HLV CLB Hà Tĩnh phấn khích tột độ, đối thủ ‘buồn thiu’ vì thua ngược đau đớn
Tập 18 Solo cùng bolero lên sóng với màn tranh tài của Candy Hoàng Hoa, Nguyên Linh và Đang Đang. Họ phải trình bày một tiết mục đơn và một tiết mục nhóm, dưới sự đánh giá của giám khảo là danh ca Phương Dung, danh ca Ngọc Sơn, đạo diễn Vũ Thành Vinh, ca sĩ Quang Lê, ca sĩ Tố My. Trong đêm thi, Đang Đang chọn ca khúc Thương lắm mình ơi để chinh phục ban giám khảo. Ngoài giọng hát ngọt ngào, nữ thí sinh còn bộc lộ khả năng diễn xuất khi hóa thân vào người vợ mỏi mòn đợi chờ chồng trở về sau nhiều năm dài. Dù chỉ 20 tuổi song Đang Đang đã cho thấy được tiềm năng diễn xuất khi có màn kết hợp ăn ý với Maika trên sân khấu, mang lại cảm xúc cho người xem. Danh ca Phương Dung ấn tượng vì trong giọng hát của Đang Đang thể hiện nỗi buồn man mác. Bên cạnh đó, cách dàn dựng giúp cho tiết mục thêm ấn tượng, khiến bà xúc động. Trong khi đó, danh ca Ngọc Sơn đánh giá Đang Đang là thí sinh có kinh nghiệm trình diễn, hát tròn vành rõ chữ. Tuy nhiên, ông khuyên hậu bối cần chú ý cột hơi, đừng quá xúc động làm ảnh hưởng đến phần trình diễn. “Với tôi, bạn là một giọng ca có tiềm năng”, Ngọc Sơn động viên. Quang Lê bật mí đã theo dõi hành trình hoạt động của Đang Đang từ khi cô chỉ mới 15 tuổi. Sau 5 năm, giọng ca Cô hàng xóm ấn tượng vì đàn em tiến bộ nhiều, không chỉ trong giọng hát mà cả cách diễn xuất. Quang Lê bày tỏ thêm: “Tôi đánh giá cao tài năng của bạn. Hôm nay bạn đã làm tốt mọi thứ”.Vũ Thành Vinh vui khi Đang Đang ngày càng trưởng thành trong hành trình tham gia Solo cùng bolero. Ông nhắn nhủ: “Đối với người ca sĩ, giọng hát là tài sản lớn nhất nên phải giữ gìn, nâng cấp mỗi ngày”. Bên cạnh đó, nam giám khảo khuyên thí sinh nên tập trung vào cao độ khi hát. “Em còn trẻ và đang phát triển theo hướng tích cực nên cần học hỏi thêm”, ông nói. Tố My bất ngờ trước sự tiến bộ rõ rệt của Đang Đang trong phần thi này. Cô dành lời khen cho đàn em vì thể hiện được cảm xúc trong bài hát dù tuổi đời còn khá trẻ. “Bạn chưa từng trải mà diễn như vậy làm tôi rất xúc động. Tuy nhiên, tôi cũng góp ý bạn nên kìm nén, đừng để cảm xúc nhiều quá làm không giữ được cao độ. Tôi nghĩ bạn nên tiết chế lại một chút”, nữ giám khảo nhắn nhủ.Long Nhật: Suýt bị đuổi khỏi đoàn vì chê lương thấp
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Đà Nẵng: Dự án đầu tư công đầu tiên có tuyến dành riêng cho xe đạp
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng lĩnh vực hằng tháng, hằng quý, gửi Bộ KH-ĐT trong tháng 2 để tổng hợp, theo dõi.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, rà soát các nguồn lực, động lực, năng lực mới cho tăng trưởng và giải pháp thực hiện, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp trong tháng 2 để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GRDP.Cụ thể, Bộ Tài chính được giao theo dõi đánh giá tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách là 31%; chi thường xuyên dưới 60%. Bộ KH-ĐT theo dõi vốn đầu tư toàn xã hội 33,5%. Bộ Công thương chịu trách nhiệm với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 12%; thặng dư thương mại hàng hóa 30 tỉ USD; tốc độ tăng tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu 12,5 - 13%...Bộ VH-TT-DL chịu trách nhiệm với chỉ tiêu khách du lịch quốc tế đạt 22 - 23 triệu lượt, khách nội địa đạt 120 - 130 triệu lượt. Đặc biệt, nghị quyết giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương, với mức tăng trưởng thấp nhất từ 8% trở lên. Trong đó, 18 tỉnh, thành phố được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số, từ 10% lên cao nhất 13,6%. Bắc Giang là tỉnh được giao chỉ tiêu tăng trưởng 2025 cao nhất cả nước với 13,6%; đứng thứ 2 là Ninh Thuận với chỉ tiêu tăng trưởng 13%. Tiếp đó là chỉ tiêu tăng trưởng 12 - 12,5% cho các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.Các tỉnh, thành phố được giao tăng trưởng 10 - 11% gồm Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Kon Tum, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (trừ dầu thô, khí đốt).Hà Nội và TP.HCM được giao chỉ tiêu tăng trưởng năm nay lần lượt là 8% và 8,5%.
NSND Hồng Vân ‘kết đôi’ với nghệ sĩ nam cùng tuổi
Chiều 26.2, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với T.T.N (39 tuổi, ở xã Bình Đào, H.Thăng Bình, Quảng Nam) về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.Anh N. bị phạt vì đăng thông tin sai sự thật liên quan vụ vận động viên Nguyễn Đình Nhật (36 tuổi, ở thôn Phước An, xã Bình Hải, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) tử vong do đuối nước khi tham gia giải đua thuyền nam tại lễ hội Bà chợ Được năm 2025 ở xã Bình Triều (H.Thăng Bình).Cụ thể, lúc 17 giờ 26 ngày 10.2.2025, anh N. livestream lên trang Facebook cá nhân "T.N", do N. là chủ sở hữu, trong đó có nội dung: "Anh Trần Hữu Bình, là anh rể của anh Nhật (vận động viên đua thuyền mới tử vong tại xã Bình Triều) khi mang đồ ra mộ anh Nhật thì bị tai nạn khó qua khỏi, bà nội của anh Bình nghe tin bị tai nạn nên mất theo".Video livestream này đã xâu chuỗi những thông tin, sự kiện về 3 trường hợp tử vong liên tục trong cùng một gia đình gây ra hiệu ứng về việc "tang chồng tang" rất đau thương. Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và đã được nhiều tài khoản mạng xã hội trích dẫn, chia sẻ, lan truyền khắp mạng xã hội, gây dư luận phức tạp trong cộng đồng mạng và tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Sau đó, N. tiếp tục đăng tải thông tin kêu gọi từ thiện lên tài khoản Facebook cá nhân "T.N" và có nhiều lượt chia sẻ, hưởng ứng.Trước sự việc trên, Phòng An ninh chính trị nội bộ phối hợp công an các đơn vị, địa phương khẩn trương vào cuộc làm rõ và đã xác định những thông tin lan truyền trên là bịa đặt, không đúng sự thật.Tại cơ quan công an, trước những tài liệu, chứng cứ do công an cung cấp, N. thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn, không xác minh các thông tin liên quan nên đã livestream có nội dung bịa đặt. N. cũng nhận thức được hành vi sai phạm của bản thân, xin nhận hoàn toàn trách nhiệm và cam kết chấp hành nghiêm túc các quyết định xử lý của cơ quan chức năng. Đồng thời, tự gỡ bỏ ngay nội dung bài viết nêu trên, cam kết không tái phạm và đăng bài đính chính xin lỗi cộng đồng mạng xã hội.Trước đó, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp công an các địa phương mời làm việc đối với ông T.H.E (42 tuổi, ở H.Núi Thành) và ông N.V.P (39 tuổi, ở TX.Điện Bàn) về việc đăng tải tin bài sai sự thật liên quan vụ nam vận động viên đua thuyền Nguyễn Đình Nhật.Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 9 giờ 40 ngày 8.2, tại giải đua thuyền 11 người (giải phụ) thuộc lễ hội Bà chợ Được diễn ra trên sông Trường Giang (đoạn qua xã Bình Triều), thuyền đua của thôn Phước An khi qua tiêu đã va chạm với thuyền đua thôn Trà Đình (xã Quế Phú, H.Quế Sơn) nên bị lật.Ban tổ chức và lực lượng chức năng kịp thời cứu hộ 3 vận động viên gồm Hoàng Văn H. (26 tuổi), Nguyễn Văn D. (59 tuổi) và Nguyễn Đình Nhật đưa đến Bệnh viện đa khoa Thăng Hoa đóng tại H.Thăng Bình cấp cứu. Sau khi cấp cứu, sức khỏe của anh H. và ông D. đã ổn định, riêng anh Nhật tử vong.