lại, tiêm vắc xin phòng cúm sẽ không giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19.Bác sĩ Hiền Minh cho biết, so với người chưa tiêm, người đã tiêm vắc xin cúm có những lợi ích sau:Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com.Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.
Liverpool sẵn sàng đối đầu với Arsenal giành chữ ký của Manuel Locatelli
Ngày 6.1, bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là trung tâm), cho biết kết quả khảo sát của đơn vị tại 3.072 doanh nghiệp với 28.525 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người lao động) cho thấy nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ với 19.211 vị trí (chiếm 67,35%); tiếp đến là khu vực công nghiệp - xây dựng với 9.263 vị trí (32,47%); khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 51 vị trí (0,18%).Cụ thể, nhu cầu nhân lực chủ yếu tập trung ở các ngành kinh tế như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; kinh doanh bất động sản; xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải và kho bãi.Trong đó, nhu cầu nhân lực của TP.HCM chủ yếu ở 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ (21.236 vị trí, chiếm 74,44% tổng nhu cầu nhân lực).Về nhóm ngành, nghề và các vị trí việc làm, nhu cầu nhân lực trước tết chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; tư vấn, nghiên cứu khoa học và phát triển; kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng; dệt may, giày da; quản lý tài sản, bất động sản; marketing; công nghệ thông tin; cơ khí - tự động hóa.Đặc biệt, theo trung tâm, các vị trí thời vụ và bán thời gian đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp tết, như nhân viên kinh doanh, hỗ trợ bán hàng, phục vụ tại nhà hàng, quán ăn, tạp vụ, an ninh bảo vệ, đóng gói, giao hàng, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật viên công trình xây dựng, công nhân may mặc có tay nghề, kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh bảo hiểm, chuyên viên marketing, nhân viên cơ khí lắp ráp máy, chuyên viên kỹ thuật máy tính.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 chủ yếu tập trung vào lao động đã qua đào tạo với 23.356 vị trí việc làm, chiếm 81,88% tổng nhu cầu.Các vị trí nổi bật bao gồm trưởng bộ phận kinh doanh, nhân viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên thiết kế nội thất, chuyên viên quản lý dự án xây dựng, chuyên viên QA/QC ngành may, lập trình viên, kỹ sư tự động hóa, nhân viên chế độ tiền lương - phúc lợi, và nhiều vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao khác.Ngoài ra, nhu cầu nhân lực cho lao động phổ thông cũng chiếm 18,12%, chủ yếu phục vụ các vị trí thời vụ hoặc công việc không đòi hỏi trình độ cao.Về mức lương và kinh nghiệm, nhu cầu nhân lực ở mức lương từ dưới 5 - 10 triệu đồng/tháng chiếm 36,14%, tập trung vào lao động phổ thông, nhân viên thời vụ và bán thời gian phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Đối với các vị trí này, yêu cầu kinh nghiệm dưới 1 năm chiếm 48,17%.Nhu cầu lao động với mức lương từ 10 - 20 triệu đồng/tháng chiếm 44,34%, chủ yếu là lao động có kinh nghiệm từ 2 năm - trên 5 năm, chiếm 51,83%, thường ở các vị trí có trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm nhất định.Nhu cầu lao động với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,52%, dành cho các vị trí yêu cầu trình độ cao, thâm niên và kỹ năng quản lý để xử lý các vấn đề phát sinh tại doanh nghiệp.Ngoài ra, theo trung tâm, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trẻ trước Tết Nguyên đán 2025.Trong đó, nhu cầu tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi dưới 26, chiếm 42,82%, nhóm từ 27 - 35 tuổi, chiếm 29,77%, chủ yếu trong các ngành như dịch vụ vận tải - kho bãi, cơ khí - tự động hóa, y - dược, hành chính - văn phòng.Nhóm tuổi từ 36 - 50 chiếm 23,18%, với nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các ngành như kế toán, kiểm toán, luật và quản lý điều hành.Một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động từ 51 - 60 tuổi, chiếm 4,23%, chủ yếu trong các ngành dịch vụ vận tải và dịch vụ bảo vệ, với các vị trí như tài xế, điều hành vận tải, bảo vệ tại các cửa hàng nhỏ.
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
'Lập hội' tập thể thao - cách để tìm niềm vui rèn luyện, giữ dáng
Theo ghi nhận của Thanh Niên sáng 8.3, hàng loạt khí tài hiện đại như xe bọc thép, xe chữa cháy, xe chống đạn… của lực lượng công an nhân dân được trưng bày tại khu vực hồ Gươm (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) phục vụ người dân và du khách thập phương tới tham quan.Triển lãm trang bị kỹ thuật, khí tài nằm trong khuôn khổ chương trình "Vinh quang Công an nhân dân Việt Nam" diễn ra trong 2 ngày 8 - 9.3 tại khu vực hồ Gươm.Bộ Công an cho hay, trong 2 ngày diễn ra sự kiện, người dân sẽ có cơ hội hòa mình vào 8 hoạt động đặc sắc, mang đậm dấu ấn của lực lượng công an nhân dân; được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn mô tô dẫn đoàn, nhạc kèn, kỵ binh, võ thuật và khí công mãn nhãn hay màn biểu diễn tình huống truy bắt tội phạm đầy kịch tính, nghẹt thở; huấn luyện chuyên nghiệp cảnh khuyển phát hiện dấu vết tội phạm do chính lực lượng thể hiện.Khép lại chuỗi hoạt động là chương trình gala âm nhạc "Vinh quang Công an nhân dân Việt Nam" diễn ra tối 9.3, tại trung tâm Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.