$831
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của M8M. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ M8M.Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của M8M. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ M8M.Trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) chính thức tổ chức lễ khánh thành bến 5 vạn tấn thuộc cảng quốc tế Chu Lai. Công trình cầu cảng số 2 (bến 5 vạn tấn) đã hoàn thiện là phần mở rộng 365 m về phía hạ lưu, nối tiếp bến cảng số 1, nâng tổng chiều dài toàn bến cảng Chu Lai lên 836 m, độ sâu trước bến đạt âm 11,6 m. Với kết cấu bến liền bờ sử dụng công nghệ cọc ống ván thép lần đầu tiên được áp dụng thi công tại Việt Nam, cầu bến đảm bảo tiếp nhận các loại tàu hàng tổng hợp, tàu container tải trọng đến 5 vạn tấn. Đồng thời, đầu tư lắp đặt hệ thống cẩu chuyên dụng xếp dỡ container hiện đại như 2 cẩu giàn STS (chi phí đầu tư hơn 300 tỉ đồng), 3 cẩu khung RTG cho bãi cảng (gần 100 tỉ đồng) cùng số lượng lớn phương tiện chuyên dụng phục vụ vận chuyển nội bộ cảng. Việc đầu tư đồng bộ về hạ tầng, trang thiết bị sẽ gia tăng năng lực xếp dỡ lên gần 100 container/giờ, gấp 3 lần so với bến cảng số 1.Việc hoàn thiện, đưa vào khai thác bến 5 vạn tấn đã khẳng định quyết tâm của THACO trong đầu tư phát triển tập đoàn công nghiệp đa ngành, cũng như phát triển THILOGI và cảng Chu Lai. Đây là cam kết của THACO với các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác trong việc mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng cao, hướng đến gia tăng tiện ích, lợi thế và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Qua đó, thu hút các nhà đầu tư đến Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và các vùng lân cận.Cũng trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, hơn 300 container hàng hóa của các tập đoàn thành viên thuộc THACO được xuất khẩu qua cảng Chu Lai đến với thị trường quốc tế, mang theo niềm tin và kỳ vọng một năm mới với những thành công mới.Lô hàng xuất khẩu lớn đầu năm đã khẳng định năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các tập đoàn thành viên của THACO, đồng thời thể hiện quyết tâm tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đưa THACO trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN. Ngoài ra, THACO cũng đưa nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES vào hoạt động. Ngoài ra, THACO cũng đưa nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES vào hoạt động.Các nhà máy này bao gồm: Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES, Nhà máy Sản xuất linh kiện khung thân vỏ ô tô, Nhà máy Sản xuất kính ô tô cao cấp, Nhà máy Sản xuất thiết bị điện ô tô.Cụ thể, Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES được xây dựng trên diện tích 30.000 m2 với tổng vốn đầu tư gần 40 triệu USD, bao gồm trung tâm thiết kế, trung tâm thí nghiệm vật liệu và thử nghiệm sản phẩm, xưởng sản xuất mẫu và hội trường đa năng.Với hệ thống trang thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm hiện đại, như thiết bị phân tích tế vi kim loại, thiết bị thử nghiệm độ xuyên sáng, thiết bị đo độ đồng màu trên nền nhựa, thiết bị đo kiểm CMM…, trung tâm thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn thành viên thuộc THACO, các đối tác trong nước và xuất khẩu.Riêng nhà máy sản xuất linh kiện khung thân vỏ ô tô được xây dựng trên diện tích 15.000 m2, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, với các trang thiết bị, hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại.Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước và xuất khẩu, THACO AUTO cũng chính thức khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu line-up sản phẩm mới với thương hiệu THACO Truck, THACO Bus.THACO AUTO đã tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm xe bus thế hệ hoàn toàn mới; nâng cấp các linh kiện nội, ngoại thất xe bus, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường. Nhà máy THACO Bus cũng được đầu tư, nâng cấp với dây chuyền công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, tự động hóa, thông minh...Nhà máy THACO Bus cũng đưa vào vận hành hệ thống SCADA (kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất trên từng dây chuyền) và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng việc đưa vào vận hành hệ thống điều hành sản xuất MES, hệ thống quản trị tích hợp nguồn lực ERP, từng bước hình thành nhà máy thông minh. Các dự án và sản phẩm mới được công bố khẳng định quyết tâm, nỗ lực của THACO AUTO trong việc nâng cao năng lực sản xuất, định hướng trở thành trung tâm sản xuất của khu vực, góp phần tạo dựng và phát huy giá trị xe thương hiệu Việt, tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu.Các dự án đầu tư của THACO tại Chu Lai được khánh thành trong dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025 là những dự án động lực, góp phần hiện thực hóa các định hướng theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030. ️
Ở vòng bảng nội dung 3x3, đội Sóc Trăng có chiến thắng khá dễ 22-12 trước TP.HCM nhưng lại nhận cái kết đắng khi thua 14-21 khi gặp lại nhau ở chung kết vào tối 13.11. Người mang lại khác biệt cho đội bóng rổ TP.HCM ở chung kết chính là "cánh chim lạ" Phạm Hiền Tài. Khi thế trận giằng co, Phạm Hiền Tài bất ngờ bừng sáng với 3 quả ném xa liên tiếp thành công giúp đội TP.HCM bứt phá. ️
Sáng 18.1, tại trụ sở UBND TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu và thảo luận về Đề án "Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030". Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 của UBND TP.HCM (diễn ra trong hai ngày 17 - 18.1).Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, thông báo với kiều bào một số thành tựu mà TP.HCM đạt được trong năm 2024. Điển hình là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17% so với năm 2023, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5 - 8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 508.553 tỉ đồng, vượt dự toán 5,3% và tăng 13,3% so với năm 2023.Năm 2025, TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD. TP.HCM sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Ông Hà Phước Thắng cũng nhấn mạnh rằng TP.HCM đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đề cập đến lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, ông cho biết kiều bào không chỉ đóng góp về kinh tế mà còn là cầu nối tri thức, văn hóa và công nghệ để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết ngày 26.9.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, chủ trương không can thiệp hành chính vào việc chuyển, nhận tiền kiều hối và tập trung tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.Theo ông, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP.HCM mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó, kiều hối từ châu Á và châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (82,2% tổng lượng kiều hối). Theo ông, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao như hai năm gần đây nhưng lượng kiều hối vẫn duy trì ở mức trên 9 tỉ USD và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Đề cập đến việc TP.HCM phát hành trái phiếu để thu hút kiều bào đầu tư vào các công trình, GS Võ Hồng Đức nhấn mạnh rằng TP.HCM nên coi việc phát hành trái phiếu như một "sản phẩm đầu tư" với sự tham gia của cả người mua và người bán, trong đó tính minh bạch là yếu tố quyết định thành công. Ông cho rằng thành phố cần cam kết đảm bảo tiến độ dự án, phân bổ nguồn vốn và nguồn thu, chẳng hạn như từ giá trị đất tăng tại khu vực metro. Ngoài ra, ông đề xuất thành lập quỹ thanh toán trái phiếu từ nguồn thu ngân sách vượt dự toán, giá trị đất tăng và hỗ trợ từ Trung ương.Ông Trần Văn Tâm, một doanh nhân kiều bào Mỹ, cho rằng huy động vốn trái phiếu để đầu tư là bước đi cần thiết và có tiềm năng thành công lớn. Cũng nhấn mạnh vào tính minh bạch, ông gợi ý nhà nước triển khai công cụ theo dõi trực tuyến, cho phép nhà đầu tư theo dõi trực quan tiến độ các dự án hạ tầng giống như đang quan sát tại công trường. Đồng thời, nhà nước nên phân chia chi tiết nguồn vốn theo từng công đoạn, chẳng hạn kiều hối từ Mỹ được đầu tư vào hạng mục nào để giúp kiều bào cảm thấy rõ ràng, tin tưởng khi nhìn thấy số tiền mình đóng góp được sử dụng ra sao.Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chia sẻ về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự kiến, TP.HCM sẽ huy động hơn 30.000 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, HFIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 9 ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất và đảm bảo quá trình phát hành trái phiếu diễn ra thuận lợi.Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, đã đề xuất các giải pháp quảng bá TP.HCM như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Bà cho rằng TP.HCM nên xây dựng thương hiệu là nơi "đất lành chim đậu", mang đến cơ hội "đột phá" vượt trội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong việc phát huy nguồn lực kiều hối, bà đề xuất tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ đối tượng truyền thông thay vì chỉ nói chung chung. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thì cần truyền tải thông điệp khác so với kiều bào vãng lai hay du học sinh.Ông Nguyễn Phúc Bình, người sáng lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhận định rằng TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cần cải thiện chiến lược marketing, đặc biệt trong việc quảng bá trái phiếu để thu hút các nhà đầu tư trẻ. Để đánh giá hiệu quả nguồn lực kiều hối, ông Bình đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của kiều bào, bao gồm các tiêu chí như số lượng sản phẩm đầu tư do kiều bào sáng lập, tác động từ các bằng sáng chế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ phổ biến, cũng như sự đóng góp của kiều bào từ nhiều độ tuổi.Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Công ty Kiều hối Vietcombank, chia sẻ rằng năm 2024, doanh số kiều hối của công ty đạt khoảng 1,9 tỉ USD. Nếu tính hợp nhất với Vietcombank thì tổng doanh số kiều hối trong hệ thống đạt 4,5 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng lượng kiều hối về Việt Nam (16 tỉ USD). Ông tâm đắc ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để kết nối khoảng 40 công ty kiều hối hiện hoạt động độc lập.Theo ông, qua đó, các công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị dịch vụ, thiết lập tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tăng sức cạnh tranh với kênh "chợ đen" và góp phần điều hướng nguồn kiều hối vào các kênh chính thống.Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho hay công ty đóng góp doanh số 3,7 tỉ USD vào tổng lượng kiều hối của Việt Nam, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 3 tỉ USD. Ông nhận định kiều hối đang tăng trưởng ổn định và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong tương lai. Ông kêu gọi đẩy mạnh quảng bá để mở rộng dịch vụ, vì hiện nay việc chuyển kiều hối qua ứng dụng ngân hàng cũng đang rất tiện lợi, nhưng thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên mới chỉ tiếp cận trong một nhóm đối tượng nhất định.Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết trong năm 2025, đơn vị tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát huy nguồn lực kiều hối. Trong quý 2/2025, đơn vị sẽ phát hành cẩm nang đầu tư cho kiều bào, tập trung vào các dự án trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị sẽ tham mưu UBND TP.HCM thành lập Tổ tư vấn phát triển nguồn lực kiều hối, Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để nâng cao dịch vụ, thu hút lượng kiều hối. Bà khẳng định: "TP.HCM luôn là địa phương hấp dẫn, trải thảm đỏ chào đón và tạo điều kiện cho bà con kiều bào đến đầu tư". ️