Nhiều ca nô, mô tô nước ở vịnh Vĩnh Hy không đủ điều kiện hoạt động
Thẩm phán tòa án quận Mỹ James Boasberg đã triệu tập phiên điều trần ngày 17.3, sau khi Liên đoàn tự do dân sự Mỹ (ACLU) nộp đơn khiếu nại, cho rằng chính quyền đã vi phạm phán quyết từ tòa án. Trước đó, ông Boasberg đã ra phán quyết hôm 15.3 ngăn chính quyền ông Trump viện dẫn Đạo luật kẻ thù nước ngoài năm 1798 - một luật trước đây chỉ được dùng trong thời chiến, cho phép trục xuất người nước ngoài mà không cần lý do hay xét xử tại tòa.Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã phớt lờ phán quyết và tiếp tục thực thi quyết định trục xuất, tổ chức các chuyến bay đưa 261 người rời khỏi Mỹ đến El Salvador trong ngày 15.3. Nhà Trắng nhấn mạnh những người bị trục xuất thuộc băng nhóm tội phạm người Venezuela Tren de Aragua.Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Nhà Trắng chỉ tuân theo phán quyết bằng văn bản từ thẩm phán chứ không phải phán quyết qua lời nói. Tại phiên điều trần ngày 17.3, quan chức Bộ Tư pháp Mỹ Abhishek Kambli, đại diện cho chính phủ, lập luận rằng phán quyết bằng lời nói của thẩm phán không có tính ràng buộc như bằng văn bản.Thẩm phán Boasberg chất vấn: “Chính quyền có thể phớt lờ lệnh vì nó không được ghi bằng văn bản? Chẳng phải sẽ tốt hơn hay sao nếu đưa những máy bay trở lại Mỹ, thay vì phớt lờ và nói rằng: ‘Chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi sẽ làm những gì mình muốn’?”.Bà Leavitt nêu rằng các máy bay trục xuất đã rời khỏi đất Mỹ trước khi có văn bản từ thẩm phán. Trong khi đó, quan chức về vấn đề biên giới của chính quyền Tổng thống Trump, ông Tom Homan, nói trên Đài Fox News rằng: “Chúng tôi sẽ không dừng lại. Tôi không quan tâm thẩm phán nghĩ gì, cũng như không quan tâm phe cánh tả nghĩ gì”.Truyền thông Mỹ cho hay vụ việc có thể tạo ra khủng hoảng hiến pháp khi chính quyền phớt lờ phán quyết. Các phán quyết của thẩm phán ngay tại phiên tòa trước đây vẫn mang tính ràng buộc tương tự phán quyết bằng văn bản mà sau đó sẽ được cung cấp.Những tấm lòng vàng 11.9.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Khởi tố bị can hành hung dã man nam thanh niên tại phòng trà
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Lên mạng xã hội Facebook ‘nói bậy’, bị phạt 7,5 triệu đồng
Đội bóng Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng đã có hành trình ấn tượng ở vòng đấu bảng. Đại diện miền Trung đánh bại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) dù phải chơi thiếu người trong cả hiệp 2i, sau đó thắng tiếp Trường ĐH Văn Hiến với thế trận tấn công vượt trội. Ở trận cuối, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng chỉ tung vào sân đội hình dự bị nhưng cũng có màn rượt đuổi kịch tính với tỷ số chung cuộc 3-3 với một đội bóng mạnh là Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Ở trận tứ kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lực lượng mạnh nhất, khi nhiều cầu thủ trụ cột đã lấy lại thể trạng sung mãn. HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết: "Tất cả các đội dự vòng chung kết, đặc biệt là vào đến tứ kết thì đội nào cũng đáng gờm. Tuy nhiên, mục tiêu của chúng tôi vẫn là cố gắng, quyết tâm chơi tốt từng trận một. Trước giải, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng muốn vượt qua thành tích mùa trước (dừng chân ở vòng bảng). Còn vào lúc này, chúng tôi đặt mục tiêu thắng trận tứ kết để vào bán kết và có huy chương".Phía ngược lại, điểm sáng hiếm hoi mà đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng thể hiện được là những miếng đánh bóng bổng nhờ dàn cầu thủ có thể hình tốt. Các bàn thắng mà chủ nhà ghi vào lưới đội ĐH Huế hay Trường ĐH Quy Nhơn đều từ tình huống tạt cánh đánh đầu. Đây sẽ là vũ khí đội chủ nhà kỳ vọng để gây bất ngờ trước đối thủ được đánh giá cao hơn là Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Trước đối thủ mạnh, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn rất quyết tâm thắng trận tứ kết. HLV Nguyễn Đình Long chia sẻ: "Đánh giá cao đối thủ, nhưng chúng tôi cũng đã chuẩn bị kỹ càng. Tôi động viên cầu thủ cứ ra sân chiến đấu hết mình và tìm kiếm niềm vui. Mong rằng với sự ủng hộ của khán giả nhà, đội sẽ làm nên chuyện".