Gành Đá Đĩa có gì mà hàng ngàn du khách đội nắng tới thăm?
Đội Trường ĐH Văn Hiến là một trong những tập thể gây ấn tượng mạnh nhất. Ngày ra quân, họ đánh bại đội Trường ĐH Luật TP.HCM với tỷ số 3-0. Tiếp theo đó, họ tiếp tục giành chiến thắng đội Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, đội Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM với các tỷ số 3-0, 2-0 để khép lại giai đoạn vòng bảng một cách hoàn hảo với 9 điểm tuyệt đối, ghi 8 bàn và không để thủng lưới lần nào. Họ là đội hiếm hoi làm được điều này, đạt sự cân bằng giữa phòng ngự và tấn công. Lúc này, đội Trường ĐH Văn Hiến còn có một nhân tố "gánh đội", đó là cầu thủ Nguyễn Minh Trí, sinh năm 2005. Tiền vệ này đã ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo, góp công lớn giúp đội nhà giành ngôi đầu nhóm 2 bảng E. Cầu thủ này là mối nguy với mọi hàng thủ ở giải TNSV THACO cup 2025 với lối đá giàu tốc độ, kỹ thuật. Đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng cần có những phương án để phong tỏa mũi nhọn này. Ở giải TSNV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vẫn thể hiện được sức mạnh của một đội bóng giàu truyền thống, có kinh nghiệm thi đấu ở nhiều sân chơi dành cho sinh viên trên địa bàn TP.HCM. Họ thắng các đội Trường ĐH KHTN ĐHQG TP.HCM, Học viện Hàng không Việt Nam và có trận hòa 1-1 trước đội Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, những người đã giành vé vào VCK giải TNSV THACO cup 2025. Tuy nhiên, HLV Trần Mạnh Hùng vẫn chưa thực sự yên tâm khi chứng kiến màn trình diễn của các học trò. Ông luôn muốn đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM kiểm soát bóng tốt hơn để có thể chơi tốt khi chạm trán các đối thủ mạnh ở play-off. Thất bại đáng tiếc trước đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM ở vòng play-off mùa trước rõ ràng là bài học quá lớn đối với thầy trò HLV Trần Mạnh Hùng. Chắc chắn, họ sẽ không muốn phải dừng chân ở "ngưỡng cửa thiên đường" thêm một lần nữa. Liệu đội Trường ĐH Văn Hiến sẽ tiếp tục giữ sạch lưới và giành vé vào VCK, hay đội Trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đứng dậy mạnh mẽ sau cú vấp ngã ở mùa trước? Câu trả lời sẽ có sau trận đấu lúc 17 giờ 30 hôm nay trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Nhận định AC Milan vs Sassuolo (23g30 đêm nay 21.4: Ibra trở lại, Milan có lợi hại?
Cách trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 40km về phía Tây Bắc, khu rừng khộp ở Vườn quốc gia Yók Đôn (H.Buôn Đôn) là điểm tham quan của người dân và du khách mỗi dịp xuân sang. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho sự đa dạng hệ sinh học, đặc biệt là diện tích rừng khộp rộng lớn.Theo Vườn quốc gia Yók Đôn, đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với hơn 1.000 loài thực vật, 650 loài động vật, có nhiều loài quý hiếm. Vườn có diện tích hơn 115.000ha, lâm phận trải rộng giữa 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và phía tây tiếp giáp với Vương quốc Campuchia.Cứ vào độ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm, khu rừng khộp ở H.Buôn Đôn sẽ đến mùa thay lá, tạo nên một bức tranh đa màu sắc. Đây cũng là thời điểm mà rừng khộp khoe sắc đẹp nhất trong các mùa và là "chiếc áo" độc đáo nhất trên những khu rừng ở Đắk Lắk. Ngoài ra, với sự tồn tại đa dạng về văn hóa bản địa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đệm, Vườn quốc gia Yók Đôn còn được xem là trung tâm du lịch về văn hóa của vùng đất Tây nguyên.Nơi đây, có phong cảnh thơ mộng, trữ tình giữa khu rừng khộp với dòng sông Sêrêpốk huyền thoại được tạo bởi 2 nhánh sông Krông Nô và Krông Ana, tạo nên nhiều con thác hùng vĩ.Khi đến đây, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, tươi mát, yên tĩnh. Sau khi tham quan khu rừng khộp mùa thay lá, du khách có thể ghé đến các nhà hàng bên dòng sông Sêrêpốk để thưởng thức món cá lăng độc đáo. Rừng khộp mùa thay lá ở H.Buôn Đôn là điểm đến dành cho những người yêu thích khám phá với mong muốn cảm nhận được sự thay đổi của thiên nhiên theo thời gian. Ngoài những ngọn thác hùng vĩ, rừng khộp ở Vườn quốc gia Yók Đôn cũng là điểm đến không thể bỏ lỡ khi du khách có dịp ghé đến với mảnh đất Đắk Lắk này.
Màn 'lột xác' công nghệ trên BMW i7, xe thuần điện hướng tới ông chủ
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
VinaCapital ra mắt quỹ đầu tư thứ 7 tại Việt Nam
Các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội cùng một số nhà khoa học ở các đơn vị khác vừa công bố việc phát hiện một loài ốc cạn mới cho khoa học. Mẫu vật đã được phát hiện tại vị trí Hố Sụt 1 của hang động Sơn Đoòng, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, tỉnh Quảng Bình. Loài ốc cạn mới này được nhóm nghiên cứu đặt tên Việt Nam là ốc nón Sơn Đoòng.Loài ốc mới được đặt tên khoa học là Calybium plicatus sp. nov, dựa trên đặc điểm có các gờ xuất hiện trên cạnh đỉnh trong miệng vỏ (theo tiếng Latin thì plicatus nghĩa là gờ, nếp gấp). Đây là loài thứ hai thuộc giống (chi) ốc cạn Calybium Morlet, 1892 (Gastropoda: Helicinidae) được phát hiện trên thế giới, đồng thời cũng là lần đầu tiên ghi nhận giống ốc cạn này cho khu hệ động vật Việt Nam. Theo nhóm nhà khoa học, phát hiện loài ốc cạn mới này càng khẳng định Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, đặc biệt là ở hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hang động. Việc phát hiện loài mới đã được công bố trên Tạp chí Ruthenica, Russian Malacological Journal (tháng 1.2025), trong một bài báo khoa học do TS Đỗ Đức Sáng, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, là tác giả liên hệ. Việc phát hiện ốc nón Sơn Đoòng là một kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu đa dạng sinh học hệ thống hang động Sơn Đoòng, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Được biết, hiện nay, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 2.954 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1.007 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành. Trong đó, 111 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài trong Sách đỏ thế giới. Về động vật, ghi nhận 1.399 loài thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó, có 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 116 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới.