Nhà vô địch châu Âu Donnarumma muốn rời PSG vì không được trọng dụng
Tính đến hiện tại Huy đã du lịch qua 12 quốc gia như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Myanmar… Huy cho biết điều gây khó khăn trong những chuyến đi đó là sự khác biệt về ẩm thực và thời tiết. Huy không thể thích nghi được với những loại đồ ăn có quá nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ hay rất sợ lạnh khi đến khu vực có nhiệt độ âm. Ngoài việc đi đến nhiều quốc gia để trải nghiệm và ghi lại những hình ảnh, thước phim đẹp thì Huy còn xem đây là quá trình vượt qua giới hạn của bản thân.Chồng cũ cựu siêu mẫu Ngọc Thúy xin hoãn phiên tòa phúc thẩm
• Thuốc kháng sinh và steroid được sử dụng trong điều trị ung thư
GS-TS Võ Tòng Xuân: Đích đến lớn nhất của việc làm ra giống lúa tốt là để nông dân giàu có hơn
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Trong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Độc lạ thú ‘nuôi tinh thể’ của nữ sinh gen Z
Thời gian gần đây, nghệ sĩ Lê Quốc Nam nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả nhờ vai chính trong series phim kinh dị "gây sốt" trên Netflix -Tiệm ăn của quỷ. Trong phim, Lê Quốc Nam đảm nhận vai ông đầu bếp trong một quán ăn chuyên phục vụ những món độc lạ. Khi đến đây, thực khách được hiện thực hóa ước mơ của mình nhưng phải trả giá bằng linh hồn. Nghệ sĩ Lê Quốc Nam sinh năm 1968, ông có hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật và từng cùng cố nghệ sĩ Hoàng Tùng lập nhóm hài Trắng Đen gây được tiếng vang một thời. Sau khi loại hình tấu hài thoái trào, ông cộng tác với các sân khấu kịch ở vai trò đạo diễn và thường dàn dựng vở kịch kinh dị. Chính vì thế, ông không gặp quá nhiều khó khăn khi tham gia Tiệm ăn của quỷ. Theo Lê Quốc Nam chia sẻ với Thanh Niên, bất kỳ dự án nào ông cũng tham gia thử vai để xem mình có phù hợp với nhân vật hay không. Tuy nhiên, khi lên thử vai cho dự án Tiệm ăn của quỷ, Lê Quốc Nam chỉ cần thoại vài chữ là đạo diễn Hàm Trần đã đồng ý. Mặc dù hoạt động nghệ thuật lâu năm nhưng Lê Quốc Nam khá tiếng trong chuyện đời tư. Giải thích về điều này, ông cho biết: "Đến bây giờ, chẳng ai biết chuyện đời tư của tôi, thậm chí, tôi ở đâu, phường mấy, quận mấy cũng không ai biết. Vì tôi muốn ở nơi đó, tôi có không gian yên tĩnh và cảm thấy thoải mái nhất sau những ngày làm việc. Bên cạnh đó, tôi cũng không rành mạng xã hội cho dù tôi vẫn xem để giải trí. Các trang mạng xã hội tôi đều có nhưng chỉ để giao lưu với bạn bè hoặc làm điều gì đó vui vẻ". Được biết, Lê Quốc Nam có một cô con gái tên Tú My đang làm việc tại sân khấu kịch Thế giới trẻ. Theo nam diễn viên 6X, con gái đã giấu mình về việc đăng ký theo học Trường đại học Sân khấu Điện ảnh. Lê Quốc Nam tâm sự: "Nếu nói cho con theo nghề thì tôi không cho. Chỉ là có một ngày, con gái Tú My thông báo rằng con thi vào trường sân khấu khiến tôi rất bất ngờ. Tuy nhiên, theo cách dạy con của mình là tôi để con tự lập và làm những điều không có hại gì đến ai thì tùy quyết định của con. Từ đó đến giờ tôi không có định hướng, vạch ra đường đi cho con là phải học ngành này hay phải làm ngành kia".Mặt khác, con gái của Lê Quốc Nam dặn ba đừng cho mọi người biết mối quan hệ của cả hai vì cô muốn chứng minh năng lực của mình thay vì dựa vào danh tính của ba. Thấu hiểu nỗi lòng của con gái nên Lê Quốc Nam chấp thuận.