Nhà thơ Nhiên Đăng nhận giải nhất cuộc thi Thơ hay Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM
Một cô gái tên N.N.A. (25 tuổi, ngụ tại Hà Nội) nhận được món quà mỹ phẩm từ người yêu nhân dịp Valentine. Do tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, cô đã sử dụng ngay mà không kiểm tra kỹ nguồn gốc. Sau 2 lần bôi, N.A. gặp tình trạng mẩn đỏ nổi khắp cổ, người, lưng, ngứa rát dữ dội. Sau đó, cô gái trẻ đã phải đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ kết luận là bị viêm da dị ứng do tiếp xúc với thành phần kích ứng mạnh trong mỹ phẩm, thông tin báo Tuổi Trẻ ngày 20.2.Theo BS CKI. Nguyễn Ngọc Đức, công tác tại phòng khám Blossom aesthetic clinic và Láng’s clinic ở TP.HCM, bất kỳ một sản phẩm nào, kể cả sản phẩm được thiết kế cho nền da nhạy cảm cũng có khả năng gây dị ứng, kích ứng. Vì vậy việc kiểm tra phản ứng của da với các sản phẩm làm đẹp là một bước nên có trước khi sử dụng lâu dài. Trước khi sử dụng một loại mỹ phẩm mới, Nguyễn Thị Kim Tiền, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có thói quen kiểm tra sản phẩm ấy trên da tay trước khi sử dụng trực tiếp lên mặt. “Khi sử dụng một loại kem dưỡng da hay kem chống nắng, sữa rửa mặt, thì ngoài việc tìm hiểu kỹ về thành phần của sản phẩm mình còn thận trọng test trên da tay trước thay vì bôi ngay lên mặt. Sau đó, nếu da không có phản ứng gì mình mới yên tâm sử dụng trên mặt”, Tiền cho biết.Tương tự, cũng cẩn trọng mỗi khi sử dụng mỹ phẩm, Huỳnh Lê Phương Nghi (24 tuổi), ngụ tại hẻm 819 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp (TP.HCM), chia sẻ: “Khi muốn sử dụng một loại mỹ phẩm nào đó mình sẽ tìm hiểu trước về thành phần, sau đó, tham khảo những đánh giá của người có chuyên môn, người đã từng sử dụng. Mình luôn chọn những loại mỹ phẩm có tên tuổi, thương hiệu phổ biến và mua ở những cửa hàng uy tín”.Nói về cách để kiểm tra mỹ phẩm xem có dị ứng với da của mình hay không, bác sĩ Đức chia sẻ: “Mọi người có thể thử bôi mỹ phẩm ở những vùng da như mặt trong cẳng tay, sau vành tai, viền hàm một lượng nhỏ và theo dõi trong vòng một tuần để đánh giá tính kích ứng ngắn hạn (ngay sau khi bôi) đến dài hạn (vài ngày sau bôi). Sau đó ghi nhận các mức độ phản ứng của da để nhận biết da phản ứng bình thường hay bất thường”.Theo bác sĩ Đức, để hạn chế nguy cơ dị ứng mỹ phẩm thì cần lưu ý các vấn đề sau: “Cần nắm rõ thành phần hoạt chất trong các sản phẩm sử dụng. Tránh sử dụng kem trộn, thuốc rượu vì gây suy yếu hàng rào bảo vệ da. Kiểm tra trên da với những hoạt chất mạnh như retinoids, AHA, BHA… Phục hồi da đủ tốt khi sử dụng các hoạt chất đặc trị mạnh như retinoids, AHA, BHA. Nhận biết các dấu hiệu kích ứng, dị ứng từ sớm để tránh tăng độ nhạy cảm cho da. Ghi nhớ tiền sử các sản phẩm dị ứng, kích ứng. Thăm khám với bác sĩ để được đánh giá chính xác nhất tình trạng da của mình”.Nói về cách xử lý khi bị dị ứng, kích ứng mỹ phẩm, bác sĩ Đức cho biết: “Cần ngưng sử dụng ngay các sản phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Làm sạch da nhẹ nhàng bằng nước sạch. Sử dụng các hoạt chất phục hồi giảm kích thích cho da, các hoạt chất kháng viêm. Kháng sinh sẽ cần thiết trong trường hợp bội nhiễm. Tránh nắng kỹ để hạn chế tăng sắc tố sau viêm. Không sờ gãi vì sẽ tăng tình trạng viêm cũng như bội nhiễm”.Xác định đội đầu tiên vào bán kết giải bóng rổ VBA 2023
Trong bối cảnh thị trường ô tô vẫn ảm đạm từ sau Tết Nguyên đán 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Ngoại trừ Toyota Hilux, các mẫu mã còn lại đều bán ít hơn so với tháng "chạy đà" doanh số cho năm 2025, dù vậy cục diện cạnh tranh vẫn không có nhiều thay đổi.Tương tự kịch bản đã diễn ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam, dù doanh số bán hàng giảm hay tăng, Ford Ranger vẫn áp đảo các đối thủ còn lại. Cụ thể, doanh số bán Ford Ranger đạt 1.111 xe, giảm 4 xe so với tháng đầu năm nhưng kết quả này vẫn giúp Ranger dẫn đầu doanh số đồng thời chiếm gần 73% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 2.2025.Ford Ranger cũng là cái tên duy nhất ở phân khúc xe bán tải góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam. Nếu không tính Nissan Navara, doanh số bán Ford Ranger đạt được gấp gần 2,7 lần tổng lượng tiêu thụ của các mẫu xe còn lại trong phân khúc này cộng lại. Điều này cho thấy, sức hút của mẫu xe bán tải mang thương hiệu Mỹ nhưng cũng phơi bày một thực tế, các đối thủ còn lại vẫn chưa đủ sức thách thức Ford Ranger.Ở phần còn lại, Toyota Hilux là cái tên duy nhất ở phân khúc này có được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số. Cụ thể, mẫu bán tải của Toyota tại Việt Nam đạt doanh số 179 xe, tăng 13 xe so với tháng trước đó. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đủ để Toyota Hilux giữ vị trí thứ 3. Bởi Mitsubishi Triton dù bán ít hơn tháng 1.2025 tới 30 xe nhưng vẫn đạt doanh số gần 220 xe bán ra trong tháng 2.2025 qua đó tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2. Isuzu D-Max xếp cuối bảng với 24 xe bán ra, giảm 33 xe. Kết quả này khiến Isuzu D-Max trở lại top 10 ô tô bán ít nhất tháng tại thị trường Việt Nam. Tương tự nhiều phân khúc khác, doanh số bán xe bán tải vẫn đang chững lại trong tháng bán hàng vốn được xem là "nốt trầm" của thị trường ô tô Việt Nam.Số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.530 xe, giảm 54 xe tương đương 3,5% so với tháng 1.2025. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán xe bán tải trong tháng 1.2025 lại tăng 569 xe tương đương 37,2%.Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với tháng 2 được xem là một trong những thời điểm trầm lắng nhất trong năm của thị trường ô tô Việt Nam khiến không chỉ phân khúc xe bán tải mà ngay cả những dòng xe hút khách như SUV đô thị, sedan hạng B… cũng không giữ được nhịp tăng trưởng doanh số. Hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn sự góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này, ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại thị trường Việt Nam đạt 3.114 xe, tăng 838 xe tương đương 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty chứng khoán môi giới trái phiếu Vạn Thịnh Phát miễn nhiệm tổng giám đốc
Đây là lần thứ ba giải dù lượn được tổ chức tại đảo Lý Sơn. Kết quả thi đấu của nam, giải nhất thuộc về anh Mickey Tan (Hội dù lượn Hà Nội), nhì: Lê Văn Khoa (Hội dù lượn Hà Nội) và ba: Nguyễn Hồng Phương (CLB dù lượn Sơn Trà).
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan 3-2 ở lượt về chung kết và vô địch ASEAN cup với tỷ số chung cuộc 5-3, hàng chục ngàn người dân Quảng Nam vỡ òa hạnh phúc, nhiều người đổ ra đường ăn mừng.Tại các tuyến đường như Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và đặc biệt là khu vực quảng trường 24.3 ở TP.Tam Kỳ, biển người nối đuôi nhau diễu hành ăn mừng Việt Nam chiến thắng. Tiếng kèn vang lên khắp nơi, xen lẫn với những tiếng hô vang "Việt Nam vô địch". Anh Bùi Lê Hoàng Việt Tuấn (37 tuổi, ở P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết anh rất hạnh phúc khi chứng kiến trận đấu lượt về đầy quả cảm và không kém phần kịch tính của đội tuyển Việt Nam."Đội tuyển chúng ta vô địch là quá xứng đáng. Nhưng điều đáng tiếc đi kèm với niềm hạnh phúc ấy là sự mất mát quá lớn khi nhiều cầu thủ phải dính chấn thương nặng, thương nhất là tiền đạo Nguyễn Xuân Son. Nhưng mình tin, chức vô địch là món quà xứng đáng chúng ta dành cho Xuân Son", anh Tuấn nói.
Lập di chúc cần lưu ý gì?
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.