Xe đạp điện VinFast lộ diện tại Việt Nam
Khu vực Tây nguyên và Nam bộ: Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt, từ 17 - 19.4, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Cảnh báo trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Nicole Kidman nhận giải Thành tựu trọn đời, chia sẻ lý do không làm đạo diễn
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Nóng: Tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM với những thông tin mới nhất
Nguyễn Trọng Nhân tại giải đấu Korea Olympia Amateur diễn ra vào ngày 24 - 25.9 vừa qua
Sau khi iPhone chính thức được ra mắt vào ngày 29.6.2007, nhu cầu về smartphone màn hình cảm ứng bùng nổ. Các ông lớn trong ngành như Nokia và BlackBerry đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng, để rồi BlackBerry gần như biến mất, trong khi smartphone thương hiệu Nokia cũng vừa bị HMD Global "khai tử".Đáng chú ý, nhiều người có thể đã không ngờ đến sự thành công mà iPhone mang lại cho Apple, trong đó bản thân CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo khi iPhone được công bố vì cho rằng không ai muốn "gõ trên kính". Đó là thời điểm mà hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft là một trong những nền tảng smartphone hàng đầu, tuy nhiên sự tự tin của Ballmer đã trở thành một sai lầm lớn.Khác với Microsoft, Nokia lại có một cái nhìn khác về iPhone. Điều này dựa vào một bài thuyết trình nội bộ của công ty Phần Lan vào năm 2007, nơi công ty bày tỏ những lo ngại về sự xuất hiện của sản phẩm từ Apple.Nokia nhận thấy giao diện người dùng màn hình cảm ứng và tính dễ sử dụng của iPhone, nhưng vẫn tin rằng phần cứng, thị trường và chiến lược giá của họ sẽ giúp công ty duy trì vị thế. Họ cho rằng bàn phím QWERTY ảo và mức giá cao của iPhone sẽ hạn chế sức hấp dẫn của sản phẩm này. Tuy nhiên, Nokia cũng thừa nhận rằng họ cần cải thiện thiết kế phần mềm và tích hợp hệ sinh thái của mình.Bài thuyết trình này đã so sánh thiết bị internet Nokia N800 với iPhone và thừa nhận rằng giao diện người dùng của iPhone "có thể thay đổi các tiêu chuẩn về trải nghiệm người dùng cho toàn bộ thị trường". Nokia nhận thấy cần phải phát triển một điện thoại màn hình cảm ứng để "phản công", kết quả là họ quyết định tập trung vào hệ điều hành S60 dựa trên nền tảng Symbian.Như là một phần trong mục tiêu của mình, Nokia đã lên kế hoạch hợp tác chặt chẽ với T-Mobile nhằm tạo ra một sản phẩm có thể cạnh tranh với Apple và Cingular (sau này là AT&T), đơn vị độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ.Theo nội dung trình bày của Nokia, mặc dù Nokia N800 là một sản phẩm nổi bật nhưng đó không phải là điện thoại di động thực thụ vì chỉ hoạt động với tín hiệu Wi-Fi. Một trong những lựa chọn mà Nokia xem xét là kết hợp N800 với một chiếc điện thoại Nokia 3G nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm duyệt web di động tốt hơn, đồng thời vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.Kết quả là Nokia 5800 XpressMusic trở thành câu trả lời của Nokia cho iPhone. Ra mắt vào tháng 10.2008, Nokia 5800 XpressMusic đã đạt doanh số 1 triệu chiếc vào tháng 1.2009. Tuy nhiên, mặc dù đã tung ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, Nokia vẫn bị iPhone làm tổn thương nghiêm trọng, buộc công ty phải chuyển hướng sang Windows Phone - một quyết định sau này được coi là sai lầm lớn.Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD, đồng thời xóa bỏ thương hiệu Nokia khỏi ngành công nghiệp smartphone. Cuối cùng, cái tên Nokia đã được HMD khôi phục thông qua một thỏa thuận cấp phép, trước khi HMD quyết định ngừng sử dụng thương hiệu Nokia để dồn toàn lực vào smartphone mang thương hiệu riêng.Nokia đã nhiều lần nhấn mạnh trong bản ghi nhớ của mình rằng thành công của iPhone có thể "kích thích nhu cầu cao cấp nói chung, giúp tăng doanh số ở phân khúc giá cao". Điều đó cho thấy trong cuộc chiến công nghệ, công ty nào sản xuất ra sản phẩm tốt hơn thường sẽ là người chiến thắng.
Thêm hình thức khởi nghiệp cho giới trẻ
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.