Kinh doanh cùng mặt hàng, người 'đắt như tôm tươi', người khóc ròng điêu đứng
Sáng 20.3, cổ phiếu PNJ của Công ty cổ phần vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - đơn vị sản xuất vàng nữ trang top đầu tại Việt Nam - đang giao dịch trên 89.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 1.000 đồng so với hôm qua. Dù vậy, giá cổ phiếu PNJ hiện vẫn giảm gần 6% so với đầu tháng 3 và giảm gần 9% so với đầu năm.Việc lao dốc liên tục của cổ phiếu PNJ trong thời gian qua hoàn toàn trái ngược với xu hướng giá vàng thế giới lẫn trong nước liên tục tăng cao và lập kỷ lục mới. Nếu so với mức đỉnh vào cuối tháng 8.2024 trên 109.000 đồng thì cổ phiếu PNJ đã bốc hơi 20.000 đồng, tương đương giảm 18%.Hiện mỗi lượng vàng miếng trong nước được bán ra lên 100,4 triệu đồng. Riêng vàng nhẫn trên thị trường còn cao hơn như Bảo Tín Minh Châu bán ra lên đến 100,9 triệu đồng/lượng và mua vào 99,25 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, mỗi lượng vàng miếng SJC đã tăng 16,2 triệu đồng, tương ứng tăng 19,2% so với đầu năm. Trong khi đó, vàng nhẫn tăng vọt đến 16,7 triệu đồng/lượng, tương ứng tăng gần 20% dù chưa hết 3 tháng đầu năm nay. Giá vàng tăng vọt trong năm vừa qua nhưng với việc kiểm soát mua bán vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước trong gần 1 năm qua, PNJ không có tên trong danh sách các đơn vị được Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng trực tiếp để đưa ra thị trường. Dù vậy, cả năm 2024, PNJ đạt doanh thu thuần hơn 37.823 tỉ đồng, tăng 14,1% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 2.115 tỉ đồng, tăng 7,3%. Trong đó, doanh thu trang sức bán lẻ tăng 14,4%; doanh thu trang sức bán sỉ tăng 34,6% và doanh thu vàng 24K tăng 11,5% chủ yếu do tăng mạnh nhờ sự sôi động của thị trường trong nửa đầu năm...PNJ vừa tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2024 cho cổ đông với tỷ lệ 6%/cổ phiếu (1 cổ phiếu sẽ nhận được 600 đồng). Với hơn 337,9 triệu cổ phiếu PNJ đang lưu hành trên thị trường, ước tính PNJ đã chi hơn 202,7 tỉ đồng cho đợt chi trả cổ tức cho cổ đông lần này. Đồng thời, công ty cũng chốt ngày đăng ký cuối cùng để tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra trong tháng 4.Lên đỉnh Bàn Cờ tìm 'điều đặc biệt' sau cuộc thưởng trà của tỉ phú Bill Gates
"Thủy tinh hóa trứng, tinh trùng và phôi bằng Cryotop là công nghệ hiện đại nhất cho đến nay, bước tiến lớn trong công nghệ trữ đông trứng, tinh trùng và phôi trong hỗ trợ sinh sản. Công nghệ này sẽ giúp người dân dễ dàng bảo tồn chức năng sinh sản, hạn chế xin tinh trùng hoặc trứng, dễ dàng có con "chính chủ" khỏe mạnh", thạc sĩ Ngọc Quỳnh nhấn mạnh.
Để tránh quên lịch tiêm vaccine cho con, nhiều phụ huynh chọn dịch vụ tiêm trọn gói
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.
Cận tết đi chơi chợ nổi
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.