'Liệu mình sống không cần tỉnh thức được không?', qua góc nhìn nhà văn Nguyễn Phong Việt
VBA 2023 đang bước vào giai đoạn nước rút. Trong đó, CLB Nha Trang Dolphins mà Hứa Kỳ Anh đầu quân xếp hạng 4, tràn trề cơ hội tiến vào vòng bán kết. Đội bóng này vừa có chiến thắng đầy ấn tượng trước nhà đương kim vô địch Saigon Heat.Tuổi trẻ xung kích xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ
YouNet Media là công ty hàng đầu về nền tảng và dịch vụ phân tích dữ liệu mạng xã hội (Social Media Analytics) và phân tích dữ liệu thương mại điện tử (Ecommerce Analytics). Là một công ty nghiên cứu và lắng nghe mạng xã hội, mục tiêu của YouNet Media là hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định tiếp thị số hiệu quả bằng công nghệ dữ liệu.
MSI công bố màn hình giúp người dùng "gian lận" trong game
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Trận tứ kết 2 giữa đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng như một bộ phim hành động, với những kịch tính liên hồi. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 2 lần vượt lên dẫn trước (1-0, 2-1), còn đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi một trận đấu đầy quả cảm để 2 lần san bằng cách biệt (1-1, 2-2). Thậm chí, đội chủ nhà còn lật ngược tình thế khi vươn lên dẫn trước 3-2. Và lần thứ 3 trận đấu được đưa trở về vạch xuất phát, đại diện đến từ Đà Nẵng gỡ hòa 3-3 ngay phút thi đấu chính thức cuối cùng (phút 80).Chưa hết, màn đấu súng của 2 đội trên chấm luân lưu 11 m cũng nghẹt thở không kém. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lợi thế trước, nhưng một lần nữa đánh mất lợi thế và nhường lại quyền quyết định cho đối thủ. Nhưng ở lượt sút chốt hạ (lượt thứ 5), cầu thủ Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thực hiện không thành công. Chung cuộc, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng 5-4 sau 7 lượt sút.Sau trận đấu, HLV trưởng Trần Trung Kiên thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng và thừa nhận: "Đau tim thật". "Khi bước vào loạt luân lưu, chúng tôi đã xác định cơ hội là 50-50. Đội chiến thắng là đội ít sai sót hơn. Kết quả cuối cùng là sự nỗ lực của toàn thể đội bóng. Một trận đấu quá nhiều cảm xúc, từ vui mừng, đến nuối tiếc, rồi vỡ òa cảm xúc. Để đi qua những cung bậc cảm xúc đó thực sự rất khó khăn.", ông Kiên chia sẻ.Cũng theo HLV trưởng Trần Trung Kiên, thông qua những trận đấu kịch tính và nhiều cung bậc như vậy, ban huấn luyện thấy rõ được sự trưởng thành của các cầu thủ. "Trận đấu như vừa rồi chính là những thử thách để các em rèn luyện bản lĩnh, từ đó sẽ cứng cáp hơn để tiếp tục chinh phục những thử thách phía trước", ông Kiên nhấn mạnh."Ngay từ đầu, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng không đặt nặng thành tích. Lãnh đạo nhà trường cũng không giao chỉ tiêu thành tích ở giải đấu này. Chúng tôi sẽ cố gắng chơi từng trận một, trước mắt là tập trung vào trận đấu bán kết. Đến bây giờ, thì gặp đội nào cũng được. Chúng tôi sẽ cởi bỏ tâm lý, để cống hiến cho khán giả một trận cầu hấp dẫn. Nếu được vào chơi trận chung kết thì rất tuyệt vời", HLV trưởng đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cho biết.
Bầu cử Mỹ giữa kỳ 2022: liệu lịch sử có tái diễn?
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.