'Thủy Tiên bị bắt vì liên quan đến từ thiện' là thông tin không đúng sự thật
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.Nhiều câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của người trẻ đối thoại với lãnh đạo TP.Đà Nẵng
Chiều 31.12, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến Đại sứ quán Hàn Quốc viếng và viết sổ tang: "Chúng tôi hết sức bàng hoàng, đau xót khi nhận được thông tin về vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra tại sân bay quốc tế Muan, Hàn Quốc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin chân thành gửi đến Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, đặc biệt là tới gia đình các nạn nhân lời chia buồn sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành nhất. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc sẽ vượt qua nỗi đau và mất mát to lớn này, nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ tai nạn để cuộc sống của gia đình các nạn nhân sớm ổn định trở lại".Cùng ngày, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc, đã tới Đại sứ quán Hàn Quốc để chia buồn và ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ngày 29.12 vừa qua.Ghi sổ tang, Phó chủ tịch Quốc hội gửi tới Quốc hội, người dân Hàn Quốc, đặc biệt là gia đình các nạn nhân lời chia buồn sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành nhất; tin tưởng, Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc sẽ sớm vượt qua nỗi đau mất mát to lớn này, nhanh chóng khắc phục hậu quả của vụ tai nạn để các gia đình nạn nhân sớm ổn định cuộc sống.Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Youngsam gửi lời cảm ơn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi điện chia buồn tới Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, cũng như tới ghi sổ tang tại Đại sứ quán Hàn Quốc. Đồng thời nhấn mạnh, sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam sẽ góp phần giúp Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc có thêm động lực để vượt qua thời khắc khó khăn và những mất mát to lớn này.Trước đó, ngày 29.12, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik. Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul.
Phạt người phụ nữ bịa đặt, liên tưởng 2 vụ việc khác nhau ở Tây nguyên
Vài ngày trước, tài khoản TikTok "vinhthichanngon" đăng tải clip cảnh một phụ nữ vừa ôm con vừa bán cà phê tạo nên chú ý từ cộng đồng. Người trong clip đó là chị Nguyễn Thị Như Thùy (35 tuổi), kinh doanh cà phê mang đi ở Q.Tân Phú, TP.HCM.Theo mô tả từ clip, quầy cà phê nhỏ của chị Thùy nằm trên đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Mỗi sáng, chị đều dọn hàng ra bán cùng con trai nhỏ của mình. Chị ngồi tại quầy, vừa trông con vừa bán cà phê cho khách. Đôi lúc chị lại ôm con vào lòng dỗ dành. Khi con trai ngủ, chị cho con nằm dưới quầy, lót bằng tấm bạt, phía trên là nơi pha chế cà phê để bán cho khách.Ngay sau clip được đăng tải đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng theo dõi mạng xã hội. Nhiều người để lại bình luận với lời cảm thông, động viên, chia sẻ với nỗi vất vả mưu sinh của chị Thùy. Đồng thời một số người cũng chia sẻ về hoàn cảnh tương tự mà mình đang gặp phải.Trao đổi với PV Thanh Niên, Hồ Khách Vĩnh (28 tuổi), chủ tài khoản TikTok "vinhthichanngon", chính là người đã quay clip chị Thùy và đăng tải lên trang cá nhân.Anh Vĩnh cho hay đã biết chị Thùy cách đây khoảng 1 tháng, nhưng đến gần đây mới có thể liên hệ và gặp được. Tiếp đó, anh đến tìm hiểu hoàn cảnh chị Thùy rồi đăng lên mạng xã hội."Tôi thấy hoàn cảnh của chị khá khó khăn, khởi nghiệp ở tuổi 35, không có tiền cho con đi học nên phải mang con theo khi bán hàng. Một ngày chị bán được vài ly, không đủ tiền trang trải cuộc sống nên tôi có hỏi chị ước mơ gì. Chị nói chỉ mơ bán được một ngày 100 - 200 ly cà phê. Thế là tôi quay và đăng lên để mọi người biết đến để ủng hộ", anh Vĩnh nói.Khi clip được quan tâm, ngày hôm sau, anh Vĩnh trở lại nơi kinh doanh của chị Thùy, nhận thấy có nhiều sự đổi thay so với thời điểm trước. Khách hàng kéo đến nườm nượp, không lúc nào chị ngơi nghỉ. Chị Thùy nhanh chóng bán hết cà phê trong thời gian ngắn.Không giấu niềm vui, chị Thùy nói rằng đây là điều bất ngờ và không thể nghĩ đến được. Chị Thùy cho biết quê hương ở TP.Huế. Do làm ăn thất bại nên chị và chồng rời quê, vào TP.HCM tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, cách đây khoảng một năm rưỡi, chị và chồng chia tay. Chị ra riêng, thuê phòng trọ ở và một mình nuôi con. Không tiền, không việc làm, chị liều mình vay nợ 5 triệu đồng để mở quầy bán cà phê tạm trên vỉa hè thời điểm trước Tết Ất Tỵ.Tuy nhiên, việc buôn bán không mấy thuận lợi. Mỗi ngày chị chỉ bán được từ 15 - 20 ly cà phê nên không đủ trang trải cuộc sống cũng như cho con đi học. Do đó, chị Thùy vừa ôm con vừa bán như trong clip đăng tải. Mỗi sáng, chị Thùy dậy thật sớm, bán từ 5 giờ 30 - 10 giờ 30 rồi về nhà. Buổi chiều, chị bán qua mạng rồi mang giao cho khách khi cần. Những loại nước đều do một tay chị pha chế, đồng thời những vật dụng chị đều chất đầy xe máy tự chở ra và về phòng trọ.Cách đây vài ngày, việc buôn bán của chị thay đổi chóng mặt sau khi xuất hiện trên mạng xã hội. Hàng dài người xếp hàng mua nước của chị những ngày qua tăng lên đáng kể. "Người đến mua cà phê đông lắm, tăng gấp 10 - 20 lần luôn. Tôi thật sự rất bất ngờ và mừng lắm, xoay xở không kịp luôn. Hôm nay tôi bán được 250 ly nước", chị Thùy bày tỏ.Con trai chị Thùy cũng được một người phụ nữ giúp đỡ, hỗ trợ học phí. Từ đó, việc buôn bán của chị trôi chảy và thuận lợi hơn nhiều."Trước kia, ước mơ của tôi chỉ là mỗi ngày bán được 50 - 70 ly cà phê, đủ để đóng tiền trọ, nuôi con là được. Giờ tôi bán hơn 200 ly rồi, bao nhiêu đó đủ tiền nuôi con rồi. Tôi cũng không mong gì thêm", chị Thùy nói và cảm ơn những người ủng hộ và giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất.
Với em Hoàng Lê Minh Ngọc ở khóm 1, thị trấn Bến Quan, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị, để có cơ hội trở thành một người lính là cả quá trình không ngừng nỗ lực. Tốt nghiệp THPT, 2 năm liền, Minh Ngọc thi tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên kết quả chưa như mong đợi. Không nản chí, ngay sau 4 năm hoàn thành xuất sắc việc học tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế thì Minh Ngọc trở về địa phương, tiếp tục tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Và Ngọc đã được tuyển chọn."Để tham gia vào môi trường quân đội thì cần rất nhiều tiêu chuẩn cao để có thể vào được. Xác định điều đó, em quyết tâm thứ nhất là rèn luyện thể dục thể thao thứ hai nữa nâng cao kiến thức của mình. Khi nhận được lệnh nhập ngũ, em rất mừng và háo hức. Em sẽ phấn đấu, sau 2 năm nhập ngũ sẽ thành 1 chiến sĩ tốt", Minh Ngọc nói.Cùng với Hoàng Lê Minh Ngọc, tại huyện Vĩnh Linh còn có thêm 3 cô gái đã hiện thực hóa mong ước làm người lính trong mùa tuyển quân năm 2025. Đó là các nữ tân binh: Ngô Thị Quỳnh Chi, ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang; Lê Vân Diễm Quỳnh, ở thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành và Lê Thị Ánh Minh, ở thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành. Những cô gái đã góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp, truyền cảm hứng về tuổi trẻ không ngại thử thách, thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự lớn của thanh niên Việt Nam."Còn khoảng 1 tuần lễ nữa thì em sẽ vào môi trường quân đội. Em đã chuẩn bị rất sẵn sàng về tinh thần và em mong muốn mình có thể học tập cống hiến hết mình, thực hiện những nhiệm vụ được giao. Để những năm tháng trong quân ngũ sẽ là thời gian ý nghĩa và đẹp nhất của tuổi thanh xuân", Ngô Thị Quỳnh Chi chia sẻ. Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Quảng Trị sẽ có 1.000 công dân lên đường nhập ngũ. Với tri thức, sức khỏe, lý tưởng và mang theo niềm tự hào, tin tưởng từ gia đình, địa phương, những thanh niên ưu tú sẽ tiếp tục góp sức trẻ, phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của quê hương trong giai đoạn mới.
Người đàn ông đỗ ô tô giữa đường để... đi chợ: Dân mạng phẫn nộ!
Ngày 14.2, bác sĩ Bùi Văn Hạnh, Trưởng trạm y tế P.Dương Đông (TP.Phú Quốc, Kiên Giang), cho biết đã di dời trụ sở về địa điểm mới vừa xây dựng xong. Trụ sở mới tọa lạc tại khu phố 10, P.Dương Đông. Công trình được xây dựng trên diện tích đất 2.186,4 m2, tổng vốn đầu tư 10 tỉ đồng."Việc di dời đến trụ sở mới đã thực hiện cả tuần nay. Chúng tôi đang sắp xếp để phục vụ người dân chu đáo. Ở chỗ cũ cũng dán thông báo cho người dân được biết", bác sĩ Hạnh nói và cho biết thêm tạm thời Trạm y tế P.Dương Đông chỉ thực hiện công tác y tế dự phòng (tiêm ngừa, phòng dịch...); còn công tác khám chữa bệnh vẫn đang làm thủ tục xin cấp phép. Trạm y tế P.Dương Đông được UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định thành lập từ tháng 9.1998. Tuy nhiên, từ đó đến nay, trạm y tế này hoạt động trong cảnh "ăn nhờ ở đậu" tại các cơ quan khác. Cụ thể, trước khi chuyển về trụ sở mới, Trạm y tế P.Dương Đông phải hoạt động tại trụ sở khu phố 8, P.Dương Đông. Trước đó nữa, hoạt động tại Trung tâm y tế TP.Phú Quốc. Không gian chật hẹp khiến công tác chuyên môn gặp khá nhiều khó khăn. Theo lãnh đạo Trung tâm y tế TP.Phú Quốc, sở dĩ dự án trụ sở Trạm y tế P.Dương Đông phải "nằm trên giấy" lâu như vậy là do chưa có quỹ đất.