Dự án 1,2 tỉ đồng nâng bước thanh, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn đến trường
Thành lập từ năm 2019 bởi tạp chí kinh doanh và tài chính toàn cầu The Global Economics (trụ sở tại Anh quốc), giải thưởng The Global Economic Awards (TGEA) tôn vinh những doanh nghiệp và cá nhân đã xuất sắc thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng và chuyển mình trong các ngành định hình kinh tế toàn cầu như ngân hàng, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, công nghệ. Chủ đề của năm 2024 - "Đổi mới, Xuất sắc và Chuyển mình trên thị trường toàn cầu" - nêu bật những doanh nghiệp tiên phong với các cải tiến vượt trội và sự vận hành xuất sắc, qua đó thay đổi cách các ngành thu hút người tiêu dùng và cách mạng hóa các dịch vụ.Chiến thắng kép của Home Credit đã khẳng định những nỗ lực xuất sắc của công ty trong việc định hình ngành tài chính tiêu dùng với các giải pháp đổi mới. Sự kiện cũng đánh dấu lần thứ ba Home Credit Việt Nam được đưa vào danh sách The Global Economics Awards, cho thấy công ty luôn duy trì vị thế hàng đầu trong ngành tài chính tiêu dùng với nỗ lực đổi mới và lấy khách hàng làm trọng tâm. Theo Hội đồng giám khảo của TGEA, thông qua một quy trình đánh giá nghiêm ngặt và minh bạch, Home App đã tạo nên sự thay đổi lớn trong cách người tiêu dùng tương tác và quản lý tài chính cá nhân, giúp các dịch vụ tài chính trở nên bao trùm, hiệu quả và tiện lợi hơn. Với cách tiếp cận lấy người dùng làm trọng tâm, Home Credit đã thiết kế giao diện ứng dụng trực quan và liền mạch, giúp người dùng dễ dàng quản lý toàn bộ tài chính cá nhân chỉ trên một nền tảng. Từ việc đăng ký, theo dõi, quản lý và thanh toán các khoản vay, thẻ tín dụng, đến việc mua trước trả sau qua Home PayLater và các công cụ lập kế hoạch ngân sách, tất cả đều được tích hợp một cách thông minh. Kể từ thời điểm ra mắt vào tháng 8.2022 đến nay, ứng dụng đã đạt 6,6 triệu lượt tải xuống.Tính năng thanh toán đa dạng và linh hoạt cũng là một điểm mạnh của ứng dụng - với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và quy trình thanh toán nhanh chóng, ứng dụng đã thu hút gần nửa triệu khách hàng sử dụng tính năng này mỗi tháng, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty. Người dùng có thể thoải mái lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau theo nhu cầu, từ việc thanh toán các khoản vay, hóa đơn điện nước, đến việc nạp tiền điện thoại và thanh toán qua mã QR. Bên cạnh đó, với quy trình vay tiền mặt trực tuyến được tối ưu hóa trên ứng dụng, chỉ mất 3 phút để được phê duyệt và giải ngân, mang đến trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi và liền mạch cho người dùng.Giải thưởng của Home PayLater lần này chính là kết quả của quá trình đổi mới không ngừng tại Home Credit với niềm tin rằng sự kết hợp giữa con người và công nghệ sẽ định hình tương lai của ngành tài chính.Đặc biệt, giải thưởng mới nhất đã chứng minh tác động sâu rộng của Home PayLater đến hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam. Bằng việc cung cấp một tài khoản số tiện lợi và dễ sử dụng, không có bất kỳ chi phí ẩn nào, Home PayLater đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về giải pháp tài chính tiện lợi và phải chăng. Home Credit cũng là một trong những nhà cung cấp BNPL đầu tiên tại Việt Nam triển khai tính năng thanh toán bằng quét mã QR - một trong những hình thức thanh toán phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Cùng với sự hợp tác với VietQR, Home Credit trở thành công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam cho phép khách hàng sử dụng tài khoản trả sau Home PayLater để thanh toán linh hoạt tại hơn 700,000 điểm chấp nhận thanh toán VietQR.Đáng chú ý, nền tảng Home PayLater tích hợp các thuật toán ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến giúp đánh giá điểm tín dụng của người dùng theo thời gian thực, từ đó đưa ra các kế hoạch thanh toán cá nhân hóa. Hội đồng giám khảo của TGEA nhìn nhận chính tốc độ và độ chính xác của quy trình phê duyệt đã đưa Home PayLater trở thành lựa chọn yêu thích của những người tiêu dùng đang tìm kiếm một phương thức tài chính nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, để tăng cường sự hiện diện trên nhiều lĩnh vực, Home PayLater đã hợp tác chiến lược với nhiều nhà bán lẻ lớn và các nền tảng thương mại điện tử, nhờ đó trở thành một công cụ thanh toán thiết yếu cho người tiêu dùng hiện đại. Cụ thể, ngày 13.12.2024 vừa qua, Home Credit và Thế Giới Di Động chính thức ký kết hợp tác toàn diện với sản phẩm Home PayLater nhằm cung cấp cho người dùng lựa chọn "Mua trả chậm - lấy xài liền - tiền trả sau" trên toàn hệ thống Thế Giới Di Động. Trước đó, thỏa thuận hợp tác giữa Home Credit và Be Group cũng đã mang đến cho hơn 10 triệu người dùng BE thêm lựa chọn thanh toán mới là Home PayLater.Ông Winardi Wijaya - Trưởng phòng phát triển sản phẩm Home PayLater của Home Credit chia sẻ: "Giải thưởng "Nền tảng mua trước trả sau (BNPL) sáng tạo nhất" là minh chứng cho sự thành công của Home PayLater trong việc cung cấp giải pháp mua trước trả sau sáng tạo, giúp khách hàng chủ động hơn trong quản lý tài chính và thỏa mãn nhu cầu mua sắm".Eximbank tài trợ học bổng trị giá 300 triệu đồng cho Đại học Kinh tế TP.HCM
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ tư ngày 19.3.2025.KQXS Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
Nữ bệnh nhân vỡ òa hạnh phúc khi nghe được trở lại nhờ chuyên gia người Pháp
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải về việc rà soát, báo cáo nội dung phản ánh của Báo Thanh Niên liên quan đến dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, trên cơ sở kết quả làm việc với các đơn vị liên quan vào ngày 24.2, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận, cho biết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay chủ đầu tư đã chậm tiến độ quy định (năm 2012 phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích đất cho thuê). Do đó, Ban Quản lý các KCN đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương để Ban hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện trình tự thủ tục đề xuất xem xét điều chỉnh tiến độ dự án cho phù hợp với tình hình triển khai thực tế. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Ban sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy định hiện hành và năng lực của nhà đầu tư để tham mưu UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tiến độ hoặc chấm dứt hoạt động dự án theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.Ban Quản lý các KCN đã yêu cầu Công ty CP Đầu tư Bình Tân là chủ đầu tư dự án có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết của công ty tại buổi làm việc để Ban theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đối với phần diện tích đất khoảng 41,57 ha đã cho thuê đất trả tiền hàng năm, nhà đầu tư có nhu cầu chuyển sang thuê đất trả tiền một lần, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn và giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Về dự án nhà ở xã hội, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện để đảm bảo dự án triển khai theo đúng tiến độ và mục đích quy định. Về việc chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thuế rà soát kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các bên có liên quan, không để thất thoát nguồn thu ngân sách của tỉnh. Về tranh chấp giữa Công ty CP KCN Hố Nai và Công ty CP đầu tư Bình Tân, Ban quản lý các KCN nhận định đây là tranh chấp dân sự giữa các công ty. Tuy nhiên, việc tranh chấp này nếu không sớm được giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư của tỉnh. Hiện nay, các công ty đang khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp. Do đó, trước mắt, Ban sẽ theo dõi tình hình giải quyết để đôn đốc các bên giải quyết dứt điểm trước ngày 30.4.2025. Trên cơ sở phán quyết của tòa án, Ban Quản lý các KCN sẽ đôn đốc các bên chấp hành theo bản án được tuyên, nhằm sớm đưa KCN trở lại hoạt động bình thường, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Về tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hàm Kiệm II - Bita's, sau khi Công ty CP đầu tư Bình Tân có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện chi tiết để hoàn thành dự án trước ngày 31.8.2026 theo cam kết, Ban Quản lý các KCN sẽ có báo cáo tổng hợp riêng, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
Những người trong bức hình lên tiếng chỉ sau 2 giờ: Phép màu khó tin cho cô gái Pháp
Thông tin được Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết thực hiện triển khai lớp học số do Sở này tổ chức vào sáng nay, 9.1. Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TP HCM tổ chức thí điểm lớp học số môn tin học, tiếng Anh ở 2 trường tiểu học với mục đích giải quyết tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) là hai trường được chọn để thực hiện thí điểm từ học kỳ 1 năm học 2022-2023. Đây cũng là những trường có địa bàn xa trung tâm, thiếu giáo viên tin học và tiếng Anh nhưng lại khó tuyển dụng cũng như điều chuyển giáo viên từ các nơi khác do đặc thù là địa bàn ở vùng xa. Tổng cộng 104 tiết tiếng Anh và 62 tiết tin học đã được tổ chức bằng hình thức lớp học số tại 2 ngôi trường này.Từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024, mô hình lớp học số được mở rộng đối tượng học sinh tham gia tiết học - gồm học sinh của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai (Lào Cai). Trong đó, mô hình lớp học số giải quyết bài toán thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tại các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Lớp học số không chỉ được tổ chức với sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố ở tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM), tỉnh Lào Cai (giáo viên dạy tại trường quay hiện đại tại thành phố, tương tác, kết nối trực tiếp với học sinh ở các điểm trường) mà còn được thực hiện theo mô hình 1-1. Tức là giáo viên dạy qua máy tính trực tuyến từ một trường học tại TP.HCM hỗ trợ một trường ở tỉnh bạn. Cách làm này có 14 giáo viên của 6 trường TP.HCM tham gia dạy, thực hiện 34 tiết. 8 trường tiểu học ở tỉnh bạn được hỗ trợ gồm Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tung Chung Phố, tỉnh Lào Cai và các trường ở tỉnh Điện Biên như thị trấn Mường Áng, Tả Sìn Thàng; Nậm Chua; Quảng Lâm; Phì Nhừ.Trong năm học 2024-2025 này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục hỗ trợ triển khai lớp học số môn tiếng Anh cho một số trường ở các địa phương trên. Có 47 giáo viên của 8 trường tiểu học tham gia, thực hiện được 271 tiết học để hỗ trợ 8 trường ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên đã nêu ở trên.Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục hướng dẫn các trường tích cực phối hợp với phòng chuyên môn và trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố hỗ trợ, xây dựng các tiết dạy với đội ngũ giáo viên giỏi, nội dung có chất lượng cao nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập với nhiều phương pháp mới, năng động.Sở cũng sẽ có nhiều đợt đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, chuyên môn giảng dạy và nền tảng hỗ trợ. Đồng thời làm sao để lớp học số không chỉ hỗ trợ học sinh tiểu học ở các địa phương khó khăn của TP.HCM và các tỉnh xa mà còn hỗ trợ chính các trường tiểu học ở các địa phương trên toàn thành phố đang thiếu các giáo viên tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…